Sử dụng thiên địch là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp bền vững
Thứ Năm 17/04/2025 , 19:36 (GMT+7)
Bắt nhịp cách mạng xanh 4.0; Việt Nam và Liên Hợp Quốc đồng hành vì tăng trưởng xanh; Gấp rút giải phóng mặt bằng các công trình thủy lợi; Chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai; Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi Mỹ áp dụng thuế đối ứng; Đà Nẵng nỗ lực bảo vệ rừng; Dùng ong nhập ngoại thụ phấn, dưa lưới đậu trái tới 90%.
MC: Xin kính chào quý vị và các bạn, mời quý vị và các bạn theo dõi bản tin truyền hình nông nghiệp và môi trường ngày 17/4/2025.
Bắt nhịp cách mạng xanh 4.0
Thực hiện: QUANG DŨNG - ĐỨC VIỆT
Đọc off: DUY HỌC
MC: Sáng 17/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì phiên thảo luận cấp cao “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0: Hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm cho kỷ nguyên bền vững” trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G).
Tiếng băng: Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, tại Việt Nam, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số; đóng góp 12% GDP quốc gia. Tuy nhiên, ước tính chỉ có khoảng 10,3 triệu ha đất có thể sử dụng trong nông nghiệp. Do đó, lĩnh vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Hiện, Bộ NN-MT đang từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi nông nghiệp theo hướng xanh, thông minh và bền vững. Trong đó, xác định đổi mới sáng tạo, tập trung thực chất vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, chuyển đổi số là cốt lõi để tạo ra đột phá cho ngành nông nghiệp.
Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia với mục tiêu tạo ra những bước tiến quan trọng, góp phần định hình một hệ thống lương thực toàn cầu bền vững, đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Xanh 4.0 và bảo đảm an ninh lương thực. Trong đó, “Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được coi là điểm sáng về chuyển đổi xanh. Tất cả thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, có trách nhiệm với thiên nhiên và con người cũng như phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Tại phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường đã chia sẻ những kinh nghiệm, mô hình tốt trong phát triển nông nghiệp xanh, tuần hoàn, đồng thời bảo đảm an ninh lương thực và sinh kế cho người dân. Bên cạnh đó, các đại biểu còn trao đổi về những vấn đề như: chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo; chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, cao năng lực cho người làm nông nghiệp…
Việt Nam và Liên hợp quốc đồng đồng hành vì tăng trưởng xanh
Thực hiện: QUANG DŨNG - ĐỨC VIỆT
Đọc off: KIM ANH
MC: Thưa quý vị và các bạn! Bên lề Hội nghị P4G, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã có buổi tiếp song phương với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc A-mi-na Mô-ha-mét.
Tiếng băng: Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã nêu 10 đề xuất quan trọng với lãnh đạo cấp cao Liên hợp quốc, trong đó có 5 vấn đề về biến đổi khí hậu và môi trường và 5 vấn đề về nông nghiệp và hệ thống lương thực - thực phẩm. Đồng thời, Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ triển khai các cam kết tại COP26 cũng như thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 và Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Liên hợp quốc thúc đẩy Nhóm Đối tác quốc tế xem xét và hỗ trợ đầu tư cho 8 đề xuất dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng và vật liệu xây dựng.
Về nông nghiệp, Bộ trưởng đề nghị Liên hợp quốc tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm. Từ đó, giúp Việt Nam trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo về hệ thống LTTP của khu vực Đông Nam Á, đóng vai trò tiên phong trong phát triển nông nghiệp xanh, phát thải thấp và bền vững.
Tại buổi tiếp, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc A-mi-na Mô-ha-mét tin tưởng, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, những cơ hội đầu tư cho tăng trưởng bền vững sẽ tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, bà Mô-ha-mét cho biết, thời điểm đặc biệt này, chủ đề tăng trưởng xanh mang ý nghĩa hết sức thiết yếu, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đang chuẩn bị trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật lên Hội nghị COP30. Và Việt Nam là một trong những quố gia đi đầu với cam kết giảm phát thải khí nhà kính và chuyển dịch năng lượng công bằng.
