Công bố hơn 900 loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều loài mới

Công bố hơn 900 loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều loài mới; Hơn 88.000 hộ được hỗ trợ nhà ở; Gần 200 ha san hô tại vịnh Nha Trang bị mất.

Quỳnh Anh  | 08:56 10/07/2025

Công bố hơn 900 loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều loài mới

Tự động

Công bố hơn 900 loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều loài mới

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 10/7 sẽ có những nội dung chính sau: Công bố hơn 900 loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều loài mới; Hơn 88.000 hộ được hỗ trợ nhà ở theo dự án giảm nghèo; Gần 200 ha san hô tại vịnh Nha Trang bị mất.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 10/7/2025 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Công bố hơn 900 loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều loài mới

Thưa quý vị và bà con, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục các loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với 919 loài gỗ được cập nhật. Theo đó, danh mục mới về các loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam, được tính đến ngày 30/6/2025, thay thế Danh mục gồm 895 loài do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trong năm 2024. Đáng chú ý, trong danh sách công bố lần này có rất nhiều loài gỗ không có tên Việt Nam thường gọi. Bộ NN-MT nhận định, việc Việt Nam dừng khai thác rừng tự nhiên từ năm 2014 và hiện chỉ sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ cao su, gỗ nhập khẩu có truy xuất là minh chứng cho nỗ lực phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp nước ta.

 
  • Hơn 88.000 hộ được hỗ trợ nhà ở theo dự án giảm nghèo

Tính đến hết tháng 6 năm nay, 26/26 địa phương trong cả nước đã xây dựng và phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Dự án 5 trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025. Tổng nhu cầu ban đầu là hơn 92.000 hộ, bao gồm hơn 60.300 hộ cần xây mới và gần 31.800 hộ cần sửa chữa. Trong quá trình triển khai, 15 tỉnh đã thực hiện điều chỉnh Đề án cho sát với thực tế. Sau điều chỉnh, tổng số hộ cần hỗ trợ còn hơn 90.800 hộ, giảm hơn  1.200 hộ so với kế hoạch ban đầu. Về kết quả thực hiện, các tỉnh đã hỗ trợ được trên 88.000 hộ, đạt gần 97% so với tổng số hộ trong Đề án điều chỉnh.

  • Gần 200 ha san hô tại vịnh Nha Trang bị mất

Theo nghiên cứu mới được công bố của Trung tâm Nhiệt đới Việt -Nga, 20 năm qua, vịnh Nha Trang đã mất khoảng 191 ha rạn san hô, tương đương 12% diện tích khảo sát. Trong đó, giai đoạn 2002-2016, quá trình phát triển hạ tầng ven biển như: xây dựng cảng, đường ven biển và resort đã khiến 125 ha rạn san hô biến mất. Nhiều nguyên nhân khác tiếp tục góp phần đẩy san hô vào tình trạng suy thoái kéo dài: ô nhiễm từ đất liền, khai thác hải sản trái phép, hiện tượng sao biển gai bùng phát, nhiệt độ nước biển vượt ngưỡng 30°C gây tẩy trắng san hô, và tác động từ 32 cơn bão trong hơn hai thập kỷ qua. Đây là tín hiệu báo động cho hệ sinh thái biển Nam Trung Bộ và sức hấp dẫn du lịch của một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.

  • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi

Thời gian qua, nhờ sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương và nỗ lực của địa phương, các công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh An Giang đã được đầu tư xây dựng, từng bước khép kín toàn bộ hệ thống. Bên cạnh phục vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi cũng thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp nước ngọt sinh hoạt. Theo Chi cục Thủy lợi An Giang, địa phương nằm trong 3 vùng sinh thái gồm vùng ngọt (thượng nguồn), ngọt - lợ (vùng giữa) và mặn - lợ (ven biển). Trong giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo, An Giang tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống công trình kiểm soát nguồn nước, chống xâm nhập mặn từ biển Tây và biển Đông; xây dựng các công trình chuyển, cấp và nhồi nước, nhất là vùng U Minh Thượng. Cùng với đó, tỉnh hoàn thiện hệ thống điện 3 pha phục vụ vận hành cống; phát triển thủy lợi nội đồng gắn với tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến.

