Giai đoạn nước rút chống khai thác IUU

Giai đoạn nước rút chống khai thác IUU; Hàng ngàn mô hình sinh kế giúp giảm tỉ lệ hộ nghèo; Sơn La chuẩn bị tuần tra bảo vệ rừng khu vực biên giới.

Quỳnh Anh  | 09:06 05/05/2025

Giai đoạn nước rút chống khai thác IUU

Tự động

Giai đoạn nước rút chống khai thác IUU

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Giai đoạn nước rút chống khai thác IUU
  • Hàng ngàn mô hình sinh kế giúp giảm tỉ lệ hộ nghèo
  • Tập trung phòng, trừ sinh vật gây hại lúa
  • Sơn La chuẩn bị tuần tra bảo vệ rừng khu vực biên giới
  • Kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê
  • Thanh Hóa nâng tầm sản phẩm nông nghiệp chủ lực
  • Cây quế giúp bà con dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu
  • Vượt thời tiết bất thuận, Quảng Nam thắng lợi vụ đông xuân

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Giai đoạn nước rút chống khai thác IUU

Thưa quý vị và bà con, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa yêu cầu các địa phương bước vào giai đoạn nước rút về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định - IUU, với mục tiêu gỡ thẻ Vàng của Ủy ban châu Âu – EC trong quý IV năm nay. Theo đó, gỡ thẻ Vàng của EC không chỉ là yêu cầu bắt buộc để duy trì đà phục hồi mà còn là điều kiện tiên quyết để mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản đặc biệt vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). Do đó, bằng mọi giải pháp phải ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm vào vùng biển nước ngoài, nếu vi phạm phải xử lý thật nghiêm. Bên cạnh đó phải quản lý tàu cá, đảm bảo tàu cá đi khai thác trên biển đủ điều kiện và phải đảm bảo 100% lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU cũng như các thị trường khác phải đảm bảo hợp pháp.

 
  • Hàng ngàn mô hình sinh kế giúp giảm tỉ lệ hộ nghèo

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã quan tâm đầu tư nguồn vốn cho các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Theo đó, giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn thực hiện chương trình đã được đầu tư cho hơn 2.700 công trình xây dựng phục vụ giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, nước sạch, văn hóa... Các nguồn vốn cũng hỗ trợ xây dựng, nhân rộng gần 9.400 dự án, mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với hơn 213.000 hộ, chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo tham gia. Qua đó, thực hiện mục tiêu tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

  • Tập trung phòng, trừ sinh vật gây hại lúa

Những ngày qua, thời tiết thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh vật gây hại lúa, nhất là trên các trà lúa đông xuân ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Dự báo trong vài ngày tới, nhiều đối tượng sinh vật gây hại tiếp tục phát sinh và có khả năng gia tăng diện tích nhiễm. Các địa phương cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, chủ động các biện pháp phòng, trừ nhằm tránh lây lan trên diện rộng. So với cùng kỳ, thời điểm này diện tích lúa nhiễm sâu, bệnh đang có chiều hướng gia tăng. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sinh vật hại gây ra, các địa phương cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi sát diễn biến tình hình sinh vật gây hại chính trong thời kỳ xung yếu trên các cây trồng chủ lực ở địa phương để chủ động các biện pháp phòng chống kịp thời nhằm bảo vệ tốt sản xuất.

  • Sơn La chuẩn bị tuần tra bảo vệ rừng khu vực biên giới

Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La vừa ban hành Kế hoạch tổ chức tuần tra công tác bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng khu vực biên giới giữa tỉnh Sơn La và Hủa Phăn, Lào. Theo kế hoạch, chuyến tuần tra sẽ được triển khai trong tháng 5 này, trên khu vực vành đai biên giới gồm: Tuyến biên giới dọc Đồn Biên phòng Chiềng On và Tuyến biên giới dọc Đồn Biên phòng Chiềng Tương. Hoạt động tuần tra nhằm xác định các khu vực rừng trọng điểm để kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm như chặt phá rừng, xâm canh, xâm cư, lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép qua biên giới. Qua đó hướng tới nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR, phát hiện sớm các hành vi vi phạm tại khu vực biên giới 2 tỉnh.

  • Kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

Gia Lai hiện có hơn 106.000 ha cà phê. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả. Đồng thời, tỉnh Gia Lai cũng ưu tiên phân bổ kinh phí để tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lưu thông, sử dụng trên địa bàn và đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh công tác quản lý tổ chức hội thảo, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tại địa phương. Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp giả, nhái, kém chất lượng, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất.

  • Thanh Hóa nâng tầm sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Với mục tiêu phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đã xác định có 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Từ đó, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương để xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Cùng với đó, ngành nông nghiệp đã triển khai nghiên cứu xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp trong toàn tỉnh. Dựa trên thế mạnh của mỗi địa phương, hiện toàn tỉnh đã xây dựng và hình thành các vùng nuôi trồng cây, con chủ lực tập trung quy mô lớn, các sản phẩm chăn nuôi cũng đang được người dân chú trọng nâng cao chất lượng.

  • Cây quế giúp bà con dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu

Được mệnh danh là "vàng xanh" của vùng rẻo cao, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, cây quế đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân huyện miền núi Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh.​ Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Môi trường Bình Liêu, toàn huyện hiện có 690 ha trồng quế tại 7 xã. Việc phát triển cây quế đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, với thu nhập bình quân đầu người đạt 75,5 triệu đồng/năm vào cuối năm 2024. Huyện đặt mục tiêu đến cuối năm nay sẽ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, với thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng/năm.​ Sắp tới, huyện Bình Liêu đang phối hợp với các đơn vị xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm quế địa phương ra thị trường lớn, từng bước xây dựng thương hiệu “Quế Bình Liêu” như một sản phẩm OCOP chủ lực mang tầm quốc gia.

  • Vượt thời tiết bất thuận, Quảng Nam thắng lợi vụ đông xuân

Vụ đông xuân 2024 – 2025, toàn tỉnh Quảng Nam gieo sạ gần 42.000ha lúa. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương đã thu hoạch được khoảng 30% diện tích. Theo lịch thời vụ, đến ngày 5/5, Quảng Nam sẽ cơ bản hoàn thành công tác thu hoạch. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết, dự kiến thời gian hoàn thành thu hoạch sẽ kéo dài thêm từ 7 – 10 ngày. Sở Nông nghiệp và môi trường Quảng Nam thông tin, nhìn chung năng suất lúa năm nay có giảm nhưng không đáng kể do ít sâu bệnh hại cũng như bà con sử dụng các loại giống chất lượng, có khả năng chống chịu tốt, lúa trổ đều và có tỷ lệ hạt chắc tương đối cao. Ngành nông nghiệp tỉnh dự kiến năng suất trung bình từ đầu vụ khoảng 5,4 tấn/ha, qua đánh giá năng suất thực tế có khả năng sẽ đạt kế hoạch.

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, sau hơn 1 năm triển khai, các mô hình thí điểm của Đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" đã mang lại những kết quả bước đầu ấn tượng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm 30-50% lượng giống, tiết kiệm phân bón, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và cắt giảm 30-40% lượng nước tưới. Đồng thời, năng suất tăng 2,4-7%, giúp nâng cao thu nhập của nông dân thêm 12%-50%. Mô hình cũng đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính, với mức giảm trung bình 2-12 tấn CO2 tương đương/ha. Để việc thực hiện Đề án đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đề nghị:

Đối thoại

Băng

Kim Anh (băng dùng lần 2)

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Giai đoạn nước rút chống khai thác IUU

Giai đoạn nước rút chống khai thác IUU; Hàng ngàn mô hình sinh kế giúp giảm tỉ lệ hộ nghèo; Sơn La chuẩn bị tuần tra bảo vệ rừng khu vực biên giới.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 05/05/2025: Nắng nóng lan rộng, đề phòng cháy rừng
Thời sự

Nhiều cánh rừng ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang bước vào mức cảnh báo cháy rừng cấp độ cao, cần đặc biệt quan tâm công tác phòng cháy.

Thời tiết nông vụ ngày 05/05/2025: Nắng nóng lan rộng, đề phòng cháy rừng
Dự báo thời tiết ngày 4/5/2025: Bắc bộ nắng nóng, Nam bộ mưa lớn
Thời sự

Hôm nay (4/5) miền Bắc có nắng từ sớm, nhiệt độ cao nhất có thể vượt 35 độ C. Tây Nguyên và Nam bộ tiếp tục mưa rào.

Dự báo thời tiết ngày 4/5/2025: Bắc bộ nắng nóng, Nam bộ mưa lớn