Bản tin truyền hình Nông nghiệp và Môi trường số 28/2025
Thứ Bảy 12/07/2025 , 18:29 (GMT+7)
Bản tin truyền hình Nông nghiệp và Môi trường số 28/2025 (số 415) sẽ có một số nội dung đáng chú ý sau: Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường đổi mới tổ chức, tăng tốc hành động; Dân số và áp lực với môi trường; Thực thi Luật Đất đai 2024 - nhiều dự án được gỡ vướng tài chính.
Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường Xin kính chào quý vị và các bạn! Thật vui được gặp lại quý vị trong bản tin Nông nghiệp và Môi trường. Thưa quý vị! Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil, sáng 7/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao về “Môi trường, COP 30 và Sức khỏe toàn cầu”. Thủ tướng nêu 5 bảo đảm chiến lược đối với hai vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nhân loại, về cả hiện tại và tương lai. Luật Đất đai 2024
Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường đổi mới tổ chức, tăng tốc hành động
Trong bài phát biểu, thủ tướng đưa ra năm đề xuất. Trước hết là thúc đẩy hình thành nhận thức chung, cách tiếp cận chung mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, công bằng, công lý trong giải quyết các thách thức về môi trường và y tế phù hợp với điều kiện phát triển từng quốc gia; kêu gọi các quốc gia phát triển có trách nhiệm thực hiện các cam kết về tài chính, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.
Luật Đất đai 2024 Thứ ba, huy động nguồn lực bền vững để đạt các mục tiêu khí hậu, trong đó Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ các sáng kiến Brazil nêu tại COP30 và thúc đẩy cơ chế tài chính xanh, sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân.
Thứ tư, Thủ tướng kêu gọi tận dụng khoa học, đổi mới sáng tạo và công nghệ số để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Cuối cùng là thúc đẩy cải cách thực chất các thể chế quản trị toàn cầu về môi trường, khí hậu và y tế, đề cao vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, hợp tác đa phương, tăng cường sự tham gia hiệu qua của các cơ chế hợp tác khu vực và liên khu vực.
Thủ tướng cho rằng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển đất nước; đây không chỉ là lựa chọn tự nhiên, là yêu cầu khách quan mà còn là mệnh lệnh của thời đại. Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, đồng thời đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu. Luật Đất đai 2024
Thực thi Luật Đất đai 2024 - Nhiều dự án được gỡ vướng tài chính
Tiếp tục với nội dung đáng chú ý khác. Thưa quý vị, sáng 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.
Tiếp tục với tin tức hoạt động lãnh đạo ngành. Hơn ba thập kỷ qua, sự đồng hành bền bỉ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã để lại dấu ấn quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của Việt Nam. Chiều 8/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã tiếp xã giao bà Aler Grubbs - Tổng Giám đốc USAID tại Việt Nam và ông Marc Knapper - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc gặp nhằm đánh dấu mốc ý nghĩa của hành trình hợp tác hơn 30 năm giữa Việt Nam và USAID. môi trường
Chiều 7/7, tại trụ sở Bộ NN&MT, lãnh đạo Bộ đã tổ chức cuộc họp nhằm xây dựng một số nội dung trọng tâm khi hợp nhất hai chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững. Cuộc họp do thứ trưởng Trần Thanh Nam và Võ Văn Hưng đồng chủ trì. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và đồng bộ trong thực hiện chương trình thời gian tới
môi trường Thưa quý vị và các bạn! Dân số và môi trường là 2 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do hoạt động khai thác quá mức phục vụ nhu cầu của con người.
Vâng, dân số thế giới đang tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX. Càng những năm về sau thời gian dân số tăng 1 tỷ người càng rút ngắn. Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người. Dân số thế giới dự báo sẽ đạt con số 8,6 tỷ người vào năm 2030, sau đó lên mức 9,8 tỷ người năm 2050 và 11,2 tỷ người vào năm 2100. Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường
Và sự gia tăng dân số này đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Những tác động đó không còn dừng lại ở số liệu dự báo nữa, chúng ta đang nhìn thấy rất rõ những tác động tiêu cực. môi trường
Những phút cuối bản tin tuần này xin được cùng quý vị tìm hiểu về câu chuyện này. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi