Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững

Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững; Thành lập tổ công tác trực tiếp hỗ trợ các xã có dịch tả lợn châu Phi.

Quỳnh Anh  | 08:32 17/07/2025

Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững

Tự động

Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 17/7 sẽ có những nội dung chính sau: Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững; Thành lập tổ công tác trực tiếp hỗ trợ các xã có dịch tả lợn châu Phi; Nhanh chóng kiện toàn lực lượng phòng chống thiên tai.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 17/7/2025 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững

Thưa quý vị và bà con, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp vớiWWF-Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Công bố Chiến lược bảo tồn Trung Trường Sơn của WWF- Việt Nam giai đoạn 2026–2030. Chiến lược đặt mục tiêu phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu thông qua các giải pháp dựa vào thiên nhiên, gắn chặt với các mục tiêu toàn cầu và quốc gia về khí hậu, phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Quốc Trị khẳng định, Bộ sẽ đồng hành cùng WWF-Việt Nam và tỉnh Quảng Trị, không chỉ trong chỉ đạo kỹ thuật mà cả trong kiến tạo thể chế, xúc tiến hợp tác quốc tế, đảm bảo việc nhân rộng mô hình ra các tỉnh lân cận trong vùng Trung Trường Sơn, tiến tới mở rộng ra toàn quốc. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Thành lập tổ công tác trực tiếp hỗ trợ các xã có dịch tả lợn châu Phi

Trong nửa đầu tháng 7, toàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận hơn 300 con lợn ốm, chết nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 14 tấn. Trước thực trạng này, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên đang chỉ đạo quyết liệt các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch. Hiện nay, Sở đã thành lập tổ công tác để trực tiếp hỗ trợ các xã đang có nguy cơ xảy ra dịch, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; cử 28 cán bộ thuộc các đơn vị Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, Chi nhánh Trung tâm Khuyến nông và Môi trường khu vực phía Bắc tỉnh trực tiếp xuống xã để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Chỉ đạo kịp thời cấp hóa chất tiêu độc khử trùng cho những nơi có nhu cầu.

 
  • Nhanh chóng kiện toàn lực lượng phòng chống thiên tai

Đến tháng 7 này, toàn tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa nước. Qua thực tế kiểm tra trước mùa mưa bão, các ngành chức năng xác định 57 hồ chứa đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng gây bất lợi cho sản xuất và dân sinh trên địa bàn cũng như gây ra thảm họa nếu bị vỡ hồ chứa. Để sẵn sàng ứng phó thiên tai, Văn phòng thường trực chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh này cho biết, ngay sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động, các xã, phường mới cần triển khai ngay các nội dung của công tác PCTT, đảm bảo công tác PCTT được vận hành thông suốt, kịp thời, hiệu quả. Thành lập “Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự”. Kiện toàn hoặc tổ chức thành lập ngay các đội xung kích PCTT cấp xã. Hoàn thành tất cả công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai cho năm nay.

  • Gia Lai sẽ cán đích kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 7

Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, đến nay, các địa phương tại Gia Lai đã khởi công 100% số nhà theo kế hoạch đề ra. Trong đó, nhiều nơi đã hoàn thành và bàn giao nhà cho người dân đưa vào sử dụng. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, một trong những điểm sáng của quá trình triển khai là việc phân công cán bộ phụ trách địa bàn cụ thể để theo dõi, hỗ trợ sát sao từng hộ dân trong suốt quá trình xây dựng. Các địa phương trong tỉnh đang phấn đấu hoàn thành toàn bộ kế hoạch trong tháng 7, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

  • Giá dừa khô duy trì ở mức cao, người trồng phấn khởi

Thời điểm này, tại các xã chuyên canh dừa trong vùng ngọt hóa Gò Công ở các địa phương phía Đông của tỉnh Đồng Tháp, thương lái đến thu mua dừa khô nguyên liệu với giá từ 150.000 - 180.000 đồng/chục 12 trái. Với mức giá này, người dân có lợi nhuận khá. Đồng Tháp hiện có hơn 21.650 ha dừa, với diện tích cho trái là hơn 18.100 ha, năng suất đạt 13,5 tấn/ha, sản lượng 244.115 tấn/năm, tập trung tại xã chuyên canh dừa trong vùng ngọt hóa Gò Công ở các địa phương phía Đông của tỉnh. Từ năm 2015 đến nay, diện tích dừa đã tăng gần 5.750 ha, với tốc độ tăng trưởng diện tích trung bình 4,5%/năm. Theo thống kê, khi cây dừa vào giai đoạn cho thu hoạch ổn định, nhà vườn trồng dừa thu lợi nhuận trung bình khoảng 91,2 triệu đồng/ha/năm.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, khu vực Trung Trường Sơn của nước ta là một vùng cảnh quan sinh thái có giá trị đặc biệt, nơi hội tụ đa dạng sinh học cao và sự hiện diện của nhiều loài nguy cấp, đặc hữu. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 10 triệu người thuộc hơn 20 dân tộc khác nhau, sinh kế gắn bó mật thiết với rừng và thiên nhiên. Được WWF xếp hạng là một trong 200 khu vực sinh thái có tầm quan trọng toàn cầu, Trung Trường Sơn tiếp tục là cảnh quan ưu tiên chiến lược của WWF tại Việt Nam. Tại Hội nghị Công bố Chiến lược bảo tồn Trung Trường Sơn của WWF- Việt Nam giai đoạn 2026–2030 vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-MT Nguyễn Quốc Trị chia sẻ:

Băng:

Võ Dũng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp và môi trường sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 17/7/2025.

  Hôm nay, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy Xử lý công việc thường xuyên

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Tiếp một số Tập đoàn/Doanh nghiệp Trung Quốc. Sau đó, Kiểm tra tiến độ thực hiện và giải ngân Dự án xây dựng 2 Trạm kiểm dịch Động vật/Thực vật tại sân bay Long Thành

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam Dự họp về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm.

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo Dự thảo thông tư quy định định mức giao rừng, cho thuê rừng. Sau đó, Nghe báo cáo về việc điều chỉnh các đề án thuộc chương trình công tác năm 2025 lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm; Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

   Thứ trưởng Hoàng Trung đi công tác tại Lào Cai.

  Thứ trưởng Võ Văn Hưng xử lý công việc thường xuyên

  Thứ trưởng Nguyễn THị Phương Hoa Nghe báo cáo dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 03 năm 2019 của Chính phủ về quản lý hoạt động viễn thám.

  Thứ trưởng Lê Công Thành Nghe báo cáo về công tác dự báo ô nhiễm không khí.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Lê Minh Ngân Nghe Cục Quản lý đất đai báo cáo về việc xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2024. Sau đó, Tham dự hội nghị toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững

Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững; Thành lập tổ công tác trực tiếp hỗ trợ các xã có dịch tả lợn châu Phi.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin môi trường ngày 16/7/2025: Bãi rửa cát 'băm nát’ môi trường
Thời sự

Bãi rửa cát 'băm nát’ môi trường; Hà Nội xử lý triệt để ô nhiễm nội đô; Nước thải tràn ra biển Nhơn Lý.

Bản tin môi trường ngày 16/7/2025: Bãi rửa cát 'băm nát’ môi trường
Điểm thi THPT phân hóa rõ rệt, nhiều trường Đại học dự kiến hạ điểm chuẩn
Thời sự

Sáng nay (16/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố điểm thiTHPT năm 2025. Cùng với đó, phổ điểm các môn thi cũng được công bố.

Điểm thi THPT phân hóa rõ rệt, nhiều trường Đại học dự kiến hạ điểm chuẩn