
Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới
Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới; Thủ phủ chanh ĐBSCL lao đao vì giá thấp; Liên kết bảo vệ đa dạng sinh học vùng ĐBSH.
Quỳnh Anh | 13:27 07/07/2025
Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới
SỐ – 26 – 2025
Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh
Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO
Đồ họa: Khánh Thiện
MC1: Tùng Sơn
MC2: Anh Quỳnh
Nhạc hiệu (25 giây)
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.
Headline ( 45 giây)
- Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới
- Nguồn nước cho sản xuất dồi dào nhưng cần đề phòng ngập úng
- c
- Thủ phủ chanh ĐBSCL lao đao vì giá thấp
- Xử lý nghiêm hành vi môi giới đưa tàu đi khai thác trái phép
- Liên kết bảo vệ đa dạng sinh học vùng Đồng bằng sông Hồng
- Hợp tác phát triển nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào
- Nhiều giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả xứ Tuyên
- Đồng Tháp số hóa ngành cá tra
Sau đây là nội dung chi tiết:
- Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2025. Theo thông tin tại Hội nghị, trong 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đạt nhiều kết quả nổi bật. Bên cạnh thực hiện tinh gọn bộ máy và triển khai hiệu quả các chính sách của Trung ương, Trung tâm chú trọng xây dựng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, trồng trọt giảm phát thải, chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững. Mạng lưới khuyến nông cộng đồng phát triển mạnh với hơn 5.000 tổ được thành lập trên toàn quốc, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, thông tin truyền thông, các nội dung gắn với truy xuất nguồn gốc, tư vấn thị trường. Ngoài ra, Trung tâm cũng tổ chức nhiều sự kiện phục vụ chỉ đạo sản xuất của Bộ Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
-
Nguồn nước cho sản xuất dồi dào nhưng cần đề phòng ngập úng
Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ NN-MT thông tin, dự báo đến cuối tháng 7, các hồ ở khu vực miền núi phía Bắc, trung du, đồng bằng Bắc Bộ đạt 50-100% dung tích thiết kế. Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi khuyến cáo các địa phương cần đề phòng nguy cơ xảy ra ngập lụt, úng trong mùa mưa. Bên cạnh đó, dự báo các hồ ở Bắc Trung Bộ trung bình đạt bình đạt khoảng 60% dung tích thiết kế. Vụ Hè thu 2025 cơ bản đủ nước đảm bảo sản xuất. Khu vực Nam Trung Bộ dù có nguồn nước dồi dào hơn các năm trước nhưng vẫn cần đề phòng nếu thời tiết nắng nóng và không mưa kéo dài, nguy cơ thiếu nước có thể xảy ra trên địa bàn Quảng Ngãi và Phú Yên (cũ) với tổng diện tích bị ảnh hưởng từ 1.000-2.000 ha.
- Thủ phủ chanh ĐBSCL lao đao vì giá thấp
Những ngày đầu tháng 7, xã An Trường, tỉnh Vĩnh Long, nơi được mệnh danh là “thủ phủ chanh” của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đang oằn mình trước cơn khủng hoảng khi giá chỉ còn 2.000 – 2.500 đồng/kg, chưa bằng nửa chi phí đầu tư. Tại vùng chuyên canh chanh này, không khí ảm đạm bao trùm khắp các vườn cây trái trĩu quả. Thương lái thưa thớt, người dân ngán ngẩm không buồn thu hoạch. Theo thống kê, đầu ra của chanh Vĩnh Long hiện vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường nội địa và xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia, Trung Quốc. Tuy nhiên, vì thiếu liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ, người trồng chanh thường xuyên rơi vào vòng luẩn quẩn: “được mùa thì rớt giá, được giá lại mất mùa”.
- Xử lý nghiêm hành vi môi giới đưa tàu đi khai thác trái phép
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, thời gian qua, địa phương đã ban hành kế hoạch hành động cao điểm, chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu - EC lần thứ 5. Theo đó, các dữ liệu liên quan đến tàu cá của tỉnh đều được nhập đầy đủ vào phần mềm VNFishbase. Danh sách các tàu chưa đủ điều kiện khai thác, chưa lắp thiết bị đã được gửi về địa phương để quản lý chặt chẽ. Sở Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản - Biển đảo thành lập tổ trực 24/24 giờ để xử lý thông tin từ hệ thống giám sát tàu cá. Trong tháng 7 này, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm các chỉ đạo về chống khai thác IUU, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đặc biệt là môi giới đưa tàu đi khai thác trái phép.

