| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 21/09/2021 , 20:48 (GMT+7)

Cao Bằng: Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Ba 21/09/2021 , 20:48 (GMT+7)

(TN&MT) - Tết Trung thu là dịp các em thiếu nhi luôn háo hức, chờ đợi để được rước đèn, phá cỗ. Tuy nhiên, do điều kiện còn khó khăn, đối với nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh Cao Bằng thì Tết Trung thu vẫn còn rất… “xa xỉ” và chưa được trọn vẹn.

Để các em nhỏ vùng cao, vùng khó khăn được đón Tết Trung thu trọn vẹn, Tỉnh đoàn Cao Bằng đã phối hợp với các mạnh thường quân tổ chức đón Tết Trung thu cho các em nhỏ ở xóm Cốc Phja, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng), với mong muốn mang đến cho trẻ em vùng sâu, vùng xa một cái Tết Trung thu đủ đầy, ấm cúng và ý nghĩa.

“Leo núi” để mang Tết Trung thu đến với bản nghèo

Ngay từ rất sớm, người dân Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng) đã có dưới chân núi để hỗ trợ đoàn viên thanh niên vận chuyển, mang vác đồ để chuẩn bị cho đêm Trung thu.

Giữa cái nắng vẫn còn gay gắt, những người dân và các em nhỏ ở Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng) ai nấy cũng đều háo hức khi biết tin có đoàn đến để tổ chức Tết Trung thu tại xóm. Họ đã có mặt dưới chân núi từ rất sớm để tham gia hỗ trợ đoàn vận chuyển, mang vác đồ để chuẩn bị cho đêm Trung thu.

Lũng Mác Tào nằm trên một đỉnh núi cao gần như biệt lập hoàn toàn so với các cụm dân cư khác trong xóm Cốc Phja, xã Quang Trung. Từ trục đường chính để lên đến bản chỉ khoảng chừng hơn 2 km, nhưng phải đi bộ mất gần 2 giờ đồng hồ men theo con đường mòn đồi núi, sỏi đá lởm chởm. Lũng Mác Tào có khoảng 20 hộ dân, 100% dân tộc Mông và là hộ nghèo, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào làm nương, làm rẫy. Con đường để tới Lũng Mác Tào cũng khó khăn y như cuộc sống của bà con nơi đây vậy. Những em nhỏ vì thế cũng không mấy khi được đón một cái Tết Trung thu có đèn ông sao, có bánh nướng, bánh dẻo.

Các em nhỏ ở Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng) rất háo hức, mong chờ một đêm Trung thu trọn vẹn, ý nghĩa.

Sau 2 giờ đồng hồ đi bộ vận chuyển bánh kẹo lên Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja, các bạn đoàn viên thanh niên cùng người dân đã khẩn trương dựng sân khấu, lắp những chiếc đèn ông sao hay chuẩn bị những món quà…, tạo nên một bầu không khí Trung thu chưa từng có ở nơi đây. Trong đêm hội đầy màu sắc, các em nhỏ của Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja sẽ được giao lưu với chú Cuội, chị Hằng, xem các tiết mục văn nghệ, các trò chơi vận động và đố vui có thưởng, tạo không khí rộn ràng, ấm cúng.

Chung tay chăm lo thiếu nhi vùng sâu, vùng xa

Mặc dù chương trình Tết Trung thu buổi tối mới bắt đầu, thế nhưng vì sự háo hức, tò mò xen lẫn cả niềm vui, các em nhỏ của Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja đã có mặt từ rất sớm để được tận hưởng không khí rộn ràng, vui tươi của đêm Rằm Trung thu.

Tại chương trình “Trung thu cho em”, các em nhỏ ở Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja được giao lưu, chơi các trò chơi với chú Cuội, chị Hằng, phá cỗ Trung thu…, tạo nên một bầu không khí rộn ràng, ấm cúng.

Khoác trên mình bộ váy dân tộc Mông đẹp nhất để cùng tham gia đêm Trung thu, không giấu nổi niềm vui, sự phấn khởi trên gương mặt, em La Thị Nga chia sẻ: Đây là lần đầu tiên em được đón Tết Trung thu trong không khí rộn ràng, vui tươi như thế. Vừa được ăn bánh kẹo, vừa được chơi các trò chơi giao lưu với chú Cuội, chị Hằng, em cảm thấy rất vui. Trung thu năm nay rất đặc biệt với chúng em.

Còn đối với em La Văn Khư, dù đã học lớp 8 nhưng em chưa một lần được phá cỗ, đón Tết Trung thu trọn vẹn. “Trung thu năm nay được các cô, các chú lên tận xóm tổ chức thế này em vui lắm. Chúng em được cùng các cô, các chú trang trí đèn ông sao, tham gia các hoạt động, trò chơi và cùng nhau phá cỗ. Có lẽ, đây sẽ là một đêm Trung thu đáng nhớ nhất của chúng em”. Em La Văn Khư tâm sự.

Chương trình “Trung thu cho em” được Tỉnh đoàn Cao Bằng phối hợp tổ chức ở Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng) nhằm mang đến cho các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa một cái Tết Trung thu trọn vẹn, ý nghĩa với nhiều hoạt động như: tổ chức văn nghệ, giao lưu cùng chú Cuội, chị Hằng, phá cỗ Trung thu…, tạo không khí vui tươi cho trẻ em còn nhiều khó khăn. Chương trình đã trao tặng hơn 30 suất quà cho các em thiếu nhi vùng khó khăn. Những món quà tuy nhỏ, nhưng thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, kịp thời tiếp thêm năng lượng tích cực để giúp các em nhỏ vùng sâu, vùng xa hướng về phía trước bằng một tinh thần đầy lạc quan, cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Niềm vui của các em nhỏ ở Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja khi được đón một cái Tết Trung thu trọn vẹn, ý nghĩa.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Cao Bằng Triệu Thanh Dung cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công tác chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo, vùng dân tộc thiểu số luôn được các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm. Ngay sau khi phát động, chương trình “Trung thu cho em” đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm để chúng tôi có thể chuẩn bị tổ chức Tết Trung thu cho các em nhỏ ở Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng). Mong rằng, thông qua chương trình này sẽ tiếp thêm động lực giúp các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Rời Lũng Mác Tào, xóm Cốc Phja khi màn đêm đã bao phủ, có lẽ không chỉ chúng tôi, mà trong các em nhỏ, cũng dâng lên một cảm xúc rất đặc biệt. Không đầy đủ vật chất như ở Thành thị, nhưng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, đoàn thể, các địa phương, đã phần nào mang đến cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa một cái Tết Trung thu vui vẻ, ấm áp tình yêu thương, nhất là đối với trẻ em nghèo.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Dân tộc thiểu số 03/01/2025 - 22:51

    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

  • Bát Xát (Lào Cai): Khai mạc Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
    Dân tộc thiểu số 19/12/2024 - 15:49

    (TN&MT) - Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức “Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn Bát Xát.

  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    Dân tộc thiểu số 04/12/2024 - 17:26

    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...

  • Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
    Dân tộc thiểu số 03/11/2024 - 08:37

    (TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

  • Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
    Dân tộc thiểu số 19/10/2024 - 21:45

    Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Dân tộc thiểu số 24/09/2024 - 18:49

    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    Dân tộc thiểu số 22/09/2024 - 21:20

    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.

  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    Dân tộc thiểu số 21/09/2024 - 16:55

    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.

Xem thêm