Nếu được áp dụng hiệu quả, Hệ thống đặt cọc hoàn trả bao bì đồ uống - DRS sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng rác thải nhựa, cắt giảm CO₂.

Bản tin môi trường ngày 07/7/2025: Khai thác đá tàn phá môi trường
Khai thác đá tàn phá môi trường; Ngừng đốt rơm rạ - Hành động nhỏ cho bầu trời xanh; Hà Tĩnh: Thấp thỏm vì ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Nguyễn Hằng - Trần Văn | 11:09 07/07/2025
Bản tin môi trường ngày 07/7/2025: Khai thác đá tàn phá môi trường
Lead: Khai thác đá tàn phá môi trường; Ngừng đốt rơm rạ - Hành động nhỏ cho bầu trời xanh; Hà Tĩnh: Thấp thỏm vì ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
STT Nội dung Voice Ghi chú
1 Nhạc hiệu 5s
2 Kính chào quý vị! Rất vui được đồng hành cùng quý vị trong Bản tin Môi trường ngày mùng 7 tháng 7 của Báo Nông nghiệp và Môi trường. Trong bản tin hôm nay sẽ có một số thông tin đáng chú ý như sau: Nam
3 Headline:
(Nữ) - Ngừng đốt rơm rạ - Hành động nhỏ cho bầu trời xanh
(Nam) - Hà Nội liên kết vùng bảo tồn đa dạng sinh học
(Nữ) - Lâm Đồng: ‘Đá tặc’ lộng hành giữa rẫy cà phê
(Nam) - Truy xuất nguyên nhân biển Nha Trang nhuộm nước đen
(Nữ) - Hà Tĩnh: Thấp thỏm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Nữ

4 Ngừng đốt rơm rạ - Hành động nhỏ cho bầu trời xanh
Thưa quý vị! Tại Hội nghị tham vấn về dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2025-2030 vừa qua, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ NN&MT cho biết tổng lượng phụ phẩm ngành nông nghiệp khoảng 150 triệu tấn mỗi năm, riêng ngành trồng trọt chiếm khoảng 94 triệu tấn.
Trong số này rơm rạ chiếm 47% trong lĩnh vực trồng trọt và khoảng 30% phụ phẩm đã được tái sử dụng cho các mục đích như làm phân bón hữu cơ, nuôi trồng thủy sản, sản xuất năng lượng sinh khối hoặc nguyên liệu công nghiệp.
Tuy nhiên vẫn còn đến 70% rơm rạ bị bỏ, đốt ngoài đồng hoặc thải ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí. Ngoài ra việc thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cũng là vấn đề nan giải.
Hằng năm ngành nông nghiệp phát sinh khoảng 944 tấn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tuy nhiên tỉ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 62,3%. Phần còn lại bị đốt hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường, tạo ra nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng nói trên, ngành đã tích cực đưa các giải pháp vào chiến lược hành động như tận dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp cho các mục đích có giá trị gia tăng như sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng tái tạo, phân bón sinh học.
Đồng thời khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến như chế biến sinh học tại chỗ, sản xuất enzyme để đẩy nhanh quá trình phân hủy phụ phẩm. Nữ
5 Hà Nội liên kết vùng bảo tồn đa dạng sinh học
Liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, thưa quý vị, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3848 về việc triển khai đề án tăng cường liên kết vùng trong bảo tồn, khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.
Để triển khai hiệu quả đề án, UBND thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành. Trong đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ trì các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học.
Đồng thời, cơ quan này sẽ tổ chức các hoạt động nhằm duy trì hệ sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn, tập trung vào bảo tồn Voọc mông trắng - một trong những loài động vật quý hiếm đặc hữu của Việt Nam. Song song đó là triển khai kế hoạch bảo tồn chim hoang dã và chim di cư tại khu vực bãi giữa Văn Lang trong giai đoạn 2026-2030.
Sở Du lịch được giao nhiệm vụ xây dựng mô hình liên kết du lịch sinh thái giữa các khu bảo tồn thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng. Trọng tâm là phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Ba Vì, và khai thác du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn tại quần thể di tích Hương Sơn (Chùa Hương), cũng trong giai đoạn 2026-2030.
UBND thành phố cũng yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan và UBND các địa phương phối hợp đồng bộ, hiệu quả để thực hiện đề án. Trọng tâm là phát huy vai trò liên kết vùng, gắn bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực du lịch sinh thái, dịch vụ nông nghiệp và gìn giữ di sản thiên nhiên vùng châu thổ sông Hồng - khu vực có ý nghĩa sinh thái và văn hóa đặc biệt quan trọng. Nam
6 Lâm Đồng: ‘Đá tặc’ lộng hành giữa rẫy cà phê
Tiếp tục là thông tin nóng về tình trạng khai thác đá trái phép tại Lâm Đồng. Thưa quý vị! Tình trạng khai thác đá trái phép trong vườn cà phê tại thôn Thanh Bình thuộc xã Bảo Lâm 1 và thôn Đông La 2 thuộc xã Bảo Lâm 2, đã phá hủy đất canh tác, gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương đã vào cuộc kiểm tra, yêu cầu xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
UBND xã Bảo Lâm 2 vừa cho biết, đơn vị đã trực tiếp phối hợp các đơn vị kiểm tra hiện trường vụ khai thác đá trái phép giữa rẫy cà phê tại thôn Thanh Bình và thôn Đông La 2 sau khi nhận thông tin.
