Bản giao hưởng đa dạng sinh học nơi cửa sông

Vườn quốc gia Xuân Thủy, nơi sông Hồng hòa vào biển lớn là minh chứng sống động cho vẻ đẹp và giá trị của đa dạng sinh học.

Quỳnh Anh  | 10:10 22/05/2025

Bản giao hưởng đa dạng sinh học nơi cửa sông

Tự động

Bản giao hưởng đa dạng sinh học nơi cửa sông

Băng thơ

“Bình minh rạng rỡ vùng duyên hải

Nao nức muôn loài mỗi sớm mai

Ríu rít bầy chim say giấc mộng

Ramsar Xuân Thủy hướng tương lai”

MC

Những vần thơ mộc mạc của anh Dũng – một người gắn bó hơn 20 năm với Vườn quốc gia Xuân Thủy dành tặng cho vùng đất đặc biệt này đã bắt đầu hành trình khám phá của chúng tôi. Miền Bắc vừa đi qua những cơn mưa đầu mùa, trời trong veo, nắng vừa đủ dịu, và tại Xuân Thủy – mùi mằn mặn của biển, hương bùn non ngai ngái quyện cùng gió sông khiến tôi có cảm giác như đang bước vào một thế giới rất khác, nơi thời gian trôi chậm hơn và thiên nhiên lên tiếng bằng thứ ngôn ngữ riêng.

Chúng tôi có mặt tại vườn quốc gia từ khi mặt trời còn chưa lên cao. Anh Dũng vừa dẫn đường vừa kể chuyện – bằng thơ, bằng giọng nói ấm và bằng ánh nhìn đầy nhiệt huyết. Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước liên tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng, ga chim quốc tế, Khu dự trữ sinh quyển thế giới… Cách gọi nào cũng thật ấn tượng, là những danh hiệu cao quý mà vùng đất ngập nước này được ghi nhận, là niềm tự hào không chỉ của bà con, cán bộ quản lý nơi đây mà còn của cả nước ta.

Bản giao hưởng đa dạng sinh học nơi cửa sông

 

Trên quãng đường từ nơi Ban quản lý đóng chân đến chòi quan sát giữa bãi bồi, những thông tin về khu Vườn Quốc gia được anh giới thiệu tường tận. Rằng Vườn Quốc gia Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Nơi đây là vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng với tổng diện tích tự nhiên lên tới hơn 7.000 ha, phù sa bồi đắp qua hàng ngàn năm đã tạo nên một hệ sinh thái vô cùng đặc biệt để Xuân Thủy không chỉ là “nhà” của hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, mà còn là điểm dừng chân của những đàn chim di cư xuyên lục địa.

Băng

Qua giọng kể trầm ấm và ánh mắt đầy nhiệt huyết, anh dẫn chúng tôi đi sâu vào khu bảo tồn, anh kể về sông Hồng – dòng sông mẹ bắt đầu từ Lào Cai, chảy xuôi qua bao làng mạc, cánh đồng, mang theo phù sa màu mỡ nuôi dưỡng cả vùng đồng bằng Bắc Bộ… Và rồi, nó kết thúc hành trình tại đây – nơi sông gặp biển, nơi hình thành nên cái tên Giao Thủy – một sự giao hòa kỳ diệu của nước ngọt và nước mặn, của đất liền và đại dương. Chính nhờ sự giao thoa đó mà hệ sinh thái nơi đây trở nên độc đáo đến lạ kỳ. Chim, cò, cá, đước, sú… tất cả cùng nhau tồn tại, phát triển, giữ gìn sự sống.

Và cũng nhờ vậy, Vườn Quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng đất ngập nước đặc biệt quan trọng — không chỉ về mặt sinh thái, mà còn về đời sống của người dân. Không chỉ nhớ rõ đặc điểm, công dụng của từng loại cây mọc ven dường mà qua chiếc ống nhòm và 1 chiếc telescope, người cán bộ Ban quản lý kiên nhẫn giới thiệu về vùng đất và rừng nơi anh đang góp sức bảo vệ. Từng chòi canh nhỏ giữa đầm lầy là nơi người dân nuôi trồng thủy sản, sinh kế gắn liền với thiên nhiên. Xen giữa những rặng cây ngập mặn, chim, cò nhanh chóng đến rồi đi, anh cũng nhanh chóng đọc đúng tên từng loài, xa xa là ngọn hải đăng dẫn lối cho tàu thuyền hoạt động… Không những vậy, dọc tuyến đường chính dẫn đến chòi quan sát còn có đa dạng hoạt động sinh kế của bà con.

Băng

Công việc lặp lại mỗi ngày thế mà anh chia sẻ bằng niềm tự hào lấp lánh trong ánh mắt. Bởi chỉ cần một cánh chim quay lại, một cây đước lớn thêm là anh đã thấy công sức của mình không uổng phí. Để rồi căn phòng nhỏ của anh – nơi nghỉ ngơi sau những giờ làm nhiệm vụ là cả một thế giới riêng những trang thơ viết tay xếp chồng, hơn 500 bài thơ ngắn dài kể về mưa nắng, về chim rừng, và cả những tâm tình lặng lẽ với đất, với trời.

Băng 3

Rời Xuân Thủy, từ tâm trí tới trái tim mỗi chúng tôi là bầu trời tháng Năm trong vắt và tiếng sóng thì thầm nơi cửa biển. Xuân Thủy không ồn ào. Nhưng chính sự tĩnh lặng đó lại khiến người ta dễ dàng lắng nghe sâu hơn, cảm nhận rõ hơn về một thiên nhiên đang sống, đang thở, đang được người dân và mỗi cán bộ nơi đây gìn giữ, bảo vệ, đang chờ chúng ta trân trọng từng ngày... Và Xuân Thủy – nơi dòng sông Hồng kết thúc hành trình dài hàng nghìn km cũng là nơi một sự sống mới bắt đầu. Ở nơi ấy, thiên nhiên và con người che chở, bảo vệ lẫn nhau, cùng nhau phát triển.

MC 2

Thưa quý vị và bà con, câu chuyện vừa rồi đã cho chúng ta thấy những điểm nổi bật của Vườn quốc gia Xuân Thủy. Thế nhưng, đằng sau vẻ đẹp yên bình ấy, Xuân Thủy cũng đang đối mặt với không ít thách thức từ biến đổi khí hậu, xâm lấn đất rừng ngập mặn, cho đến áp lực sinh kế của người dân sống trong vùng đệm. Và trong hành trình tìm hiểu về Vườn quốc gia này - nơi hội tụ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất châu thổ sông Hồng – chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và trao đổi với ông Vũ Quốc Đạt, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy. Mời quý vị cùng theo dõi.

MC 1: Đối thoại:

  • Thưa ông, Vườn Quốc gia Xuân Thủy là một khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, nổi bật với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Xin ông cho biết, hiện nay, Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang triển khai những biện pháp nào để bảo vệ diện tích rừng ngập mặn trước các nguy cơ từ xâm lấn đất và biến đổi khí hậu?
  • Vườn Quốc gia Xuân Thủy được biết đến là nơi lý tưởng cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng. Vậy công tác phối hợp với cộng đồng địa phương trong việc giữ rừng đang được thực hiện như thế nào, và đâu là những mô hình quản lý rừng cộng đồng hiệu quả mà vườn đang áp dụng, thưa ông?
  • Trong bức tranh lớn hơn, VQG Xuân Thủy nằm trong khu dự trữ sinh quyển ĐBSH, ông kỳ vọng gì vào công tác phối hợp bảo vệ đa dạng sinh học giữa các địa phương, các VQG trong vùng trong thời gian tới?

MC 2:

Nội dung tiếp theo của Chương trình, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, mùa nắng nóng năm 2025 dự báo sẽ kéo dài và gay gắt, do đó, công tác phòng, chống cháy rừng được Chi cục Kiểm lâm Hà Nội xác định là nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Ngay từ đầu năm, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã thực hiện rà soát lại tất cả phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại các khu vực trọng điểm và ở những khu rừng giáp ranh với các tỉnh khác để chủ động phối hợp xử lý sự cố cháy rừng. Đồng thời, chỉ đạo các hạt kiểm lâm giám sát và kiểm tra liên tục tình hình thời tiết, cũng như sự thay đổi của các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cháy. Đặc biệt, các khu vực có dự báo cháy rừng ở cấp IV và cấp V, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội chỉ đạo các trạm kiểm lâm và chốt bảo vệ rừng hoạt động 24/24 giờ trong mùa nắng nóng. Các trạm này có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thường xuyên, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu cháy rừng, không để cháy lan, cháy lớn xảy ra.

