'Hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học; Chuyển đổi số nâng tầm quản lý Tài nguyên nước; Biến đổi khí hậu đặt ra thách thức với ngành thuỷ lợi PCTT; Loạt giải pháp khoa học công nghệ thúc đẩy ngành chăn nuôi – Thú y - Thủy sản; Khoa học trồng trọt, BVTV còn nhiều khoảng trống; Đưa công nghiệp dược liệu trở thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao; Vụ lúa đông xuân: nông dân Quảng Bình vẫn lãi; Giá sầu riêng giảm, nông dân ‘neo trái’ chờ tăng; Phát triển vùng nguyên liệu chuối tại Phú Châu
'Hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học; Chuyển đổi số nâng tầm quản lý Tài nguyên nước; Biến đổi khí hậu đặt ra thách thức với ngành thuỷ lợi PCTT; Loạt giải pháp khoa học công nghệ thúc đẩy ngành chăn nuôi – Thú y - Thủy sản; Khoa học trồng trọt, BVTV còn nhiều khoảng trống; Đưa công nghiệp dược liệu trở thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao; Vụ lúa đông xuân: nông dân Quảng Bình vẫn lãi; Giá sầu riêng giảm, nông dân ‘neo trái’ chờ tăng; Phát triển vùng nguyên liệu chuối tại Phú Châu
MC: Thưa quý vị! Như chúng tôi đã cập nhật trong các bản tin trước, sáng nay, 10/5, tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Khoa học công nghệ – Chìa khóa xanh trong xử lý ô nhiễm môi trường
Trần Văn - Thanh Thủy
Tại hội nghị chuyên đề về Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám nằm trong khuôn khổ Hội nghị triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW, của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Các đại biểu tập trung thảo luận hai định hướng chính: hoàn thiện chính sách quản lý môi trường theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon; và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải, tái chế và quan trắc môi trường.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hải - Phó Cục trưởng Cục Môi trường kiến nghị cần tăng đầu tư cho khoa học công nghệ môi trường, đặc biệt là phòng thí nghiệm chuyên sâu; triển khai các dự án trọng điểm về xử lý ô nhiễm, sản xuất sạch, quan trắc thông minh và số hóa dữ liệu. Ông nhấn mạnh việc thúc đẩy liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đồng thời tạo cơ chế tài chính linh hoạt cho nghiên cứu thử nghiệm. Khoa học công nghệ là chìa khóa phát triển bền vững, cần được ưu tiên để kiến tạo môi trường sống xanh, sạch, an toàn.
ĐƯA CÔNG NGHIỆP DƯỢC LIỆU TRỞ THÀNH NGÀNH HÀNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO
Thực hiện: Lê Khánh – Phạm Huy
Ngày 10/5, tại Quảng Nam, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị triển khai quyết định số 463/QĐ – TTG ngày 28/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triền và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Hội nghị không chỉ là cột mốc khởi động đề án mà còn mở ra cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo mục tiêu của đề án, trong 2 giai đoạn 2025 – 2035 và 2036 – 2045 sẽ phát triển đồng bộ vùng nguyên liệu dược liệu và hệ thống chế biến, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học… Từ đó từng bước đưa Quảng nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu của cả nước; phát huy tiềm năng của sản phẩm quốc gia sâm Ngọc Linh và các dược liệu có thế mạnh trên địa bàn, góp phần đưa ngành công nghiệp dược liệu của Việt Nam trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN: NÔNG DÂN QUẢNG BÌNH VẪN LÃI
Thực hiện: Tâm Phùng - Tâm Đức
Vụ đông xuân năm nay, tỉnh Quảng Bình gieo cấy trên 29.000 ha với các giống lúa thuần được cơ cấu chính như VNR20, Hà Phát 3, P6, HN6, QS88, PC6, QC03,… Từ ngày 3/5, những diện tích lúa trà sớm đã được nông dân thu hoạch. Theo đánh giá của bà con nông dân, vụ đông- xuân năm nay dù gặp thời tiết không thuận lợi nhưng cây lúa được chăm sóc tốt nên có năng suất cao. Một số giống lúa mới có năng suất đạt trên 75 tạ/hecta, một số địa phương tại huyện Lệ Thủy có năng suất lúa bình quân đạt 71 tạ/hecta. Từ đầu vụ, thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng với giá 6 triệu đồng/tấn. Dù giá mua giảm so với đầu vụ thu hoạch của năm ngoái nhưng nông dân vẫn có lãi nhờ thâm canh giảm chi phí trên đồng ruộng. Với giá bán 6 triệu đồng/tấn lúa tươi, sau khi trừ chi phí, nông dân cũng có mức lãi trên dưới 20 triệu đồng mỗi hecta.
GIÁ SẦU RIÊNG GIẢM, NÔNG DÂN ‘NEO TRÁI’ CHỜ TĂNG
Thực hiện: Minh Sáng
OFF: Tại các vườn sầu riêng ở tỉnh Đồng Nai, nhiều nhà vườn đang chọn phương án “neo trái”, giữ lại chưa thu hoạch để chờ giá tăng trở lại. Nguyên nhân là do thời điểm thu hoạch năm nay trùng với vụ mùa sầu riêng ở miền Tây, khiến giá trên thị trường giảm mạnh.