Cũng bên lề Hội nghị P4G, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã tiếp Bộ trưởng Môi trường Rwanda và Phó chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Singapore phụ trách về biến đổi khí hậu./.
Nhóm P4G trao 4,7 triệu USD tài chính khí hậu cho 17 quan hệ đối tác
Thực hiện: QUANG DŨNG - ĐỨC VIỆT
Đọc off: DUY HỌC
MC: Cũng trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030, Giám đốc điều hành P4G Robyn McGuckin đã công bố khoản tài trợ 4,7 triệu USD cho 17 quan hệ đối tác khởi nghiệp sáng tạo.
Tiếng băng: Khoản tài chính này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu mở rộng quy mô các giải pháp về khí hậu, bao gồm nông nghiệp bền vững, chống thất thoát và lãng phí thực phẩm, các giải pháp lưu trữ năng lượng, an ninh nguồn nước. Thông qua thu hẹp khoảng cách tài chính giai đoạn đầu, các công ty khởi nghiệp có cơ hội thu hút thêm vốn và thúc đẩy sự thay đổi mang tính hệ thống trên các lĩnh vực quan trọng. Đến năm 2027, các quan hệ đối tác P4G đặt mục tiêu huy động chung 42 triệu USD tài chính khí hậu, tạo ra hơn 4.500 việc làm mới, mang lại lợi ích cho khoảng 830.000 người và cắt giảm khoảng 450.000 tấn khí thải carbon.
Nhóm Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) hiện có 9 nước thành viên bao gồm Đan Mạch, Việt Nam, Hàn Quốc, Ethiopia, Kenya, Colombia, Hà Lan, Indonesia và Nam Phi và 5 tổ chức đối tác. Kết quả nổi bật của P4G là cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu./.
Gấp rút giải phóng mặt bằng các công trình thuỷ lợi
Thực hiện: Phạm Hoài
Hôm nay, 17/4, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường có buổi việc với tỉnh Đắk Nông về tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Tham dự và chủ trì buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đại diện các đơn vị trực thuộc của bộ.
Hình:
Theo đại diện Ban quản lý các Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông, dự án hệ thống kênh mương Hồ Nam Xuân có tổng mức đầu tư gần 242,4 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương do Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý 200,2 tỷ đồng; tổng nguồn vốn ngân sách địa phương gần 50 tỷ đồng. Hiện tại, tiến độ thi công Dự án hồ Nam Xuân đạt khoảng 65%. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đang vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. UBND tỉnh chưa ban hành các quy định để hỗ trợ đối với cây trồng vượt mật độ, đất lấn chiếm không đủ điều kiện bồi thường về đất, tài sản, nhà rẫy, giếng gắn liền với đất.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư; bố trí đủ vốn đối ứng. Đến ngày 30/5 phải giải phỏng xong mặt bằng, chậm lắm thì đến 30/6 phải có đầy đủ các phương án.
HÌNH CẮT
MC: Một số thông tin đáng chú ý khác sẽ tiếp nối bản tin tối nay !
Chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai
Thực hiện: VIẾT DŨNG
Đọc off: THANH THỦY
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Quyết định công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ. Theo đó, thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực đất đai cấp Trung ương có 2 thủ tục; cấp tỉnh 42 thủ tục; cấp huyện 21 thủ tục; cấp xã 1 thủ tục. Trong số đó, 42 thủ tục hành chính cấp tỉnh được áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau như tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Các thủ tục chủ yếu bao gồm: Giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đối với trường hợp thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi Mỹ áp dụng thuế đối ứng
Thực hiện: THÙY LINH – VIẾT DŨNG
Đọc off: KIM ANH
Tại Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam” diễn ra sáng 17/4, các đơn vị của Bộ Công thương đã có những trao đổi, giải đáp những băn khoăn của các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp dự kiến gặp phải khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam. Từ đó, ngành Công thương sẽ ghi nhận và sớm đề xuất các biện pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và các ngành hàng của nước ta.
