Xuất khẩu cá tra tháng 3 tăng mạnh 21%; Năm 2030 sẽ đạt 6–10 GW điện gió ngoài khơi; Động đất 3,8 độ richter tại Quảng Nam; Hàng chục Khu đô thị phía Tây Hà Nội bị bỏ hoang.
Xuất khẩu cá tra tháng 3 tăng mạnh 21%; Năm 2030 sẽ đạt 6–10 GW điện gió ngoài khơi; Động đất 3,8 độ richter tại Quảng Nam; Hàng chục Khu đô thị phía Tây Hà Nội bị bỏ hoang
XUẤT KHẨU CÁ TRA THÁNG 3 TĂNG MẠNH 21%
Thực hiện: VIẾT DŨNG - ĐOÀN PHÒNG
Theo Cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 3, xuất khẩu cá tra sang các thị trường đạt 182 triệu USD, tăng 21% so với tháng trước và 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhìn chung xuất khẩu cá tra trong tháng 3 và trong cả quý I sang các thị trường vẫn ổn định.
Tuy nhiên, đầu tháng 4, Hoa Kỳ đã ký sắc lệnh áp thuế đối với hầu hết các nền kinh tế, và điều chỉnh ngay sau đó đã gây nên một số biến động lớn trên thị trường.
Hiện tại, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có giá trung bình khoảng 3,40 USD/kg. Nếu mức thuế mới được áp dụng, chi phí có thể tăng lên đến 5,10 USD/kg - mức giá cao hơn khoảng 50%, khiến mặt hàng này trở nên khó cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời gian hoãn thuế 90 ngày, thị trường vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động, kỳ vọng Việt Nam sớm đạt được thỏa thuận về thuế với Mỹ, đồng thời tiếp tục thúc đẩy đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc phiên bản 3.0. Điều này sẽ mở thêm cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại cho các nước trong khu vực.
năm 2030 sẽ đạt 6–10 gw điện gió ngoài khơi
Thực hiện: VIẾT DŨNG
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi lên tới hơn 500 GW, đứng đầu Đông Nam Á. Các khu vực ven biển như Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau… được đánh giá là có điều kiện lý tưởng với tốc độ gió ổn định và vùng biển rộng.
Dự báo đến năm 2030, Việt Nam có thể phát triển được 6–10 GW điện gió ngoài khơi nếu có cơ chế chính sách thuận lợi. Con số này có thể tăng lên 30–40 GW vào năm 2045, đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn và an ninh năng lượng quốc gia.
Nắm bắt tiềm năng này, nhiều tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới đã bày tỏ mong muốn đầu tư mạnh vào Việt Nam.
Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển tương xứng. Nguyên nhân chính được các chuyên gia và doanh nghiệp chỉ ra là do thiếu khung pháp lý đồng bộ và minh bạch. Hiện chưa có luật riêng dành cho năng lượng tái tạo nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng. Nhiều quy trình vẫn đang được xử lý theo các văn bản hướng dẫn tạm thời hoặc chờ cập nhật trong Luật Điện lực sửa đổi, Luật Biển hoặc các nghị định liên quan. Điều này tạo ra không ít rủi ro pháp lý và thiếu chắc chắn cho các dự án quy mô hàng tỷ USD.
ĐỘNG ĐẤT 3,8 ĐỘ RICHTER TẠI QUẢNG NAM
Thực hiện: VIẾT DŨNG
động đất 3,8 độ richter tại quảng nam
Động đất Ngày 1/5, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Các Khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ghi nhận nhiều trận động đất xảy ra tại huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó đáng chú ý có trận động đất 3,8 độ richter.
Trận động đất mạnh nhất có độ lớn 3,8, xảy ra vào lúc 19h20 (giờ Hà Nội) ngày 1/5. Vị trí của trận động đất này được xác định tại tọa độ 15.181 độ vĩ Bắc và 108.155 độ kinh Đông, với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.
Trước đó, vào lúc 17h20 cùng ngày, một trận động đất khác có độ lớn 2,7 đã xảy ra tại tọa độ 15.109 độ vĩ Bắc và 108.089 độ kinh Đông, với độ sâu chấn tiêu tương tự là 8,1km.
Lúc 14h cùng ngày, một trận động đất có độ lớn 2,6 cũng được ghi nhận tại khu vực này, với tọa độ 15.181 độ vĩ Bắc và 108.168 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.
hàng chục khu đô thị phía tây hà nội bị bỏ hoang
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, đang tiếp tục theo dõi các diễn biến của những trận động đất này.
HÀNG CHỤC KHU ĐÔ THỊ PHÍA TÂY HÀ NỘI BỊ BỎ HOANG
Thực hiện: THÙY LINH – VIẾT DŨNG
Khu vực phía Tây Hà Nội từng có giai đoạn được xem là vùng đất “vàng” của thị trường bất động sản Hà Nội. Nơi đây đã được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản lựa chọn làm điểm dừng chân. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển “nóng”, thị trường bất động sản khu vực này đã nảy sinh nhiều bất cập, đó là tình trạng hàng chục khu đô thị, với hàng nghìn căn hộ, nhà ở mặc dù đã xây dựng xong từ nhiều năm vẫn không có người đến ở, biến những dự án có trị giá hàng chục nghìn tỷ trở thành những “khu đô thị ma”, gây lãng phí tài nguyên, trong khi nguồn cung nhà ở cho nhóm người lao động, thu nhập thấp đang thiếu trầm trọng.