  • Thực hiện chuyển giao quản lý, bảo vệ rừng đúng tiến độ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn về việc tăng cường thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố. Trong đó, đề nghị UBND các xã, phường có rừng kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương, bảo đảm các tổ đội chuyên trách bảo vệ rừng hoạt động hiệu quả, kịp thời ngăn chặn xử lý các vụ phá rừng, cháy rừng xảy ra tại địa phương. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý đất lâm nghiệp năm 2025 của UBND huyện, thị xã có rừng đã và đang thực hiện chuyển giao cho các xã, phường mới bảo đảm đúng tiến độ, thời gian và quy định của pháp luật.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, với vai trò là cầu nối giữa nhà khoa học, chính quyền, doanh nghiệp và nông dân, 6 tháng đầu năm nay, hệ thống khuyến nông cả nước tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân. Qua đó, giúp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Mạng lưới khuyến nông cộng đồng tiếp tục phát triển mạnh và đến nay đã có hơn 5.000 tổ được thành lập trên toàn quốc, lan tỏa phương thức sản xuất bền vững tới người nông dân. Đặc biệt thời gian qua, hệ thống khuyến nông đã có đóng góp to lớn trong quá trình thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia đánh giá:

Băng:

Nguyễn Hoàng Phương Linh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp và môi trường sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 10/7/2025.

  Hôm nay, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy Dự Hội nghị đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 16/6/2022 của Trung ương, 01 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18 của Trung ương làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo về Danh mục nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2026 của Cục Chăn nuôi và Thú y, Cục thủy sản kiểm ngư, Vụ Khoa học công nghệ, Báo NNMT, Tạp chí NNMT. Họp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường: Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Thủy sản. Họp rà soát tiến độ triển khai và giải ngân vốn đầu tư công các Dự án thủy sản. Sau đó, Họp rà soát tiến độ triển khai và giải ngân vốn đầu tư công các Dự án Chăn nuôi.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp hoàn thiện Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Sau đó, Họp về tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp xử lý công việc thường xuyên

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa đến năm 2030.

   Thứ trưởng Hoàng Trung Tiếp và làm việc với Thứ trưởng Thương mại Pakistan

  Thứ trưởng Võ Văn Hưng Tháp tùng Đoàn công tác Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Lào.

  Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa Dự phiên họp thứ 47 của UBTVQH liên quan đến giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

  Thứ trưởng Trần Quý Kiên Thăm và làm việc với Liên đoàn Bản đồ và Địa chất biển miền Bắc. Sau đó, Nghe báo cáo về đề xuất danh mục đầu tư công trung hạn của Cục Địa chất khoáng sản Việt Nam.

  Thứ trưởng Lê Công Thành Nghe báo cáo về các dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bãi chôn lấp chất thải rắn..

  Trong khi đó, Thứ trưởng Lê Minh Ngân Dự Hội nghị đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 16/6/2022 của Trung ương, 01 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18 làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai. Sau đó, Nghe báo cáo việc hoàn thiện hồ sơ tổng kết Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành trung ương đảng khoá XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Công bố hơn 900 loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều loài mới

Công bố hơn 900 loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều loài mới; Hơn 88.000 hộ được hỗ trợ nhà ở; Gần 200 ha san hô tại vịnh Nha Trang bị mất.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin môi trường ngày 10/7/2025: Ô nhiễm tiếng ồn, cần ‘thuốc đặc trị’
Thời sự

Ô nhiễm tiếng ồn, cần ‘thuốc đặc trị’; Cần thiết xây dựng phát thải CO2 đối với ô tô; Quảng Trị: Chất thải trại heo khiến dân khổ theo.

Bản tin môi trường ngày 10/7/2025: Ô nhiễm tiếng ồn, cần ‘thuốc đặc trị’
Thời tiết nông vụ ngày 10/07/2025: Mưa lớn tiếp diễn ở Bắc bộ
Thời sự

Bà con sản xuất nông nghiệp ở vùng trũng và thấp, cần chủ động khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ngập úng.

Thời tiết nông vụ ngày 10/07/2025: Mưa lớn tiếp diễn ở Bắc bộ