Trước đó, ngày 12/4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ. Đoàn có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
GẠT CHÙM TIN
Đà Nẵng nỗ lực bảo vệ rừng
Phạm Huy
Hôm nay, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp năm 2024, đồng thời triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trước nguy cơ cháy rừng do thời tiết diễn biến phức tạp, công tác PCCCR được các cấp, ngành triển khai quyết liệt, hiệu quả. Trong năm 2024, các xã, phường đã thành lập 19 tổ xung kích và 79 tổ quần chúng bảo vệ rừng với 1.386 người tham gia. Thành phố cũng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và vận động 26 đơn vị đóng quân, cùng 824 hộ dân và chủ rừng ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ rừng và PCCCR. Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Chí Cường yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ PCCCR trong bối cảnh mới khi không còn cấp huyện.
Dùng ong nhập ngoại thụ phấn, dưa lưới đậu trái tới 90%
Thực hiện: HỒ THẢO
MC: Ứng dụng thiên địch tức là các loại sinh vật hữu ích để phục vụ sản xuất nông nghiệp đã và đang được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp trên cả nước việc sử dụng các loại sinh vật như kiến vàng, ong kí sinh chuyên tính, bọ rùa … và nhiều sinh vật hữu ích khác đã và đang phát huy rất hiệu quả trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long.
DÙNG ONG NHẬP NGOẠI THỤ PHẤN, DƯA LƯỚI ĐẬU TRÁI TỚI 90%
Thực hiện: Hồ Thảo
MC: Ứng dụng thiên địch tức là các loại sinh vật hữu ích để phục vụ sản xuất nông nghiệp đã và đang được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp trên cả nước việc sử dụng các loại sinh vật như kiến vàng, ong kí sinh chuyên tính, bọ rùa … và nhiều sinh vật hữu ích khác đã và đang phát huy rất hiệu quả trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long.
Đây là trang trại trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao của Công ty Nông nghiệp 620 tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long. Việc doanh nghiệp sử dụng ong Ý để thụ phấn cho cây trồng, giúp tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
PB ông Trần Quốc Huy, Kỹ thuật trưởng Công ty Nông nghiệp 620, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long: Nếu thuê thùng ong, mỗi ngày chỉ tốn khoảng 600.000 đồng, trong khi thụ phấn thủ công bằng tay cần đến 10 công nhân, với chi phí lên đến 1 triệu đồng mỗi ngày, cho mỗi nhà màng.
Ông Huy cho biết, việc sử dụng ong Ý giúp dưa lưới thụ phấn tự nhiên và hiệu quả hơn. So với cách truyền thống, mô hình này tiết kiệm khoảng 50% chi phí thuê nhân công và giảm đáng kể việc dùng thuốc bảo vệ thực vật. Tỷ lệ đậu trái đạt trên 90%, trái phát triển đồng đều, ít bị méo. Tuy nhiên, vào mùa mưa, ong hoạt động kém hơn. Dù vậy, theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thái, Phó Trưởng khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cửu Long, đây vẫn là giải pháp tối ưu cho dưa lưới trong nhà màng. Ông cũng khuyến cáo bà con nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì môi trường nhà màng rất nhạy cảm với hóa chất.
PB Ts Nguyễn Quốc Thái, Phó Trưởng khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cửu Long: Môi trường canh tác trong nhà màng rất nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật. Khi thả ong vào, nếu sử dụng thuốc sâu, ong có thể chết hoặc bỏ đi. Vì vậy, môi trường trong nhà màng phải phù hợp với điều kiện sống của ong. Ngoài ra, thời tiết hanh khô hoặc môi trường bị đóng hóa cũng sẽ hạn chế hoạt động của ong.
Theo chuyên gia, sữ dụng ong Ý thụ phấn cho dưa lưới là một giải pháp nông nghiệp công nghệ cao cần nhân rộng, giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất, giảm phụ thuộc vào nhân công và hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững.
MC: Phần cuối của bản tin ngày hôm nay sẽ là một số thông tin đáng chú ý về dự báo thời tiết trong ngày mai. Xin kính chào và hẹn gặp lại!