Âm vang từ những cánh rừng mới

3 tháng đầu năm, các địa phương đã tập trung cây giống, tăng tốc trồng rừng để khôi phục những diện tích rừng bị thiệt hại từ cuối năm 2024.

Quỳnh Anh  | 20:44 14/04/2025

Âm vang từ những cánh rừng mới

Tự động

Âm vang từ những cánh rừng mới

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, quý I năm nay khép lại với những thành quả đáng kích lệ của toàn ngành nông nghiệp và môi trường, trong đó có điểm sáng là sự phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp. 3 tháng vừa qua, lĩnh vực này đã triển khai tốt kế hoạch phát triển, những thiệt hại về rừng trồng từ cuối năm ngoái thúc đẩy công tác triển khai trồng rừng mạnh mẽ tại các địa phương, con số xuất khẩu lâm sản tiếp tục tăng lên tạo dấu ấn quan trọng, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng của toàn ngành…

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, những thiệt hại lớn về rừng trồng vào cuối năm ngoái và mục tiêu tăng trưởng của năm nay đã tạo áp lực lớn cho lâm nghiệp những tháng đầu năm, thế nhưng bằng sự quyết tâm cao, lĩnh vực này vẫn đem về kết quả tốt. 3 tháng đầu, thời tiết thuận lợi đối với hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trồng. Lũy kế 3 tháng, cả nước đã chuẩn bị trên 309 triệu cây giống; trồng 49 nghìn ha rừng, tăng 12,6%; sản lượng gỗ khai thác 4.346 nghìn m3, tăng 16,6%; thu hơn 836 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 25,3% kế hoạch năm và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước….

 

Bên cạnh đó, phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” được tổ chức thành công tại các địa phương trên cả nước, nhận được sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp và góp phần khôi phục phần lớn diện tích rừng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 năm 2024. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu lâm sản tiếp tục mang về con số ấn tượng trong quý đầu năm. Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục lâm nghiệp và kiểm lâm chia sẻ về những điểm nhấn của ngành trong quý I vừa qua.

Băng ông Trần Quang Bảo 1

MC 2:

Từ những kết quả ấn tượng trong 3 tháng đầu năm, bước sang quý 2, ngành lâm nghiệp đã xây dựng các kế hoạch cụ thể, bám sát tình hình thực tiễn để ứng phó với thách thức. Theo đó trong những tháng tới đây, ngành lâm nghiệp vẫn tập trung theo dõi, đôn đốc chuẩn bị đủ cây giống, hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch, chủ động kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp. Ban hành Quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2024. Tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; chỉ đạo, đôn đốc hệ thống kiểm lâm thực hiện các biện pháp PCCC rừng, bố trí lực lượng thường trực tại các vùng có nguy cơ cháy cao. Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện nghiêm các Công điện, văn bản và tổ chức các đoàn kiểm tra về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng tại các khu vực trọng điểm nguy cơ cao về cháy rừng tại các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ…  Đặc biệt là tiếp tục thực hiện điều tra việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ vào Hoa Kỳ đảm đảm bảo tính minh bạch. Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục lâm nghiệp và kiểm lâm cho biết thêm.

Băng ông Trần Quang Bảo 2:

MC 2:

Có thể thấy trước những yêu cầu của thực tiễn, ngành lâm nghiệp đã chủ động năm bắt tình hình, có những kế hoạch chi tiết, cụ thể để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cũng như công tác thực hiện trồng rừng, trồng cây phân tán… Tại Hội nghị giao ban công tác quý I, nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và quý II năm 2025 của Bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN&MT Phùng Đức Tiến cũng gợi mở một số nhiệm vụ để ngành lâm nghiệp thực hiện trong giai đoạn tới.

