KHUNG BẢN TIN TỐI |
HÌNH HIỆU CHƯƠNG TRÌNH |
#MC: Xin kính chào quý vị và các bạn, mời quý vị và các bạn theo dõi bản tin truyền hình nông nghiệp và môi trường ngày 18/07/2025. |
|
THỦ TƯỚNG YÊU CẦU QUYẾT LIỆT PHÒNG, CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI Thực hiện: QUANG DŨNG #MC: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương chủ động bố trí kinh phí, nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020 - 2025 theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các chi cục vùng, chi cục tỉnh, thành phố tăng cường bám sát cơ sở, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh DTLCP; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ kiểm soát, phân tích chuyên sâu trong công tác phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi, mở rộng quản lý dịch bệnh qua hệ thống trực tuyến. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm đến nay cả nước đã xuất hiện trên 514 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi tại 28/34 tỉnh, thành phố. Số lợn mắc, chết và tiêu huỷ trên 30.000 con. Hiện nay, cả nước có 248 ổ dịch tại 20 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập) chưa qua 21 ngày. Nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các địa phương có tổng đàn lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn, nguồn cung thực phẩm và môi trường. |
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TRÁI CÂY CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH Thực hiện: TRẦN TRUNG #MC: Hôm nay (18/7), tại TP.HCM, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã dự và chỉ đạo Diễn đàn “Giải pháp tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm trái cây có lợi thế” và Tọa đàm "Giá trị khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh". Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu. Hình: Đến nay, Việt Nam có 1,3 triệu ha diện tích trồng cây ăn quả; tổng sản lượng hàng năm ước đạt 15 triệu tấn. Tuy nhiên, chỉ duy nhất mặt hàng sầu riêng đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,3 tỷ USD trong năm 2024. Trong khi đó, thanh long – từng là “trái cây tỷ đô” – nay giảm mạnh, chỉ còn 534 triệu USD. Tại diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận về 4 loại trái cây được đánh giá là có tiềm năng xuất khẩu mạnh, gồm: chanh dây, chuối, dứa và dừa. Đây đều là những mặt hàng sở hữu lợi thế về vùng trồng, năng lực chế biến và thị trường xuất khẩu. Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá, cả 4 mặt hàng đều đang đối diện với các thách thức giống nhau như: bộ giống còn đơn điệu, thiếu giống tốt, giống chống chịu với các loài sâu bệnh hại quan trọng, thiếu vùng nguyên liệu đạt chuẩn, liên kết rời rạc, tỷ lệ chế biến thấp, thiếu thương hiệu quốc gia, và thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công tác truy xuất nguồn gốc vẫn gặp vướng mắc, đặc biệt là trong bảo hộ giống cây trồng. Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng nhấn mạnh vai trò của các hiệp hội trong việc xây dựng các vùng nguyên liệu. Đây là được đánh giá là yếu tố then chốt để truy xuất nguồn gốc và tiếp cận các thị trường khó tính, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với hợp tác xã để xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra. Việc cung cấp giống, phân bón đến bao tiêu sản phẩm không chỉ đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. |
GẦN 9.000 MÃ SỐ VÙNG TRỒNG ĐƯỢC CẤP TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM Thực hiện: THANH THỦY #MC: Chiều 18/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung dự và chỉ đạo Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề xuất nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025 của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. OFF: 6 tháng đầu năm 2025, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ghi dấu nhiều kết quả tích cực. Diện tích gieo trồng duy trì ổn định, xuất khẩu nông sản đạt 18,13 tỷ USD, tăng gần 17%. Công tác phòng chống dịch hại chủ động, kiểm dịch thực vật được siết chặt. Gần 9.000 mã số vùng trồng, hơn 1.700 mã cơ sở đóng gói được cấp, đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu. Cục cũng thúc đẩy ứng dụng thuốc sinh học, phân bón hữu cơ và triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Trung yêu cầu toàn ngành quyết liệt hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó khẩn trương sửa đổi Luật Trồng trọt, Luật Kiểm dịch thực vật và Thông tư 33 theo đúng tiến độ. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ mùa sát với thực tiễn, nhất là trong bối cảnh mưa bão diễn biến phức tạp. |
