Độc đáo Lễ hội “Mừng lúa mới” của đồng bào dân tộc ở Thừa Thiên – Huế
Thứ Hai 23/05/2022 , 11:10 (GMT+7)Lễ hội “Mừng lúa mới” là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của người dân đồng bào Cơ Tu (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Trong khuôn khổ “Ngày hội VHTT&DL các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2022” vừa diễn ra ở huyện Nam Đông, chương trình tái hiện Lễ hội “Mừng lúa mới” của người dân đồng bào Cơ Tu đã được diễn ra

Nam Đông là một trong 2 huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế, nơi đây người dân đồng bào Cơ Tu chiếm 43% dân số toàn huyện

Nói về lễ hội này, các già làng lớn tuổi kể rằng, từ xa xưa đến nay cây lúa luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây, luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy. Do điều kiện canh tác khó khăn, nên họ luôn mong ước về sự no đủ, lễ hội “Mừng lúa mới” ra đời từ đó

Để chuẩn bị cho lễ hội, đồng bào Cơ Tu đã có sự chuẩn bị từ khá sớm. Người rang lúa, người giã gạo, người cắt lá dong, người lấy nước, nướng gà, nướng cá…

Tận dụng lợi thế thiên nhiên núi rừng, các chàng trai Cơ Tu khỏe mạnh cầm cung, nỏ, lao... đi bắt cá, bắt cua, kiếm mật ong để làm lễ vật cho mâm cúng lễ thêm đầy đủ, trang trọng
.jpg)
Người đồng bào Cơ Tu sau khi thực hiện các nghi lễ tâm linh, đã cùng nhau nhảy các điệu nhảy truyền thống dưới tiếng bập bùng của cồng chiêng và mời du khách gần xa thưởng thức những món ngon của đồng bào mình

Nhiều du khách tỏ ra hào hứng khi được chứng kiến một lễ hội đậm đà bản sắc của người Cơ Tu

Mọi người còn ấn tượng hơn, khi nghi lễ đâm trâu trong lễ hội được thực hiện bằng cách sử dụng con trâu tượng trưng được làm bằng xốp thay vì trâu thật như trước

Không khí ngày hội đem đến cho người xem rất nhiều cảm xúc, được sống trong không gian lễ hội độc đáo, thú vị

Lễ hội thể hiện sự tôn kính đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt

Ông Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, lễ hội “Mừng lúa mới” của đồng bào dân tộc Cơ Tu, huyện Nam Đông được phục dựng lại là cách mà địa phương bản tồn, phát huy giá trị văn hoá

“Thông qua lễ hội này, kêu gọi mọi người cùng nhau gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, qua đó giới thiệu đến với du khách những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo của các dân tộc trên địa bàn huyện”, ông Phước chia sẻ
.jpg)
Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
(TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
(TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
(TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Dọc đại ngàn Trường Sơn
(TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

Bát Xát (Lào Cai): Khai mạc Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
(TN&MT) - Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức “Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn Bát Xát.