Băng TT Tiến

MC 1

Vâng thưa quý vị và bà con, có thể khẳng định trong những thành tựu của ngành nông nghiệp và môi trường ở 3 tháng đầu năm thì lâm nghiệp là điểm sáng. Trước những thách thức của giai đoạn tới, ngành cũng đã chủ động có kế hoạch thích ứng với nhiều kịch bản chi tiết cho các tình huống khác nhau. Tin rằng bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lĩnh vực này sẽ tiếp tục vượt khó và gặt hái thêm nhiều thành quả trong quý II và những tháng còn lại của năm.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực lâm nghiệp

MC1: Thưa quý vị và bà con

Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm và nguy cơ cháy rừng cấp IV - cấp nguy hiểm đối với 64 điểm tại khu vực Nam Bộ. Cụ thể, trong điều kiện nắng nóng bao trùm, độ ẩm thấp, hệ thống cảnh báo cháy rừng của Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm, đã đưa ra cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp V đối với 27 khu vực và cấp IV đối với 37 khu vực rừng tập trung tại khu vực Nam Bộ. 64 khu vực rừng thuộc diện cảnh báo nguy cơ cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm và cấp nguy hiểm, là những vùng đã có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài.

MC 2:

Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã ký công văn về việc tạm ngưng các hoạt động du lịch, tham quan trải nghiệm và câu cá giải trí trong rừng đặc dụng của Vườn quốc gia U Minh Thượng để phục vụ công tác phòng, chống cháy, chữa cháy rừng. Thời gian bắt đầu tạm ngưng các hoạt động từ ngày 10/4 cho đến hết mùa khô năm 2025. Hiện nay Vườn quốc gia U Minh Thượng đã vào những tháng cao điểm mùa khô. Từ đầu tháng 4, thời tiết nắng nóng kéo dài và tăng cao, các khu rừng đặc dụng bắt đầu khô hạn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Đồng thời, trên các đê bao, tuyến đường giao thông trong khu rừng đặc dụng của Vườn quốc gia U Minh Thượng có nhiều vật liệu dễ cháy và đang ở cấp nguy hiểm, sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới. Do đó, Vườn quốc gia U Minh Thượng đóng cửa, tạm ngưng các hoạt động dịch vụ để đảm bảo công tác phòng, chống cháy rừng mùa khô năm 2025.

MC 1:

Tương tự tại Cà Mau, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh này cũng vừa phát đi thông báo khẩn về nguy cơ cháy rừng trên địa bàn, trong bối cảnh mùa khô 2024 - 2025 đang bước vào giai đoạn cao điểm. Theo đánh giá, toàn tỉnh hiện có hơn 36.000 ha rừng bị khô hạn, tập trung chủ yếu tại rừng U Minh Hạ và các khu rừng trên cụm đảo. Trong đó, có tới hơn 20.100 ha đang ở cấp IV (cấp cháy rừng nguy hiểm) và gần 4.800 ha ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Trước tình hình này, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp, ngành và chủ rừng trên địa bàn khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong đó, nhấn mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng lửa, nghiêm cấm mọi hành vi vào rừng trái phép, đặc biệt là tại các khu vực đang ở cấp cháy rừng IV và V.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Âm vang từ những cánh rừng mới

3 tháng đầu năm, các địa phương đã tập trung cây giống, tăng tốc trồng rừng để khôi phục những diện tích rừng bị thiệt hại từ cuối năm 2024.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Flycam tuần tra rừng - 'mắt thần' canh lửa mùa khô
Phóng sự

Chỉ trong 30 phút, flycam quét hàng chục hecta rừng, phát hiện nguy cơ cháy. Công nghệ này giúp kiểm lâm Bà Rịa - Vũng Tàu ứng phó nhanh, bảo vệ rừng hiệu quả hơn.

Flycam tuần tra rừng - 'mắt thần' canh lửa mùa khô
Các lực lượng túc trực để phòng chống cháy rừng
Phóng sự

Đa phần rừng tự nhiên của Bình Thuận thuộc loại rừng khộp, lá rụng nhiều vào mùa khô, phân bố địa hình phức tạp, hiểm trở và bị chia cắt mạnh.

Các lực lượng túc trực để phòng chống cháy rừng