Hãy đưa bèo hoa dâu trở về với đồng ruộng

NGUYỄN LÂN HÙNG - Thứ Ba, 19/03/2024 , 07:30 (GMT+7)

Nếu ruộng lúa được phủ 2-3 lớp bèo hoa dâu thì không cần phải bón thêm phân, rất phù hợp với yêu cầu phát động phong trào sản xuất xanh của giai đoạn hiện nay.

Tôi nhớ mãi buổi nói chuyện qua điện thoại với GS.TS Nguyễn Quang Thạch, ông đề nghị tôi hãy tập trung suy nghĩ để phát triển lại bèo hoa dâu. Ông nêu ra hàng loạt luận cứ chứng minh rằng đã đến lúc chúng ta phải chuyển đổi canh tác, phải giữ lại độ màu mỡ cho đất, phải giảm thiểu hàm lượng CO2 trong khí quyển bằng việc đưa bèo hoa dâu trở lại với đồng ruộng.

Ông gửi cho tôi cuốn sách về bèo hoa dâu của một tác giả phương Tây mà TS Phạm Gia Minh – cháu ngoại của cụ Nguyễn Công Tiễu đã dịch. Thật không ngờ, cuốn sách đó dày tới 578 trang với 673 tài liệu tham khảo, trong đó chỉ có 2 tài liệu của Việt Nam, còn lại là tài liệu từ khắp năm châu và của rất nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu nổi tiếng khắp thế giới.

Đưa bèo hoa dâu trở lại với đồng ruộng sẽ giúp giảm thiểu hàm lượng CO2 trong khí quyển. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

Điều này cho thấy suy nghĩ của ta về bèo hoa dâu rất thiển cận. Ta cứ tưởng bèo hoa dâu là của Việt Nam! Không ngờ, 49 triệu năm trước, khi Bắc Băng Dương còn có khí hậu ấm áp thì bèo hoa dâu đã phủ kín vùng này.

Các di tích để lại chứng minh rằng, chính bèo hoa dâu thời đó đã chấm dứt khí hậu nhà kính tưởng tồn tại hàng trăm triệu năm trên trái đất để chuyển sang khí hậu mát mẻ, hình thành 2 vùng đóng băng ở Bắc cực và Nam cực như hiện nay.

Tôi đang muốn hiến cuốn sách đó thì GS.TS Nguyễn Quang Thạch lại đột ngột ra đi. Tôi không ngờ, ông đã ủ bệnh từ lâu nhưng vẫn cố làm việc tới hơi thở cuối cùng...

Mất ông, đất nước mất một nhà khoa học mẫn cán, đầy nhiệt huyết, rất thông minh và luôn luôn hướng tới những thành tựu khoa học hiện đại. Các đề xuất khoa học của ông rất chính xác. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng thực hiện theo mong muốn này của ông.

Để thực hiện ý định của GS.TS Nguyễn Quang Thạch, việc đầu tiên tôi làm là tới các thư viện để tham khảo tài liệu về bèo hoa dâu phổ biến ở thế kỷ trước. Rất tiếc, các thư viện lớn mà tôi tìm tới đều cho biết họ đã thanh lý hết tất cả các sách từ năm 1960 trở về trước. Đó quả là một việc đáng trách nhưng cũng phải thông cảm vì hầu hết các thư viện đều không đủ chỗ chứa lượng sách khổng lồ.

ThaiBinh Seed đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm phát triển mô hình nuôi bèo hoa dâu trong ruộng thay thế phân bón vô cơ. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

Tuy nhiên, việc nuôi bèo hoa dâu vẫn còn nhiều kỷ niệm với những người lớn tuổi. Tôi nhớ đầu những năm 70, chúng tôi còn đưa sinh viên đi thực tế sản xuất ở các hợp tác xã. Cứ 5 giờ sáng, các em đã phải ra đồng để dông bèo và bón phân cho nó. Lúc đó là mùa đông, rất rét.

Những kỷ niệm đó có lẽ không bao giờ quên. Sau ngày giải phóng, chúng ta đã xây dựng thêm rất nhiều mảng phân bón, đặc biệt là các nhà máy phân đạm. Vì vậy, việc nuôi bèo hoa dâu dần bị quên lãng.

Phân vô cơ ngày càng được sử dụng nhiều trên đồng ruộng. Việc lạm dụng phân bón vô cơ đã làm chai đất, đầu độc môi trường và ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.

Rất mừng khi chúng tôi nhận được thông tin của ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed. Ông cho biết, tỉnh Thái Bình vẫn còn bèo hoa dâu. Tại cơ sở nghiên cứu của ông, những thử nghiệm về việc phát triển bèo hoa dâu đã diễn ra.

Ông Báo sẽ cho đơn vị nhân nhanh một ao nuôi để cung cấp giống bèo hoa dâu. Đồng thời, xây dựng mô hình nuôi bèo hoa dâu trong ruộng thay thế phân bón vô cơ. Ông Trần Mạnh Báo đã từng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông thật xứng đáng với danh hiệu đó.

Chúng ta biết rằng, bèo hoa dâu có khả năng hấp thụ khí CO2 cao gấp 4 lần cây rừng. Nó còn có khả năng hấp thụ khí nitơ trong khí quyển để tạo thành dạng nitơ cây có thể hấp thụ được.

Nếu ruộng lúa được phủ 2 - 3 lớp bèo hoa dâu thì không cần phải bón thêm phân. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

Các nghiên cứu cho biết, nếu ruộng lúa được phủ 2 - 3 lớp bèo hoa dâu thì không cần phải bón thêm phân. Điều này rất phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay khi phát động phong trào sản xuất xanh. Việc sử dụng bèo hoa dâu vừa giúp chúng ta tiết kiệm tiền phân bón, vừa tạo ra sản phẩm sạch.

Ngoài ra, bèo hoa dâu còn là thức ăn cho nhiều loài vật nuôi và một số loài thủy sản. Ở các nước tiên tiến, bèo hoa dâu còn được dùng làm nhiên liệu sinh học và sản xuất dược phẩm.

Đặc biệt, bèo hoa dâu là loài phát triển không cần đất. Nó không tranh giành diện tích với các loại cây khác. Nó cung cấp năng lượng tái tạo ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Khi loài người nghĩ tới việc chinh phục vũ trụ, đưa con người lên mặt trăng, lên sao hỏa... thì bèo hoa dâu sẽ được sử dụng để hấp thụ khí CO2 và tạo ra khí O2. Nó còn tham gia vào việc chọn lọc nước thải và cung cấp thực phẩm cho các phi hành gia. Việc này có lẽ dành cho các nước tiên tiến, còn ở Việt Nam, xin bà con hãy nghĩ tới đưa bèo hoa dâu trở lại với đồng ruộng.

Chúng tôi đang xúc tiến để viết lại một tài liệu về nuôi bèo hoa dâu. Nhưng trước mắt, bà con có thể liên hệ trực tiếp với Tổng Giám đốc ThaiBinh seed Trần Mạnh Báo (số điện thoại 0913.291.409) hoặc tới thăm trực tiếp cơ sở nuôi bèo hoa dâu của ông ở Thái Bình. Họ không những sẽ giới thiệu cụ thể về bèo hoa dâu mà còn cung cấp giống, kỹ thuật cho bà con.

Hi vọng bèo hoa dâu sẽ sớm trở lại với đồng ruộng của chúng ta. 

NGUYỄN LÂN HÙNG
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.