Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Môi trường; Australia hoàn tất khâu cuối, mở cửa chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam.

Quỳnh Anh  | 08:31 12/05/2025

Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Tự động

Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Môi trường

SỐ  – 18– 2025

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Môi trường
  • Australia hoàn tất khâu cuối, mở cửa chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam
  • Mong manh đai rừng ven biển ĐBSCL
  • Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa
  • Cơ giới hóa nông nghiệp tại Trà Vinh đạt tới 98%
  • Hà Tĩnh: Gấp rút hoàn thành xóa hơn 1.400 nhà tạm, nhà dột nát
  • Các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy hiệu quả
  • Phú Yên đặt mục tiêu có thêm 52 sản phẩm OCOP trong năm nay

 

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cùng các văn bản liên quan của Quốc hội và Chính phủ. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, quy tụ khoảng 500 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, chuyển đổi số hiện nay không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và bảo vệ môi trường sống, toàn ngành cần đổi mới tư duy và lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng phát triển. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

Australia hoàn tất khâu cuối, mở cửa chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam

 
  • Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia vừa chính thức ban hành “Báo cáo cuối cùng về yêu cầu an toàn sinh học đối với quả bưởi tươi nhập khẩu từ Việt Nam”, khẳng định bưởi Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia nếu tuân thủ đầy đủ các biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại và quy trình kiểm dịch thực vật. Theo kế hoạch, sau khi báo cáo được công bố, phía Australia sẽ tiến hành các bước xác minh cuối cùng với Việt Nam để đảm bảo năng lực triển khai các biện pháp kiểm dịch. Khi hoàn tất, các điều kiện nhập khẩu chính thức sẽ được công bố trên cổng thông tin quy định nhập khẩu thực vật và sản phẩm thực vật của nước này.
  • Mong manh đai rừng ven biển ĐBSCL

Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam vừa thực hiện chuyến khảo sát tại 5 tỉnh ven biển ĐBSCL, gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Một vấn đề báo động được các chuyên gia chỉ ra trong đợt này là tình trạng sụt lún đất đang diễn ra trên diện rộng, làm trầm trọng thêm tác động của nước biển dâng, tăng độ sâu ngập úng và đặc biệt là đẩy nhanh quá trình xói lở bờ biển. Khoảng 50% trong tổng số 720 km đường bờ biển ở ĐBSCL đang bị xói lở, gây mất đất trung bình gần 300 ha/năm và xu thế này được dự báo sẽ còn gia tăng. Hệ quả tổng hợp từ các tác động này còn dẫn đến tình trạng suy thoái rừng ngập mặn - vốn là tuyến phòng thủ tự nhiên quan trọng của các địa phương ven biển ĐBSCL khi đến cuối năm 2024, diện tích rừng phòng hộ ven biển và tỷ lệ che phủ rừng của các địa phương này đều ở mức thấp so với yêu cầu bảo vệ bờ biển dài.

  • Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân

Đến tháng 5 này, toàn tỉnh Thanh Hóa đã gieo cấy lúa vụ xuân hơn trên 113.300ha, đạt hơn 100% kế hoạch. Hiện nay nông dân các địa phương đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa giai đoạn làm đòng và hơn 23.100ha lúa đã trổ bông. Qua điều tra đồng ruộng tại một số huyện hiện nay đang xuất hiện bệnh đạo ôn lá gây hại trên cây lúa với diện tích nhiễm 18ha, bệnh khô vằn gây hại rải rác với diện tích nhiễm hơn 50ha. Ngoài ra, một số nơi có chuột gây hại từ nhẹ đến trung bình. Dự báo, từ nay đến cuối vụ, tình hình sâu bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa khuyến cáo nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Khi phát hiện sâu bệnh phun phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu, theo sự hướng dẫn, khuyến cáo của các trung tâm dịch vụ nông nghiệp ở địa phương.

