| Hotline: 0983.970.780

Tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 công tác Tiết kiệm năng lượng, Phát triển bền vững

Thứ Năm 16/01/2025 , 18:27 (GMT+7)

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đây là dịp để Bộ Công Thương đánh giá toàn diện những kết quả đạt được trong năm 2024, đề ra phương hướng hoạt động năm 2025 đối với các lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh ngành Công Thương.

Khoa học & Công nghệ

Tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 công tác Tiết kiệm năng lượng, Phát triển bền vững

P. Vũ {Ngày xuất bản}

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đây là dịp để Bộ Công Thương đánh giá toàn diện những kết quả đạt được trong năm 2024, đề ra phương hướng hoạt động năm 2025 đối với các lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh ngành Công Thương.

Theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, năm 2024 là một năm bứt phá về hoạt động của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) trên nhiều khía cạnh, trong đó nổi bật nhất là nội dung tham mưu, xây dựng chính sách, các hoạt động hợp tác quốc tế và các lĩnh vực Vụ được giao quản lý như lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất tiêu dùng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

giang.jpg
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững phát biểu tại Hội nghị

Đối với công tác quản lý nhà nước theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Vụ TKNL được giao chủ trì, phối hợp với với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhà nước trên 26 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành ở cấp Trung ương. Điểm nổi bật năm 2024, Vụ TKNL phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Dự kiến, dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (tháng 6/2025).

Vụ TKNL đã trình Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2024 ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023. Đồng thời, Bộ Công Thương đã ban hành 2 Thông tư về định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp nhựa, bia và đồ uống không cồn.

Các hoạt động triển khai Chỉ thị số 20/CT-TTg và Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2019-2030 (VNEEP3) đã được thực hiện đa dạng, sáng tạo và hiệu quả từ trung ương và địa phương. Theo đó, năm 2024, Vụ TKNL đã tổ chức triển khai thực hiện 44 nhiệm vụ thuộc Chương trình VNEEP3. Các nhiệm vụ đã được nghiệm thu và thực hiện thanh lý, quyết toán theo đúng quy định và tiến độ đề ra. Đối với công tác quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị và dán nhãn năng lượng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định về việc ban hành danh mục hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Về hoạt động đào tạo, tính đến hết tháng 12 năm 2024, Vụ TKNL đã phối hợp với các đơn vị tổ chức được 28 khóa đào tạo Quản lý năng lượng và cấp chứng chỉ được 596 chứng chỉ; 3 khóa đào tạo về Kiểm toán viên năng lượng, đã cấp chứng chỉ cho 53 học viên tham gia khóa đào tạo.

anh_hai_dung.jpg
Ông Đặng Hải Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) báo cáo tại Hội nghị

Công tác truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng với nhiều hội nghị, cuộc thi, các chương trình toạ đàm thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhiều đối tượng khác nhau. Về công tác tiết kiệm điện, tính đến hết hết tháng 11 năm 2024, Vụ TKNL đã tổ chức triển khai kiểm tra được 9 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, 8 doanh nghiệp và 2 phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

Phát triển bền vững là xu hướng phát triển kinh tế với sự cân nhắc đến các vấn đề môi trường và xã hội. Trong số 17 mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2017, trong đó mục tiêu số 12 về đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững được giao cho Bộ Công Thương chủ trì thực hiện.

Trong năm 2024, Vụ TKNL đã tham mưu và trình Thủ tướng chính phủ Công điện “Về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu”. Vụ TKNL đã tổ chức triển khai 26 nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng thời tổ chức 3 hội thảo tại các miền Bắc, Trung và miền Nam phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thông tư quy định kỹ thuật về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương.

cv.jpg
Ông Jorgen Hvid, Cố vấn dài hạn Chương trình hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020 - 2025 chia sẻ ý kiến tại Hội nghị

Tiếp tục triển khai Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Vụ TKNL đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ xây dựng Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2025 trình Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2145/QĐ-BCT ngày 14/8/2024.

Song song với triển khai các hoạt động, Vụ TKNL đã tham gia một số hoạt động tuyên truyền phổ biến các nội dung của COP26; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đến các đối tượng liên quan và các doanh nghiệp lĩnh vực năng lượng ngành Công Thương.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030. Trong năm 2024, Vụ TKNL đã triển khai các dự án gồm: Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam; Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 – 2025 (Chương trình DEPP3); Dự án Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam; Chương trình Chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam – EU; Chương trình năng lượng phát thải thấp II (VLEEP II)...

qc.jpg
Quang cảnh Hội nghị

Chuyển đổi xanh ngành Công Thương là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Việc chuyển đổi không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển ngành Công Thương một cách hiệu quả nhất.

Để thực hiện mục tiêu này, năm 2025, Vụ TKNL sẽ đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ như chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo đúng tiến độ. Đồng thời, xem xét đề xuất xây dựng các thông tư về định mức tiêu thụ năng lượng cho ngành giấy và thép, Thông tư về định mức kinh tế kỹ thuật các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Quyết định thay thế Quyết định 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, triển khai các nhiệm vụ năm 2025 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tổ chức kiểm tra thực hiện quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương. Tổ chức các Hội nghị, hội thảo, tập huấn ở các địa phương cho các bên liên quan về các nôi dung mới liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh.

Xem thêm
4 'nhất' khi đặt mua các dòng xe VinFast Green trong 8 ngày vàng

Ngoài chi phí ban đầu, một trong những yếu tố khiến VinFast Green được săn đón ngay trong những ngày đầu mở cọc là khả năng 'kiếm ra tiền' vô cùng hiệu quả...

‘Giải nhiệt’ hóa đơn điện, mở đường cho năng lượng sạch

TP.HCM Nghị định 56-57-58 đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho điện mặt trời mái nhà, mở ra cơ hội giảm chi phí điện, thúc đẩy năng lượng sạch, hướng đến Net Zero.

Áp mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 khiến Hà Nội sạch hơn

Mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 - mức tăng cường vệ sinh môi trường cao nhất bắt đầu được Công ty Urenco áp dụng tại 2 phường Quán Thánh và Điện Biên.

IOM hỗ trợ Việt Nam xây dựng các mô hình di dân an toàn

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng các mô hình di dân an toàn, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.

Tai nạn liên hoàn, 21 người bị thương

Thanh Hóa Vụ tai nạn giao thông liên hoàn vừa xảy ra ở địa phận Tiểu khu 6, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung khiến 21 người bị thương.