Năm nay do thời tiết bất lợi khiến vụ sầu riêng ở Đồng Nai thu hoạch trễ từ một tháng rưỡi đến 2 tháng so với mọi năm. Do đó, khi bắt đầu thu hoạch trái cũng là lúc thị trường có nguồn cung lớn từ miền Tây. Hiện tại, giá sầu riêng Ri6 loại đạt chuẩn xuất khẩu chỉ còn 50 đến 55 ngàn đồng/kg. Giá bao vườn giao động từ 40 đến 43 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 15 ngàn so với cùng kỳ năm ngoái. Sầu riêng Dona (hay còn gọi là sầu riêng Thái) cũng mới bắt đầu thu hoạch rải rác. Giá thương lái thu mua hiện ở mức khoảng 75 ngàn đồng/kg, giảm 20 ngàn so với tháng trước. Dù giá sầu riêng giảm, hoạt động thu mua vẫn diễn ra bình thường, không có tình trạng ứ đọng hay thiếu thương lái như những năm trước.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, các mẫu sầu riêng kiểm định từ đầu năm đến nay đều không phát hiện dư lượng chất Cadimi. Đây là yếu tố giúp sầu riêng Đồng Nai giữ vững uy tín trên thị trường xuất khẩu. Dự báo năng suất và chất lượng sầu riêng năm nay đều đạt cao. Nhà vườn kỳ vọng sẽ có một mùa thu hoạch thành công, dù thị trường còn nhiều biến động.
Thưa quý vị và các bạn! Tại xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội, một nông dân đã tự mày mò thiết kế hệ thống tưới phun mưa dưới tán cho vườn chuối. Giải pháp này giúp tiết kiệm nhân công, giữ độ ẩm đất ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất – phù hợp với điều kiện canh tác thực tế. Ngay bây giờ truyền hình NN&MT mời quý vị cùng ghé thăm mô hình trồng trọt độc đáo này
Phát triển vùng nguyên liệu chuối tại Phú Châu
Xã Phú Châu, huyện Ba Vì, với lợi thế đất phù sa ven sông Hồng, đã phát triển vùng trồng chuối chuyên canh trên diện tích khoảng 45 ha. Trong đó, hơn 20 ha đã áp dụng quy trình VietGAP từ năm 2023, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, các hộ nông dân ứng dụng đồng bộ các giải pháp từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bao buồng chuối, phòng trừ sâu bệnh một cách khoa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như hệ thống tưới phun mưa dưới tán.
Để đạt được hiệu quả cao, Anh Lê Bá Quỳnh - hộ trồng chuối ở Phú Châu, đã tự mày mò thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới phun mưa dưới tán giúp tiết kiệm chi phí.
PV Anh LÊ BÁ QUỲNH
Xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội
: " Mỗi năm chúng tôi tiêu thụ được 1000 tấn chuối Tôi đang thực hiện cái hệ thống tưới phun mưa cho cây chuối, hệ thống này là tối ưu nhất cho cây chuối hiện nay. Trước phải 100 công một năm chỉ để tưới, nay còn 20 công thôi. Chi phí đầu tư khoảng 30 triệu/ha, dùng được tới 10 năm."
Cây chuối là loại cây cần nhiều nước nhưng lại không chịu được úng. Do vậy, hệ thống tưới phun mưa dưới tán được coi là giải pháp tối ưu. Cách làm này giúp duy trì độ ẩm đất lý tưởng từ 60–70%, tưới đều, thẩm thấu chậm, bảo vệ bộ rễ chuối, đặc biệt hiệu quả trong mùa khô kéo dài ở miền Bắc.
Phỏng vấn Bà NGUYỄN THỊ MINH
Xã Phú Châu, huyện Bà Vì, Hà Nội
“cây chuối phải dùng nhiều nước cho nên nếu bình thường kéo vòi đi tưới thì phải tưới mất rất nhiều ngày có khi là 3 ngày liền, tuy nhiên bây giờ chỉ cần đứng đầu bờ vặn vòi thì 2 tiếng đã tưới xong, rồi nhân công tiết kiệm hơn như trước đi tưới từng khóm chứ bây giờ chỉ ngồi đầu bờ vặn vòi thôi”
Tự nghiên cứu và sáng chế hệ thống tưới phù hợp với cây chuối – anh Lê Bá Quỳnh và nhiều nông dân Phú Châu đang chủ động thay đổi cách làm nông nghiệp. Từ việc tiết kiệm tới 80% công lao động, giảm chi phí tưới, đến việc bảo vệ đất, giữ ẩm tốt, hệ thống tưới phun mưa dưới tán đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất.
Không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước, vùng chuối Phú Châu hiện đang được quy hoạch thành vùng nguyên liệu trọng điểm, hướng đến mục tiêu xuất khẩu 20–30% sản lượng vào năm 2025. Công nghệ được áp dụng đúng cách, đúng lúc, không chỉ nâng cao năng suất mà còn mở rộng cánh cửa đưa nông sản địa phương ra thị trường thế giới.