Tầm nhìn phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2050
Thứ Sáu 04/07/2025 , 19:40 (GMT+7)
Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường năm 2030, tầm nhìn năm 2050; Thanh niên Bộ NN&MT lan tỏa 'Sống xanh từng khoảnh khắc'; Áp dụng bảng giá đất đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên; Quảng Trị hỗ trợ sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu cho phụ nữ vùng khó khăn; Thêm sức cạnh tranh cho thủ phủ tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
MC: Thưa quý vị, Đến năm 2030, công nghệ, thiết bị ngành công nghiệp môi trường phải đáp ứng 60-80% nhu cầu trong lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và đo lường môi trường – Đó chính là một trong những mục tiêu được nêu trong dự thảo Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Và cũng theo dự thảo Chương trình, mục tiêu tổng quát của Chương trình là xây dựng và phát triển công nghiệp môi trường trở thành ngành kinh tế độc lập, có đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
anh
OFF: Theo đó, ngành công nghiệp môi trường phải từng bước hình thành thị trường hàng hóa môi trường trong nước, phát triển năng lực xuất khẩu thiết bị, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Một trong những định hướng lớn của chương trình
là lấy doanh nghiệp tư nhân làm trung tâm, hỗ trợ thông qua các cơ chế ưu đãi về tín dụng xanh, chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong công nghiệp môi trường. Cùng với đó là các giải pháp đồng bộ về thể chế, tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật, phát triển thị trường và hạ tầng dữ liệu.
Chương trình cũng nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm mới, nhất là các công nghệ tiên tiến về xử lý chất thải, tái chế, tiết kiệm năng lượng, sản xuất thông minh. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học, cảm biến, điều khiển tự động, phần mềm quản trị thông minh được khuyến khích phát triển và đưa vào sản xuất.
Song song đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp môi trường cũng được coi là giải pháp trọng tâm để phát triển lĩnh vực này. Chương trình sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nhu cầu nhân lực, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp, hình thành đội ngũ chuyên gia có năng lực tiếp cận công nghệ và thị trường quốc tế.