GÓP Ý DỰ THẢO QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN Thực hiện: XUÂN VŨ – ĐOÀN PHÒNG #MC: Thưa quý vị và các bạn, sáng nay 18/7, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học tổ chức cuộc họp, báo cáo về dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật quản lý và bảo vệ môi trường các di sản thiên nhiên. Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Nguyễn Quốc Trị chủ trì cuộc họp. Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, thực hiện các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học đã phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường xây dựng tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Dự thảo hướng dẫn gồm có 4 chương và 7 phụ lục. Tại cuộc họp, các ý kiến cho rằng, để tăng tính pháp lý cho các địa phương thực hiện, cần ban hành Hướng dẫn dưới dạng thông tư hướng dẫn. Văn bản hướng dẫn để cán bộ cơ sở hiểu và thực hiện cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu; cần làm rõ mục đích, nội hàm Hướng dẫn kỹ thuật quản lý và bảo vệ môi trường để hướng dẫn cho địa phương thực hiện. Cần quan tâm đến nội dung quản lý môi trường, hiện trạng môi trường, bảo vệ môi trường. Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đề nghị Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, đơn vị soạn thảo cần tiếp thu ý kiến đại biểu, nghiên cứu để tham mưu ban hành văn bản dưới dạng sổ tay hướng dẫn hoặc thông tư hướng dẫn thực hiện. Nếu ban hành ở dạng hướng dẫn, cần trao đổi với các đơn vị chức năng để rà soát lại nội dung và phải có hội đồng cho ý kiến. Nếu có nội dung quy định mới, dứt khoát phải ban hành thông tư. |
GẠT BẢN TIN |
MC: Một số thông tin đáng chú ý khác sẽ tiếp nối bản tin tối nay! |
BÃO WIPHA DI CHUYỂN RẤT NHANH VÀ MẠNH LÊN Thực hiện: HÀ TRANG - TRẦN VĂN Dự báo chiều tối ngày 19/7, bão Wipha di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đi vào Biển Đông và mạnh lên cấp 10, giật cấp 12 và có khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam vào khoảng ngày 22/7. Theo chuyên gia, sau khi vào biển Đông cơn bão sẽ có xu hướng mạnh lên do điều kiện môi trường lý tưởng về nhiệt độ nước biển và độ lướt gió. Phỏng vấn: anh cắt giúp em lấy đoạn 0p56s đến 1s14s và 1p22s đến 1p57s [Đoạn này anh Hưởng nói về hướng đi cụ thể và vùng ảnh hưởng ở bán đảo Lôi Châu, theo đó trên biển và đất liền của Việt Nam gặp mưa lớn…] Cơ quan khí tượng thủy văn khuyến cáo các cơ quan chức năng, người dân và lực lượng hoạt động trên biển cần thường xuyên theo dõi các bản tin cập nhật, chủ động các phương án phòng tránh và ứng phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra. |
GẠT CHÙM TIN |
QUẢNG TRỊ NỖ LỰC KHỐNG CHẾ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI Thực hiện: TÂM PHÙNG – TÂM ĐỨC Từ ổ dịch đầu tiên phát hiện ngày 15/5 tại xã Kim Phú, dịch tả lợn châu Phi lan rộng tại nhiều thôn, xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đặc biệt, tại thôn Hướng Phương (xã Quảng Trạch), tình hình vẫn phức tạp do một số hộ dân chưa nghiêm túc tiêu hủy lợn theo quy định. Tính đến hôm nay (18/7), dịch đã xảy ra tại 315 hộ, 52 thôn thuộc 14 xã, với hơn 2.200 con lợn (hơn 128 tấn) bị tiêu hủy. Trong số này, 13 xã vẫn chưa qua 21 ngày, tiềm ẩn nguy cơ dịch lan rộng. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật, phun khử trùng và tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng dịch. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị cũng cử cán bộ hỗ trợ địa phương và cung cấp thiết bị, vật tư phòng dịch. |
GẠT CHÙM TIN |
VIỆT NAM THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG CARBON Thực hiện: TRẦN VĂN Ngày 18/7, Viện Tư vấn phát triển phối hợp với Tạp chí TheLEADER tổ chức Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025 với chủ đề “Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới”. Sự kiện tái khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường carbon như một công cụ kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh. Phát biểu tại diễn đàn, TS. Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu Net Zero thông qua 5 nhóm giải pháp gồm: chuyển đổi năng lượng, tiết kiệm năng lượng, phát triển hệ sinh thái rừng, thu hồi carbon và định giá carbon. Trong đó, thị trường carbon được kỳ vọng đóng góp 28% vào tổng nỗ lực giảm phát thải. Để triển khai thị trường carbon, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý và đang triển khai giai đoạn thí điểm thị trường carbon đến năm 2028. Tuy nhiên, thách thức còn nhiều như thiếu năng lực kỹ thuật, nhận thức hạn chế và sự phối hợp liên ngành chưa đồng bộ. Các chuyên gia khuyến nghị cần tăng cường đào tạo, hoàn thiện thể chế và xây dựng sàn giao dịch carbon theo chuẩn quốc tế. |
|
|
MC: Phần cuối của bản tin ngày hôm nay sẽ là một số thông tin đáng chú ý về dự báo thời tiết trong ngày mai. Xin kính chào và hẹn gặp lại! |
DỰ BÁO THỜI TIẾT (Theo thông tin 7 vùng Cục Khí tượng thủy văn cung cấp) |