Theo đó UBND xã chỉ đạo Công an xã Bảo Lâm 2 phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo pháp luật. Sau khi có kết quả kiểm tra, cơ quan sẽ thông tin đến báo chí.
Trước đó, sáng 5/7, người dân thôn Thanh Bình, xã Bảo Lâm 1 và thôn Đông La 2, xã Bảo Lâm 2 phản ánh đến chính quyền địa phương về tình trạng khai thác đá trái phép diễn ra công khai trong các vườn cà phê.
Tại hiện trường, khu vực vườn cà phê tại thôn Thanh Bình bị biến thành “công trường” khai thác đá chẻ. Hầm khai thác rộng hàng ngàn mét vuông, đất đai bị đào bới nham nhở để lấy đá chẻ và đá xây dựng.
Các đối tượng dựng lều bạt và treo võng trong vườn sầu riêng lân cận để nghỉ ngơi. Nữ
7 Truy xuất nguyên nhân biển Nha Trang nhuộm nước đen
Liên quan đến môi trường nguồn nước, thưa quý vị, Chi cục Khoáng sản và Bảo vệ môi trường thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Khánh Hòa vừa cho biết, hiện tượng nước đen tại biển Hòn Chồng (Nha Trang) xuất phát từ việc hệ thống thoát nước đô thị chưa tách riêng hoàn toàn giữa nước mưa và nước thải.
Tình trạng này khiến khu vực biển Hòn Chống, phía Bắc vịnh Nha Trang thường phát sinh màu đen, ô nhiễm môi trường biển sau các trận mưa lớn. Các điểm xả nước đen ra biển chủ yếu nằm dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng, tại các cửa xả ở công viên Bờ Biển 4 gần cầu Trần Phú, Hòn Chồng, Đặng Tất, Ba Làng và Núi Một.
Theo Chi cục Khoáng sản và Bảo vệ môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường Khánh Hòa, các cửa xả Hòn Chồng và Đặng Tất đã được đầu tư hệ thống trạm bơm và giếng tách từ năm 2015, nhằm thu gom nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Bắc Nha Trang.
Tuy nhiên, vào mùa mưa, hoặc những thời điểm có mưa lớn kéo dài, lưu lượng nước lớn vượt công suất trạm bơm khiến nước thải chưa được xử lý bị pha loãng và tràn theo dòng mưa ra biển qua các cửa xả.
Ngoài ra, một số thiết bị của trạm bơm Đặng Tất đã xuống cấp sau thời gian dài sử dụng, dẫn đến hiệu quả vận hành suy giảm, không bảo đảm khả năng tách, thu gom triệt để nước thải. Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, việc quy hoạch và quản lý hạ tầng thoát nước cũng bộc lộ nhiều bất cập. Nam
8 Hà Tĩnh: Thấp thỏm vì ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
Thưa quý vị! Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sinh sống ở tổ dân phố 1, phường Thành Sen, trước đây là phường Nam Hà, tỉnh Hà Tĩnh về sự việc chủ một vườn cây cảnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bao gồm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình chăm sóc hoa, cây cảnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe người dân và ô nhiễm môi trường.
Theo các hộ dân, cách đây chừng 5 tháng, ông Nguyễn Văn Cúc (SN 1962, trú TDP 1, phường Thành Sen, trước là phường Nam Hà) sử dụng vỉa hè, hành lang đường ở ngõ 33, đường Hà Huy Tập, TDP 1, phường Thành Sen, gần khu vực công viên hồ Bồng Sơn, để kinh doanh hoa, cây cảnh.
Những ngày đầu, ông Cúc tập kết một số ít cây cảnh, tuy nhiên, sau này, chủng loại và số lượng hoa, cây cảnh ngày càng nhiều hơn, diện tích chiếm dụng hành lang, vỉa hè vì thế cũng lớn hơn. “Nhà vườn” của hộ ông Nguyễn Văn Cúc hiện có chiều dài khoảng 100m, rộng chừng 6m, chạy dọc ngõ 33, đường Hà Huy Tập.
Điều khiến các hộ dân sinh sống gần khu vực “nhà vườn” của ông Cúc lo lắng là việc chủ vườn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc cây cảnh, ảnh hưởng lớn tới môi trường, sức khỏe của người dân.
Các hộ dân ở TDP 1, phường Thành Sen mong muốn chính quyền địa phương sớm kiểm tra, có biện pháp xử lý khu vực nhà vườn của ông Nguyễn Văn Cúc đang kinh doanh, nhất là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngay sát khu dân cư. Nữ
9 Và thông tin vừa rồi cũng đã khép lại Bản tin Môi trường ngày mùng 7 tháng 7. Cảm ơn quý vị đã quan tâm và đồng hành. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong bản tin ngày mai! Nam
Bản tin môi trường ngày 07/7/2025: Khai thác đá tàn phá môi trường
Khai thác đá tàn phá môi trường; Ngừng đốt rơm rạ - Hành động nhỏ cho bầu trời xanh; Hà Tĩnh: Thấp thỏm vì ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Nguyễn Hằng - Trần Văn
Các chương trình
Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới; Thủ phủ chanh ĐBSCL lao đao vì giá thấp; Liên kết bảo vệ đa dạng sinh học vùng ĐBSH.