Các hồ thuỷ điện lớn sẵn sàng cắt lũ cho hạ du

Các hồ thuỷ điện lớn sẵn sàng cắt lũ cho hạ du; Cần cơ chế điều động lực lượng giữa các xã, chi viện ngay khi có sự cố.

Quỳnh Anh  | 09:32 22/07/2025

Các hồ thuỷ điện lớn sẵn sàng cắt lũ cho hạ du

Tự động

Các hồ thuỷ điện lớn sẵn sàng cắt lũ cho hạ du

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 22/7 sẽ có những nội dung chính sau: Các hồ thuỷ điện lớn sẵn sàng cắt lũ cho hạ du; Cần cơ chế điều động lực lượng giữa các xã, chi viện ngay khi có sự cố; Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa hè thu.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 22/7/2025 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Cần cơ chế điều động lực lượng giữa các xã, chi viện ngay khi có sự cố

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống bão số 3 - Wipha tại TP. Hải Phòng. Kiểm tra tại khu vực cảng cá Ngọc Hải, phường Đồ Sơn, Phó Thủ tướng lưu ý, trước đây một huyện có thể có nhiều xã, nay chỉ còn một đơn vị hành chính cấp xã với quy mô rộng hơn, nhưng nhiệm vụ và áp lực lại phụ thuộc rất lớn vào các điểm xung yếu trên địa bàn. Từ đó, yêu cầu được đặt ra là phải tăng cường nguồn lực - bao gồm vật chất, vật liệu, vật tư, nhân lực - vào đúng các khu vực xung yếu. Đồng thời phải có cơ chế điều động lực lượng giữa các xã, chi viện ngay lập tức. Mỗi xã đều có các tổ xung kích, nhưng khi xã khác xảy ra sự cố thì toàn bộ các xã khác phải chi viện ngay. Cùng ngày, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng tổ chức nhiều đoàn công tác trực tiếp phối hợp với các địa phương phòng, chống bão số 3.

 
  • Các hồ thuỷ điện lớn sẵn sàng cắt lũ cho hạ du

Cũng liên quan tới hoạt động ứng phó bão, theo báo cáo nhanh của Trực ban Phòng, chống thiên tai và an toàn công trình thủy lợi, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, tính đến 10h sáng hôm qua 21/7, phần lớn các hồ chứa thủy lợi trên cả nước vẫn còn nhiều dung tích phòng lũ. Cụ thể, tại khu vực Bắc Bộ, hơn 2.490 hồ chứa đang vận hành với lượng nước trữ trung bình đạt từ 58 đến 85% dung tích thiết kế. Trước đó, tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng thông tin, các hồ chứa thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình đang được vận hành đúng quy trình, sẵn sàng đón và cắt lũ cho hạ du. Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 - WIPHA, các công ty thủy điện đã chỉ đạo toàn bộ các phòng ban, phân xưởng thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, ứng trực 24/24h. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thủy văn, lưu lượng nước đến hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu để có phương án vận hành tối ưu, hạn chế xả thừa; đồng thời có biện pháp bảo đảm vận hành an toàn.

  • Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa hè thu

Thời điểm này, trên những cánh đồng lúa tại các xã đầu nguồn sông Cửu Long giáp biên giới Campuchia của tỉnh Đồng Tháp, không khí thu hoạch lúa hè thu diễn ra khẩn trương. Đây là giai đoạn cao điểm nên nông dân tranh thủ thu hoạch nhanh để kịp thời chuẩn bị cho mùa lũ sắp về. Theo ghi nhận, năng suất lúa hè thu năm nay đạt khoảng 6,25 – 6,5 tấn/ha. Giá lúa bán ra tại ruộng dao động từ 6.200 – 7.000 đồng/kg, tùy giống. Dù chi phí đầu vào cao, nhưng với mức giá hiện tại, nông dân vẫn có lợi nhuận, dù không cao. Dự kiến đến giữa tháng 8, toàn bộ diện tích sẽ được thu hoạch dứt điểm. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cho biết, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh đã xuống giống trên 243.700 ha, hiện diện tích đã thu hoạch gần 106.800 ha. Ngay sau thu hoạch, tại những khu vực có đê bao an toàn, nông dân đã bắt đầu xuống giống vụ thu đông.

