Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 (số 416)
Thứ Bảy 19/07/2025 , 16:36 (GMT+7)
Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 có một số nội dung đáng chú ý sau: Công bố chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn; Dự kiến cắt giảm các điều kiện liên quan đến đất đai; OCOP - Giá trị bản địa vươn tầm quốc tế.
Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường MC: Xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời gian theo dõi bản tin truyền hình Nông Nghiệp và Môi trường, sẽ có nhiều thông tin ngành quan trọng được chúng tôi cập nhật trong ít phút sắp tới. Thưa quý vị và các bạn! Ngày 13/7, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm; và Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là dự án đầu tiên trên thế giới cũng là niềm tự hào của Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam đã trực tiếp báo cáo với Thủ tướng Chính phủ một số kết quả đạt được từ các mô hình thí điểm Đề án
OCOP MC: Cũng ở lĩnh vực nông nghiệp, chiều 15/7, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thảo 'Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường'. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo. Đại diện Bộ NN&MT có thứ trưởng Lê Công Thành. Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường
Tiếp tục với tin tức hoạt động lãnh đạo ngành đáng chú ý khác diễn ra trong tuần. Thưa quý vị! Ngày 15.7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc – FAO, tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP. Đây là diễn đàn quy mô cấp Bộ trưởng với có sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam cùng hơn 14 Bộ trưởng châu Phi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Vẫn là câu chuyện phát huy thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp/. Vâng, thưa quý vị! Trái cây Việt Nam đã hiện diện tại 60 thị trường trên thế giới và đang còn nhiều dư địa để chinh phục các thị trường tiềm năng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành hàng trái cây Việt Nam đang đứng trước những thách thức về thị hiếu, nhu cầu thị trường, trách nhiệm xã hội và cam kết quốc tế. Ngày 18/7, tại TP.HCM đã diễn ra Diễn đàn Giải pháp tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm trái cây có lợi thế. Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường
Thưa quý vị và các bạn! Chiều 15/7, tại phường Đông Hà, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với WWF - Việt Nam tổ chức hội nghị “Công bố chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn của WWF - Việt Nam" giai đoạn 2026 - 2030. Chương trình có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Quốc Trị. OCOP
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Thưa quý vị! Như lời khẳng định của thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thành Nam tại diễn đàn Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP diễn ra ngày 15/7 vừa qua, chương trình OCOP đã xác định và phát huy lợi thế sản phẩm chiến lược của từng địa phương, từng quốc gia, trên cơ sở tôn trọng bản sắc, khai thác bền vững và tiếp cận thị trường toàn cầu. Vâng, Từ những sản vật mộc mạc nơi núi rừng, đồng ruộng như nấm hương Sa Pa, mận hậu Sơn La, mật ong Mường Khương hay tinh bột nghệ Bắc Kạn… Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP – đã và đang góp phần nâng tầm giá trị nông sản Việt. Đây không chỉ là mô hình kinh tế nông thôn, OCOP còn chính là hành trình gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, kết nối nông dân với thị trường, với khoa học công nghệ và cả thế giới. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
OCOP - Giá trị bản địa vươn tầm quốc tế
Trong phóng sự sau đây, mời quý vị cùng đến với Tây Bắc để cảm nhận rõ hơn sự đổi thay từ những sản phẩm bản địa, và cùng lắng nghe những định hướng phát triển bền vững mà Việt Nam đang theo đuổi thông qua chương trình OCOP.