Đánh chìm ruộng rau chống bão, lão nông khởi nghiệp thành công

Huy Bình - Chủ Nhật, 19/11/2023 , 16:34 (GMT+7)

Tư duy độc đáo, dám nghĩ dám làm, 'lão nông gàn' tại Ninh Bình đã tự đánh chìm ruộng rau màu khi bão đổ bộ. Mùa vụ thắng lớn.

‘Khởi nghiệp từ bão’, đấy là những gì ông Đinh Xuân Nguyễn - Giám đốc Hợp tác xã Mai Sơn và ông Phạm Hồng Sơn - cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình kể về ông Tống Viết Vinh, 62 tuổi - chủ cơ sở trồng dưa vàng, dưa bao tử, ớt chuông hữu cơ theo hướng công nghệ cao tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Đây là một mô hình nông nghiệp công nghệ cao điển hình của tỉnh.

Ông Tống Viết Vinh, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và cơ sở sản xuất rau màu công nghệ cao theo hướng hữu cơ. Ảnh: Huy Bình. 

Sau khi xuất ngũ năm 1988, ông Tống Viết Vinh trở lại đồng đất quê hương chỉ với hai bàn tay trắng. Không vốn liếng, không nghề trong tay, những gì ông thừa hưởng chỉ là mấy sào ruộng khoán luôn trong cảnh ăn bữa nay, lo bữa mai. Xác định cây lúa khó giàu trên vùng đất phèn Mai Sơn, ông vay vốn, tập tành buôn nông sản rồi ngược xuôi khắp nơi. Sau khi tích lũy được một số vốn nhất định, ông Vinh chuyển đổi toàn bộ đất hai lúa của gia đình làm rau màu nhưng cũng không ăn thua.

Năm 2005, siêu bão Damrey đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Bắc, trong đó có Ninh Bình. Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng tại thời điểm đó, đây là cơn bão mạnh nhất tấn công đảo Hải Nam (Trung Quốc) kể từ khi cơn bão Marge tấn công hồi tháng 9 năm 1973, với sức gió mạnh cấp 9, 10 và  giật cấp 12 kèm theo mưa lớn.

Tuy nhiên, nhờ nhạy bén trước thời tiết, tinh thần dám nghĩ dám làm, ông Vinh thu được một vụ rau màu bội thu sau bão. Đây là cũng là bước ngoặt để ông Vinh có kinh phí mở rộng kinh doanh nông sản của mình và tạo cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ, khởi nghiệp sản xuất rau màu công nghệ cao theo hướng hữu cơ thu tiền tỷ.

Trao đổi với phóng viên, ông Vinh cho biết, khi nghe tin bão về ông rất lo lắng vì ruộng rau có cả luống mới trồng và sắp cho thu hoạch mà mưa to gió lớn sẽ dập nát hết. ‘Bình thường người ta sẽ làm các vòm ni-lon bằng cót để che ruộng rau nhưng lúc ấy mình khó khăn, cơm có khi còn chẳng có mà ăn lấy tiền đâu ra mà mua cót che rau, hơn nữa ni-lon cũng chỉ che được mưa chứ bão, gió to như thế nó cũng bay hết’, ông Vinh nói.

Nhờ cách chống bão độc đáo, ông Vinh được vụ mùa bội thu. Ảnh: Huy Bình. 

‘Lúc ấy xác định là mất trắng’, ông Vinh kể. Tuy nhiên, ông nhớ đến quá trình làm rau giống ở khoảnh ruộng trũng. Mỗi lần mưa lớn, ngập nước, ông phải quây bờ, bơm nước ra, ông thấy rau vẫn có thể chịu được vài tiếng đồng hồ ngập nước và đất thịt trồng rau thoát nước tốt, nước rút cây rau lại tái sinh được nên nảy ra ý tưởng tháo nước vào làm chìm ruộng rau.

‘Rau ở dưới nước sẽ không bị ảnh hưởng bởi gió lớn, mưa to cũng không việc gì. Hơn nữa đằng nào cũng mất nên lúc ấy nghĩ được đến đâu hay đến đó. Lúc ấy ai biết người ta cũng đều bảo tôi dở hơi, gàn dở’, ông Vinh giải thích.

Nghĩ là làm, ông Vinh liên tục cập nhật tình hình thời tiết, khi nghe tin bão về đến Hải Hậu, Nam Định, ông liền tháo nước vào đến khi ruộng rau chìm hẳn dưới nước. Ngay sau khi bão tan, mưa ngớt ông liền tháo nước ra. Năm đó, vụ rau màu của ông Vinh trúng lớn.

Ông Phạm Hồng Sơn - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình và ông Đinh Xuân Nguyễn - Giám đốc HTX Mai Sơn tại cơ sở trồng rau công nghệ cao theo hướng hữu cơ của ông Vinh. Ảnh: Huy Bình. 

"Năm ấy ông Vinh 'một mình một chợ' vì bão lớn, gió to, che chắn bằng cót cũng không ăn thua. Bà con trồng rau ở Ninh Bình và các tỉnh lân cận thiệt hại nặng. Cách làm của ông Vinh quả thực rất mạo hiểm nhưng không thể phủ nhận là ông Vinh có kinh nghiệm rất phong phú cũng như có kiến thức rất chắc về rau màu cũng như bám sát tình hình thời tiết", ông Đinh Xuân Nguyễn chia sẻ.  

Ông Phạm Hồng Sơn - cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình được phân công chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật cho cơ sở của ông Vinh đánh giá, cách làm của ông Vinh rất hay, cứu được vụ rau. Tuy nhiên, bà con cũng chỉ nên coi là tài liệu tham khảo, bởi phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm cũng như nắm vững kiến thức về tính chất đất đai, rau màu và thời tiết. Hiện Sở NN-PTNT cũng đã có hướng dẫn bà con cách trồng rau trong mùa mưa bão. Do đó, bà con cần nắm vững các phương pháp cũng như chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để ứng phó mỗi khi bão lớn, mưa to.

Huy Bình
Tin khác
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe

Giữa cánh đồng tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - CETDAE, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những bông lúa đen trầm mặc như hồi ký của một hành trình 20 năm đi tìm bản sắc và sức khỏe cho hạt gạo Việt.

Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'
Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'

BẮC GIANG Diện tích trồng Dự Hương 8 và VNR88 của Vinaseed tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt từ 30 – 40% so với giống đối chứng.

Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông
Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông

Muốn đất khỏe, lúa tốt, nông dân thời đại mới cần bắt đầu từ việc hiểu đất, chăm đất và bón phân một cách khoa học và bền vững.

Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải
Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải

Lần đầu áp dụng trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, canh tác giảm phát thải cho thấy lúa khỏe, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc kỳ vọng mở rộng canh tác lúa giảm phát thải lên 50% diện tích lúa toàn tỉnh.

Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp
Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp

ĐẮK LẮK Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường
Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường

Là minh chứng cho cam kết phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta, TYMIRIUM® giúp nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sức khỏe đất.

Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng
Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'
Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'

Trong mong muốn thúc bách đóng góp giúp bà con trồng sầu riêng qua cơn ‘nhức đầu về đầu ra sang Trung Quốc’ của thức quả ngon khó cưỡng này

Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản

Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân