| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu giống cây trồng mới, nữ kỹ sư được phong tiến sĩ danh dự

Thứ Bảy 10/05/2025 , 18:03 (GMT+7)

Kỹ sư Võ Thị Ngọc (quê TP Cần Thơ) nghiên cứu nhiều giống cây trồng, trong đó có giống sâm Nữ hoàng, được một trường đại học ở Hoa Kỳ phong tiến sĩ danh dự.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu năm 2025 do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) Việt Nam hợp tác với nhiều cơ quan quốc tế như Ấn Độ, UAE ... tổ chức ngày 8/5 tại Khách sạn Radisson Blu (Dubai - UAE), 12 doanh nhân Việt Nam được các trường đại học tại Hoa Kỳ phong giáo sư, tiến sĩ danh dự.

Trong đó, kỹ sư Võ Thị Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH Lương thực MS Thiên Ngọc (trụ sở tại tỉnh Vĩnh Long) - được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ phong tiến sĩ danh dự chuyên ngành Giống cây trồng mới (sâm Nữ hoàng).

Kỹ sư Võ Thị Ngọc được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ phong tiến sĩ danh dự chuyên ngành Giống cây trồng mới. Ảnh: Kiều Nhi.

Kỹ sư Võ Thị Ngọc được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ phong tiến sĩ danh dự chuyên ngành Giống cây trồng mới. Ảnh: Kiều Nhi.

Theo Ban tổ chức, thời gian qua, kỹ sư Võ Thị Ngọc đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và cho ra đời nhiều giống cây trồng chất lượng. Nổi bật nhất là bộ giống lúa MS 2019 Master Ruma (MS 2019 Trắng sữa và MS 2019 Tím than) đã được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) chấp nhận bảo hộ giống năm 2023.

Liên tiếp các năm 2023, 2024 chị được Bộ Nông nghiệp và Môi trường tặng bằng khen, huân chương Vì sự nghiệp nông nghiệp nông thôn; Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cúp Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam; Giải thưởng nhà khoa học xuất sắc, tiêu biểu toàn cầu năm 2024 của Hội đồng Thương mại và Công nghệ toàn cầu Ấn Độ.

Giáo sư, tiến sĩ danh dự là một danh hiệu cao quý được các trường đại học trên thế giới trao tặng cho những nhà khoa học hàng đầu thế giới, những chính trị gia lỗi lạc, các doanh nhân xuất sắc có đóng góp đặc biệt cho sự tiến bộ và phát triển của nhân loại.

GTTCI Việt Nam đã đề cử các cá nhân ưu tú, đề nghị các trường đại học phong giáo sư và tiến sĩ danh dự nhằm vinh danh và ghi nhận công lao, cống hiến, đóng góp của các nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị xã hội, doanh nhân có uy tín tại Việt Nam và quốc tế.

Chị còn được danh dự được của Hội đồng Thương mại và Công nghệ toàn cầu Ấn Độ trao chứng nhận 'Lãnh đạo thế giới về khoa học và công nghệ toàn cầu năm 2025'. Ảnh: Kiều Nhi.

Chị còn được danh dự được của Hội đồng Thương mại và Công nghệ toàn cầu Ấn Độ trao chứng nhận “Lãnh đạo thế giới về khoa học và công nghệ toàn cầu năm 2025”. Ảnh: Kiều Nhi.

Với việc nghiên cứu giống sâm Nữ hoàng, chị tiếp tục được đề cử để vinh danh là tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ. Đây là thành quả của hơn 12 năm miệt mài nghiên cứu nghiên cứu chọn tạo giống lúa ứng dụng cao trong nông nghiệp bền vững và sức khỏe cộng đồng của nữ kỹ sư quê ở Cần Thơ.

Sâm Nữ hoàng: Cây trồng mới, nhiều tiềm năng

Với giống sâm Nữ hoàng, theo kỹ sư Võ Thị Ngọc, sau nhiều năm nghiên cứu chọn lọc, đến nay kết quả phân tích củ sâm cho thấy có chứa các chất saponin, vitamin (A, C, K, P)...  giúp hạ huyết áp, chống viêm và bảo vệ chức năng thận, chống oxy hóa, ngăn ngừa máu đông, giảm trí nhớ.

Ngoài ra, cây có bộ lá tốt, chứa nhiều dinh dưỡng có thể dùng làm rau sống và nấu canh cho bữa ăn hàng ngày. Lá có thể phơi khô làm trà uống. Củ sâm tươi có thể dùng chế món ăn như hầm canh gà hoặc có thể sấy khô làm trà, chế biến nước uống đóng chai, rượu, kẹo và mỹ phẩm.

Giống sâm Nữ hoàng do kỹ sư Võ Thị Ngọc nghiên cứu nhiều năm. Ảnh: Kiều Nhi.

Giống sâm Nữ hoàng do kỹ sư Võ Thị Ngọc nghiên cứu nhiều năm. Ảnh: Kiều Nhi.

Sâm được trồng và thu hoạch sau 12 tháng, thích hợp với các thời tiết khí hậu khắc nghiệt (nhiệt độ 35-40 độ C) và các loại đất phù sa (ĐBSCL), đất đỏ bazan ở vùng Tây nguyên. Trong tương lai, giống sâm Nữ hoàng được kỳ vọng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân canh tác, nhất là phát triển kinh tế cho bà con dân tộc vùng cao vùng xa.

Cũng tại diễn đàn này, ngoài được vinh danh là tiến sĩ danh dự, chị còn được được Hội đồng Thương mại và Công nghệ toàn cầu Ấn Độ trao chứng nhận “Lãnh đạo thế giới về khoa học và công nghệ toàn cầu năm 2025”. Đây là niềm tự hào của nữ doanh nhân Việt Nam, tấm gương sáng truyền cảm hứng cho nhiều người phụ nữ trong thời đại mới.

Xem thêm
Đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy nhằm cởi trói cho doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy để giảm gánh nặng thủ tục, phù hợp thông lệ quốc tế, nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Phát triển khoa học công nghệ: Bắt đầu từ những vấn đề nhỏ và thực tế

Với phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số thì 'trước khi nghĩ đến những vấn đề lớn, chúng ta phải bắt đầu từ những vấn đề nhỏ và thực tế'.