- Liên kết bảo vệ đa dạng sinh học vùng Đồng bằng sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn về việc triển khai Đề án Tăng cường liên kết vùng trong bảo tồn, khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên vùng Đồng bằng Sông Hồng. Trong đó, đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ trì các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học. Đồng thời, cơ quan này sẽ tổ chức các hoạt động nhằm duy trì hệ sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn, tập trung vào bảo tồn Voọc mông trắng – một trong những loài động vật quý hiếm đặc hữu của Việt Nam. Song song đó là triển khai kế hoạch bảo tồn chim hoang dã và chim di cư tại khu vực bãi giữa Văn Lang trong giai đoạn 2026-2030.
-
Hợp tác phát triển nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào
Cuối tháng 6 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La đã tổ chức tập huấn cho cán bộ nông lâm 9 tỉnh nước bạn Lào về kỹ thuật chiết, ghépcây ăn quả, tập huấn kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò, góp phần nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn gia súc... Ngoài ra, đoàn cán bộ các tỉnh nước bạn Lào còn được thực địa, tham quan các mô hình trồng trọt và chăn nuôi tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ năm 2020 đến nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La cùng đã hỗ trợ nông dân nhiều tỉnh của Lào 17.900 giống cây ăn quả; thực hiện 70 ha mô hình trồng xoài, nhãn, cam, bưởi. Phối hợp khảo sát lựa chọn địa điểm triển khai thực hiện mô hình trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp tại 5 tỉnh… Thời gian tới, Sơn La sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật để các tỉnh bạn áp dụng phù hợp, góp phần vun đắp tình đoàn kết, gắn bó giữa hai bên.
- Nhiều giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả xứ Tuyên
Tỉnh Tuyên Quang có trên 17.550 ha cây ăn quả, sản lượng trên 200.000 tấn/năm, gồm các cây ăn quả chủ lực như cam, bưởi và các loại cây ăn quả có lợi thế như cây chuối, cây nhãn, cây na, cây hồng... Để phát huy tiềm năng, phát triển cây ăn quả bền vững, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển, mở rộng diện tích theo quy hoạch, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cây ăn quả, bảo đảm sự phát triển bền vững. Hiện nay, Tuyên Quang có gần 2.200 ha cây ăn quả áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Trên 70 % số hộ nông dân sản xuất cây ăn quả hiểu biết và ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp - IPM, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và Ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin quản lý dữ liệu bảo vệ thực vật trong giám sát dịch hại cây trồng, tổng hợp dịch hại.
-
Đồng Tháp số hóa ngành cá tra
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng cá travới mục tiêu phát triển ngành hàng cá tra bền vững, hiện đại dựa trên việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lý. Theo đó, Đồng Tháp phấn đấu có 100% cơ sở nuôi cá tra được cấp số hóa mã nhận diện theo quy định, 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định. Phấn đấu trên 75% con giống phục vụ nuôi thương phẩm chất lượng cao, đảm bảo 60% các cơ sở sinh sản cá tra bột phải sử dụng đàn cá cải thiện di truyền. Môi trường nuôi cá tra tiếp tục được giám sát chặt chẽ.
Nhạc cắt
Thưa quý vị và bà con, trong 6 tháng đầu năm nay, công tác khuyến nông tiếp tục được triển khai hiệu quả trên phạm vi cả nước với nhiều nhiệm vụ quan trọng được thực hiện và đạt nhiều kết quả nổi bật. 6 tháng cuối năm, để kiện toàn bộ máy khuyến nông phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Thứ trưởng Bộ NN-MT Trần Thanh Nam đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp chặt chẽ với các địa phương để rà soát tổng thể toàn bộ hệ thống và cơ chế hoạt động khuyến nông từ cơ sở đến Trung ương với tư tưởng xuyên suốt là khuyến nông bao phủ tới các địa phương.
Đối thoại
Băng
Phương Linh
Nhạc
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!
Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới
Phát triển hệ thống khuyến nông ở mọi địa phương phù hợp bối cảnh mới; Thủ phủ chanh ĐBSCL lao đao vì giá thấp; Liên kết bảo vệ đa dạng sinh học vùng ĐBSH.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Nếu được áp dụng hiệu quả, Hệ thống đặt cọc hoàn trả bao bì đồ uống - DRS sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng rác thải nhựa, cắt giảm CO₂.
Khai thác đá tàn phá môi trường; Ngừng đốt rơm rạ - Hành động nhỏ cho bầu trời xanh; Hà Tĩnh: Thấp thỏm vì ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.