Đặt cọc hoàn trả bao bì, giải pháp mới cho bài toán rác thải nhựa

Nếu được áp dụng hiệu quả, Hệ thống đặt cọc hoàn trả bao bì đồ uống - DRS sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng rác thải nhựa, cắt giảm CO₂.

Vân Anh (Tổng hợp)  | 16:34 07/07/2025

Đặt cọc hoàn trả bao bì, giải pháp mới cho bài toán rác thải nhựa

Tự động

Đặt cọc hoàn trả bao bì, giải pháp mới cho bài toán rác thải nhựa

Thưa quý vị, tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với áp lực gia tăng dân số đang khiến lượng chất thải nhựa phát sinh ngày một lớn. Đặc biệt, trong lĩnh vực tiêu dùng đồ uống, các loại bao bì dùng một lần như chai nhựa, lon nhôm, hộp nhựa đang tạo ra khối lượng rác thải khổng lồ, và phần lớn trong số đó chưa được thu gom và xử lý hiệu quả. Hậu quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nhất là đại dương ngày càng nghiêm trọng, khi mỗi năm có tới hàng nghìn tấn nhựa bị xả thẳng ra biển.

Trước thực trạng đáng lo ngại đó, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam vừa công bố báo cáo nghiên cứu về “Nghiên cứu phạm vi hệ thống đặt cọc hoàn trả - DRS” phù hợp cho Việt Nam. Trong đó, hệ thống DRS hoạt động dựa trên nguyên tắc: người tiêu dùng khi mua đồ uống đóng chai nhựa hoặc lon sẽ trả thêm một khoản tiền đặt cọc nhỏ, khoảng 1.000 – 2.000 đồng. Khi sử dụng xong, họ có thể mang vỏ chai, lon đến các điểm thu hồi như siêu thị, quán cà phê, nhà hàng để nhận lại khoản tiền này. Cơ chế tài chính đơn giản nhưng hiệu quả này sẽ khuyến khích người dân không vứt bỏ bao bì ra môi trường, mà mang đi tái chế.

 

Hệ thống đặt cọc hoàn trả bao bì đồ uống - DRS là một mô hình đã được hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng hiệu quả và nếu được áp dụng hiệu quả tại nước ta, DRS có thể thu gom tái chế thêm khoảng 77.000 tấn bao bì đồ uống sau sử dụng, giảm đáng kể lượng rác chôn lấp, đốt hoặc thải bỏ lộ thiên. Ước tính, hệ thống sẽ giúp cắt giảm 265.000 tấn CO₂ tương đương mỗi năm, đồng thời giảm mạnh ô nhiễm nhựa đại dương. Đồng thời, DRS có thể tạo thêm khoảng 6.400 việc làm chính thức trong chuỗi cung ứng ngành đồ uống. Tác động gián tiếp về môi trường từ việc giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm không khí, nước và đất giúp Việt Nam tiết kiệm khoảng 1.400 tỉ đồng mỗi năm.

Đại diện Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá

DRS không chỉ nâng cao tỷ lệ thu gom bao bì sau sử dụng, mà còn cải thiện chất lượng vật liệu tái chế nhờ việc phân loại tại nguồn. Đây cũng là công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc triển khai Chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), theo tinh thần Luật Bảo vệ môi trường 2000 và 2024.

Thưa quý vị, trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành thách thức cấp bách, việc thúc đẩy khép kín vòng tuần hoàn nhựa, đặc biệt là nhựa sau tiêu dùng, không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn mang lại giá trị kinh tế to lớn. DRS được kỳ vọng sẽ là một mắt xích quan trọng, đưa Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn hiệu quả.

Tự động

Đặt cọc hoàn trả bao bì, giải pháp mới cho bài toán rác thải nhựa

Nếu được áp dụng hiệu quả, Hệ thống đặt cọc hoàn trả bao bì đồ uống - DRS sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng rác thải nhựa, cắt giảm CO₂.

Vân Anh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Các chương trình

Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới
Thời sự

Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới; Thủ phủ chanh ĐBSCL lao đao vì giá thấp; Liên kết bảo vệ đa dạng sinh học vùng ĐBSH.

Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới
Bản tin môi trường ngày 07/7/2025: Khai thác đá tàn phá môi trường
Thời sự

Khai thác đá tàn phá môi trường; Ngừng đốt rơm rạ - Hành động nhỏ cho bầu trời xanh; Hà Tĩnh: Thấp thỏm vì ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Bản tin môi trường ngày 07/7/2025: Khai thác đá tàn phá môi trường