Ngành chăn nuôi gia cầm làm gì để tránh khủng hoảng?

Để chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững, cần một chiến lược quốc gia tổng thể từ đầu tư giống, công nghệ đến xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, xúc tiến thương mại.

Vân Anh  | 18:31 26/05/2025

Ngành chăn nuôi gia cầm làm gì để tránh khủng hoảng?

Tự động

Ngành chăn nuôi gia cầm làm gì để tránh khủng hoảng?

Thưa quý vị, với sản lượng thịt gia cầm 2,4 triệu tấn và tổng sản lượng trứng đạt hơn 2 tỷ quả vào năm ngoái. Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.

Thế nhưng, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bên cạnh kết quả đạt được, ngành chăn nuôi gia cầm cũng đang đối diện với những thách thức không nhỏ khi tăng trưởng sản xuất đang có xu hướng giảm, hiệu quả sản xuất giảm dần. Ngoại trừ khu vực chăn nuôi công nghiệp, còn lại năng suất chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn được đánh giá là thấp, giá thành cao. Bên cạnh đó là nhiều vấn đề như hệ thống sản xuất gia cầm bị cắt khúc, liên kết chuỗi còn yếu, hoạt động xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, chưa có nhiều sản phẩm chế biến. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác đã phát triển hàng trăm mặt hàng chế biến sâu từ chăn nuôi.

 

Ngành gia cầm làm gì để tránh khủng hoảng?

Để tháo gỡ những khó khăn này, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng như ngành chăn nuôi các địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực. Những chính sách thúc đẩy chăn nuôi được ban hành, những mô hình chăn nuôi hiện đại, thân thiện với môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng được nhân rộng, công tác thú y, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi và chăn nuôi an toàn sinh học được triển khai mạnh mẽ.

Và gần đây nhất, khi những thông tin thất thiệt về ‘trứng giả’ lan truyền trên mạng xã hội khiến người tiêu dùng hoang mang, ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi. Ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương cũng đã ngay lập tức có động thái đính chính và bảo vệ ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.

Định hướng lâu dài cho chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Phùng Đức Tiến nhấn mạnh cần một chiến lược quốc gia tổng thể, từ đầu tư giống, công nghệ, đến xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và xúc tiến thương mại toàn cầu. Trong đó, phát triển chế biến và chế biến sâu được xem là một trong những giải pháp quan trọng.

Băng Thứ trưởng Tiến

Vâng thưa quý vị, có thể thấy, dù đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, ngành chăn nuôi gia cầm vẫn đang từng bước chuyển mình, hướng tới một nền sản xuất hiện đại, hiệu quả và bền vững hơn. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng cùng sự đồng hành của người chăn nuôi và doanh nghiệp, kỳ vọng trong thời gian tới, ngành gia cầm nước ta không chỉ vững vàng trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế một cách mạnh mẽ hơn.

Tự động

Ngành chăn nuôi gia cầm làm gì để tránh khủng hoảng?

Để chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững, cần một chiến lược quốc gia tổng thể từ đầu tư giống, công nghệ đến xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, xúc tiến thương mại.

Vân Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin môi trường ngày 28/5/2025: Yên Bái ‘trảm’ lò đốt than gây ô nhiễm
Thời sự

Yên Bái ‘trảm’ lò đốt than gây ô nhiễm; Trám ‘lỗ hổng’ quản lý rác thải nhựa; Nhà thầu ở Nha Trang xin lỗi dân vì gây ô nhiễm.

Bản tin môi trường ngày 28/5/2025: Yên Bái ‘trảm’ lò đốt than gây ô nhiễm
Thời tiết nông vụ ngày 28/05/2025: Mưa lớn ở nhiều vùng, đề phòng ngập úng
Thời sự

Với đợt mưa lớn đang bao phủ diện rộng, bà con tại vùng núi phía Bắc cần đặc biệt cảnh giác trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thời tiết nông vụ ngày 28/05/2025: Mưa lớn ở nhiều vùng, đề phòng ngập úng