Sở NN-MT Hải Dương thông tin, đến ngày 19/5, tỉnh Hải Dương đã trồng được 351 ha rừng các loại, đạt gần 84% kế hoạch năm nay. Tiến độ trồng rừng đang diễn ra nhanh do từ cuối tháng 4 đến nay, Hải Dương thường xuyên có mưa, nhiều ngày trời mát mẻ. Thị trường cây giống phong phú, không bị khan hiếm. Phần lớn hộ dân có diện tích rừng sản xuất đã thuê máy móc, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ vệ sinh rừng, đào hố và trồng cây. Ban Quản lý rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh thường xuyên cử cán bộ xuống địa bàn được phân công tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đúng danh mục loài cây ưu tiên trồng theo quy định của UBND tỉnh, bảo đảm khoảng cách...

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào cuối năm ngoái, sản xuất lâm nghiệp, diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại lớn dẫn tới nhu cầu cây giống phục vụ trồng rừng của năm nay tăng cao. Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh sản xuất được 28,8 triệu cây giống lâm nghiệp các loại, giảm 2 triệu cây so với cùng kỳ của năm 2024. Nguyên nhân chủ yếu là do từ tháng 10 năm ngoái đến trung tuần tháng 4 năm nay, thời tiết hanh khô, người dân không trồng được rừng nên cây giống lưu tại vườn ươm kéo dài, các vườn ươm không luân chuyển gieo ươm được đợt mới. Tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 130 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng hơn 7 nghìn ha rừng tập trung, đạt 70% kế hoạch. Hiện nay tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng, trồng cây phân tán. Hoạt động kiểm soát chất lượng cây giống cũng được địa phương đẩy mạnh thực hiện.

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 395.000 ha rừng, thuộc nhóm các địa phương có tỷ lệ che phủ rừng cao của cả nước. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng kiểm lâm địa bàn, những người lặng thầm giữ rừng, bảo vệ “lá phổi xanh” nơi biên cương Tổ quốc. Theo Chi Cục kiểm lâm Lào Cai, toàn tỉnh hiện có gần 200 kiểm lâm địa bàn được bố trí về các xã, phường, thị trấn, thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tại chỗ tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân sống gần rừng. Mỗi cán bộ kiểm lâm địa bàn hiện phụ trách bình quân khoảng 2.000 ha rừng, chủ yếu tại các xã vùng cao, đi lại khó khăn. Công việc vất vả, nhiều rủi ro, nhưng với phương châm “bám chính quyền, bám dân, bám rừng”, lực lượng kiểm lâm địa bàn đã phát huy vai trò tham mưu hiệu quả cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong xây dựng các phương án bảo vệ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Tự động

Bản giao hưởng đa dạng sinh học nơi cửa sông

Vườn quốc gia Xuân Thủy, nơi sông Hồng hòa vào biển lớn là minh chứng sống động cho vẻ đẹp và giá trị của đa dạng sinh học.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Nan giải vấn đề nước sinh hoạt nông thôn
Đối thoại

Các công trình cấp nước tập trung, nhỏ lẻ hiện nay hoạt động kém hiệu quả, thiếu bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai.

Nan giải vấn đề nước sinh hoạt nông thôn
Cần Giờ ứng dụng công nghệ số trong tuần tra, quản lý rừng ngập mặn
Đối thoại

Với sự hỗ trợ của công nghệ số, công tác tuần tra rừng ngập mặn Cần Giờ đã có nhiều tiện lợi và nâng cao được hiệu quả bảo tồn lá phổi xanh của TP.HCM.

Cần Giờ ứng dụng công nghệ số trong tuần tra, quản lý rừng ngập mặn