  • An Giang gia hạn 1 năm cho tàu cá thuộc diện ‘mất tích’ đăng ký lại

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang vừa có thông báo, tính đến đầu tháng 7 này, An Giang có 277 tàu cá từ 12m trở lên thuộc diện tàu cá “mất tích”. Các trường hợp này bao gồm: tàu đã hết hạn giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật; chưa được cấp hoặc đã hết hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; tàu vi phạm vùng biển nước ngoài hoặc chưa cập nhật thông tin định danh bằng số căn cước công dân của chủ tàu. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang yêu cầu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ban hành thông báo, chủ các tàu cá này phải liên hệ Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư An Giang hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (lĩnh vực thủy sản) Sở Nông nghiệp và Môi trường thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang  để được hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký lại và xin cấp lại giấy phép khai thác thủy sản.

  • Quyết liệt phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xuất hiện một số ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại một số các xã, phường; bên cạnh đó tình trạng người dân lén lút vứt xác lợn bệnh chết ra kênh, mương, sông, suối còn phổ biến, dẫn đến nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lây lan diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chăn nuôi của tỉnh là rất lớn. Do đó, UBND tỉnh Gia Lai vừa yêu cầu thủ trưởng các ban, ngành có liên quan và chủ tịch UBND các xã, phường tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; phải vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. 

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, hiện nước ta có hơn 1,3 triệu ha cây ăn quả với sản lượng khoảng 15 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, chuối chiếm diện tích 161.000ha với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 380 triệu USD vào năm 2024, giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu chuối lớn thứ 9 thế giới. Dứa cũng đạt diện tích trên 52.000ha, dừa gần 202.000ha và chanh leo hơn 12.000ha. Tất cả đều đang có xu hướng mở rộng xuất khẩu và phát triển chế biến sâu. 4 loại trái cây chủ lực gồm chanh leo, chuối, dứa và dừa, được đánh giá là những mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng nhanh, tiệm cận mốc tỷ USD và đang góp phần đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của ngành rau quả nước ta. Tại Diễn đàn “Giải pháp tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm trái cây có lợi thế: Chanh leo, chuối, dứa, dừa” vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-MT Trần Thanh Nam chia sẻ:

Băng:

Quỳnh Anh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp và môi trường sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 22/7/2025.

  Hôm nay, Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng Nghe báo cáo về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" và sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2024, sửa đổi các Nghị định và “Đề án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Vụ Khoa học và Công nghệ và Sơ kết 6 tháng triển khai NQ57. Sau đó, dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Cục Chăn nuôi và Thú y.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Trực/Công tác địa phương chỉ đạo ứng phó cơn bãn số 3

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo về việc giải quyết tài sản giữ hộ nhà nước tại các Công ty cổ phần giống lâm nghiệp

   Thứ trưởng Hoàng Trung Dự Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số giai đoạn tiếp theo

  Thứ trưởng Trần Quý Kiên Nghe báo cáo về Nghị quyết của Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024; Danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng của Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Lê Công Thành Tham dự buổi làm việc của Đoàn Giám sát của Quốc hội với Bộ Tài chính do Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì.

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Các hồ thuỷ điện lớn sẵn sàng cắt lũ cho hạ du

Các hồ thuỷ điện lớn sẵn sàng cắt lũ cho hạ du; Cần cơ chế điều động lực lượng giữa các xã, chi viện ngay khi có sự cố.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin môi trường ngày 21/7/2025: Kinh tế tuần hoàn từ phụ phẩm nông nghiệp
Thời sự

Kinh tế tuần hoàn phụ phẩm nông nghiệp; Lào Cai phạt nhà máy chế biến đá ‘tàn phá’ môi trường; Bắc Ninh ‘trảm’ doanh nghiệp gây ô nhiễm 320 triệu đồng.

Bản tin môi trường ngày 21/7/2025: Kinh tế tuần hoàn từ phụ phẩm nông nghiệp
Thời tiết nông vụ ngày 21/7/2025: Bão số 3 tiến vào vịnh Bắc Bộ
Thời sự

Hôm nay (21/7), bão số 3 tiến vào vịnh Bắc Bộ, cảnh báo mưa lớn và nước dâng nguy hiểm từ Quảng Ninh đến Nghệ An.

Thời tiết nông vụ ngày 21/7/2025: Bão số 3 tiến vào vịnh Bắc Bộ