  • Cơ giới hóa nông nghiệp tại Trà Vinh đạt tới 98%

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Trà Vinh, tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng và đến nay đã đạt tới 98%. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại các HTX trên địa bàn tỉnh đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả cao cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường tại các vùng sản xuất. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp và môi trường Trà Vinh tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, máy móc, kho chứa, nhà máy chế biến. Đồng thời, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mua sắm bổ sung máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

  • Hà Tĩnh: Gấp rút hoàn thành xóa hơn 1.400 nhà tạm, nhà dột nát

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay tỉnh đã huy động hơn 147 tỷ đồng, khởi công xây dựng 1.410 nhà ở cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đạt 100% kế hoạch, trong đó gần 600 nhà đã hoàn thành xây dựng. Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, các địa phương trong toàn tỉnh đang chạy đua với thời gian, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm trước 19/5, tạo điều kiện để các hộ nghèo an cư, từng bước ổn định cuộc sống.

  • Các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy hiệu quả

Tại tỉnh Long An, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xây dựng cho 4 loại cây trồng gồm lúa, thanh long, chanh, rau và vùng chăn nuôi bò thịt, nuôi tôm nước lợ. Trong đó, đến nay vùng lúa có gần 64.000ha ứng dụng công nghệ cao, vùng rau có hơn 2.100ha, vùng thanh long trên 5.800ha và vùng chanh hơn 4.100ha. Với vùng chăn nuôi bò thịt, tính từ năm 2022 đến nay, đã xây dựng 5 mô hình điểm. Riêng vùng tôm, diện tích ứng dụng công nghệ cao của mô hình điểm là gần 100ha. Đồng thời người dân đã nhân rộng mô hình với diện tích khoảng gần 1.200ha. Ngoài ra, tỉnh Long An còn có 6 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

  • Phú Yên đặt mục tiêu có thêm 52 sản phẩm OCOP trong năm nay

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Phú Yên đã có 390 sản phẩm OCOP được công nhận, điều này đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các đơn vị, hộ sản xuất kinh doanh. Theo kế hoạch, năm nay, tỉnh này phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 2 sản phẩm OCOP 4 sao. Để Chương trình OCOP đảm bảo thực hiện hiệu quả trong thời gian tới, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Phú Yên sẽ thực hiện việc ban hành các cơ chế, chính sách về hỗ trợ ứng dụng, đổi mới khoa học công nghệ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp điều kiện của địa phương; lồng ghép chặt chẽ chương trình OCOP với chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh.

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua ngành nông nghiệp và môi trường đã đạt một số kết quả tích cực trong phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số như triển khai nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng cảm biến trong giám sát môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và khí tượng, nhưng để đạt được “đột phá phát triển” như yêu cầu mà Nghị quyết số 57 về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị đưa ra, toàn ngành vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trước bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất 5 nhóm giải pháp then chốt:

Đối thoại

Băng

Quỳnh Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Môi trường; Australia hoàn tất khâu cuối, mở cửa chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Mỹ - Trung tạm ngưng áp thuế trong 90 ngày, mở đường đàm phán thương mại
Thời sự

Sau cuộc đàm tại Geneva, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận tạm hoãn áp thuế trong thời gian 90 ngày, đồng thời đồng thuận giảm đáng kể thuế nhập khẩu đối ứng.

Mỹ - Trung tạm ngưng áp thuế trong 90 ngày, mở đường đàm phán thương mại
Bản tin môi trường ngày 12/5/2025: Huế siết chặt xử lý đốt rơm sau thu hoạch
Thời sự

Hà Nội xác lập vùng bảo hộ vệ sinh cho Nhà máy nước mặt sông Hồng; Lâm Đồng: Xử lý nghiêm hành vi xả rác thải nông nghiệp ra hồ Đan Kia - Suối Vàng.

Bản tin môi trường ngày 12/5/2025: Huế siết chặt xử lý đốt rơm sau thu hoạch