NỖ LỰC NGĂN CHẶN RÁC THÁI NHỰA RA ĐẠI DƯƠNG Thực hiện: VIẾT DŨNG MC: Thưa quý vị và các bạn, hàng năm, khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa xâm nhập vào môi trường biển, đặt ra nhu cầu cấp thiết về hành động phối hợp giữa các bên liên quan. Nhằm giúp cộng đồng vùng ven biển hiểu rõ tác hại của vi nhựa và có các biện pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng này dự án “Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển ở Việt Nam” đã được triển khai và bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực, để hiểu rõ hơn về dự án này xin kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi phóng sự sau do Báo Nông nghiệp và Môi trường thực hiện. Rác thải nhựa có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người, đặc biệt là vi nhựa, chúng có thể len lỏi đến mọi nơi, gây ra hệ lụy sức khỏe cho con người trước mắt cũng như lâu dài. Nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về nguồn phát sinh, đường di chuyển, nơi tích tụ của rác thải nhựa và vi nhựa, dự án “Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển ở Việt Nam” đã được triển tại một số tỉnh, thành phố ven biển ở miền Bắc bao gồm Hải Phòng, Nam Định trong giai đoạn 1/2022-3/2025. PV Bà NGÔ THỊ THUÝ HƯỜNG Đại học Phenikaa “Rác thải nhựa lớn đang là vấn đề nghiêm trọng vì Việt Nam có đường bờ biển dài. Trong khi đó, rác thải nhựa lớn, theo điều tra của chúng tôi, chúng không chỉ tích tụ ở mỗi vùng địa phương sản sinh ra rác, mà chúng trôi từ ngoài biển vào bờ. Vấn đề rác thải nhựa ở đây là không phải vấn đề của vùng mà là vấn đề toàn cầu, do đó cần phải có sự phối hợp của nhiều bên nhằm giải quyết vấn đề này ”. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được dòng chảy của rác thải nhựa từ đất liền ra biển. Dòng chảy này chịu tác động của nhiều yếu tố và có sự thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, 76,1% rác thải nhựa lớn được vận chuyển về phía Nam; 23% tích tụ ở gần bờ biển thuộc đồng bằng sông Hồng, trong đó khoảng 7,04% tích tụ trong phạm vi 25 km về phía bắc và 15,96% trong phạm vi 75 km về phía nam của cửa sông Ba Lạt (Nam Định). Còn vào mùa mưa, 42% rác nhựa được đưa ra vùng ngoài khơi vịnh Bắc Bộ; Các mô hình vận chuyển dọc bờ biển về phía bắc (24,8%) và phía nam (11,7%) thay đổi nhiều do thường xuyên bị bão làm thay đổi và phá vỡ. PV GS. THOMAS WAGNER Đại học Heriot-Wyatt, Vương quốc Anh “Có rất nhiều khía cạnh khác nhau mà chúng ta đã xem xét để có được cái nhìn tổng quan hơn về nhựa trong môi trường. Chúng tôi đã xem xét vấn đề từ nguồn gốc nơi nhựa đi đến bồn chứa cuối cùng. Và chúng tôi thấy nhựa có sự di chuyển”. Tác động của rác thải nhựa lớn ảnh hưởng trực tiếp đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. Rác thải nhựa đang làm hiệu suất đánh bắt cũng như hiêụ quả kinh tế của người nông dân. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề, các cộng đồng ven biển đống vai trò quan trọng, họ cung cấp những hiểu biết giá trị về sự phân bố nhựa theo mùa, với các loại rác thải phổ biến bao gồm túi ni lông, chai nhựa và bao bì thực phẩm, đặc biệt là trong mùa mưa. Tuy nhiên, nhận thức về vi nhựa và tác động của vi nhựa còn thấp trong phần lớn bộ phận ngư dân, người nuôi trồng thủy sản và khách du lịch. PV Bà NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng “Hải Phòng tham dự vào trong dự án này với vai trò là địa phương. Trong đó, mặc dù công tác tuyên truyền rất quan trọng và luôn luôn được chủ trọng để làm trước một bước, tuy nhiên sau công tác tuyên truyền, các giải pháp và kỹ thuật cũng là một biện pháp để hỗ trợ cho các giải pháp môi trường đi vào thực tế đời sống”. Từ những kết quả đã nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra khuyến nghị nhằm giải thiểu rác thải nhựa và vi nhựa, từ đó giúp cơ quan quản lý cũng như người dân ứng phó với các tác hại mà vi nhựa gây ra cho con người. |