
Xuất khẩu cà phê 6 tháng đạt mục tiêu cả năm
Xuất khẩu cà phê 6 tháng đạt mục tiêu cả năm; Khẩn trương bảo vệ các điểm đê xung yếu; Sâu cuốn lá đồng loạt gây hại trên lúa hè thu.
Quỳnh Anh | 08:16 03/07/2025
Xuất khẩu cà phê 6 tháng đạt mục tiêu cả năm
Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 3/7 sẽ có những nội dung chính sau: Xuất khẩu cà phê 6 tháng đạt mục tiêu cả năm; Khẩn trương bảo vệ các điểm đê xung yếu; Sâu cuốn lá đồng loạt gây hại trên lúa hè thu.
Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 3/7/2025 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
- Xuất khẩu cà phê 6 tháng đạt mục tiêu cả năm
Thưa quý vị và bà con, Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 5,5 tỷ USD, lập kỷ lục lịch sử, tăng mạnh so với mức 2,7 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái, vượt qua con số 5,4 tỷ USD của cả năm 2024, đồng thời hoàn thành xuất sắc mục tiêu của cả năm nay. Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sản lượng cà phê lớn nhất tập trung vào vụ thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vì vậy, xuất khẩu những tháng cuối năm có thể không cao như nửa đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có khả năng đạt 7,5 tỷ USD trong năm nay, tăng gần 37% so với năm ngoái. Để đạt được mục tiêu này, Mỹ vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, một số đối tác thương mại tại Mỹ đang có xu hướng tìm nguồn cung thay thế, tạo áp lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

-
Khẩn trương bảo vệ các điểm đê xung yếu
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và môi trường vừa có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh về việc triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều. Theo đó, do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ trên các sông lên, trên tuyến đê tả Cầu, tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra một số sự cố đê điều ảnh hưởng đến an toàn tuyến đê. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị hộ đê. Tổ chức lực lượng và nghiêm túc thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo đúng quy định.
- Sâu cuốn lá đồng loạt gây hại trên lúa hè thu
Hiện thời tiết tại Hà Tĩnh duy trì hình thái nắng nóng, có mưa rào xen kẽ tạo điều kiện cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, gây hại diện rộng trên lúa hè thu năm nay. Cụ thể, sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 đã gây hại gần 600 ha lúa gieo cấy sớm, với mật độ trung bình 10-15 con/m2, nơi cao 20-25 con/m2, trong đó hơn 30 ha bị nặng. Theo dự báo của Chi cục Chăn nuôi và Trồng trọt Hà Tĩnh, sâu lứa 2 sẽ nở rộ từ khoảng 5/7 trở đi, đây là thời điểm phun diệt trừ sâu hiệu quả nhất. Do vậy bà con cần thường xuyên giám sát đồng ruộng để phát hiện chính xác thời điểm sâu non lứa 2 nở rộ, mật độ sâu gây hại trên 500 con/m2 để quyết định thời điểm và những diện tích cần tập trung xử lý bằng thuốc đặc hiệu, hạn chế thiệt hại.
- Quảng Trị khắc phục khẩn cấp 5 công trình thủy lợi, đê điều
Trước tình trạng sạt lở bờ sông, hư hỏng công trình thuỷ lợi, đê điều do bão số 1 và mưa lũ gây ra ảnh hưởng sản xuất hàng trăm ha lúa và việc đi lại của người dân. UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để khắc phục. Theo đó, địa phương này sẽ đầu tư 5 công trình khắc phục khẩn cấp với kinh phí dự kiến hơn 10 tỷ đồng, nguồn vốn thực hiện từ Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh. Thời gian hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay, nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất vụ hè thu năm nay và các năm tiếp theo, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần ổn định đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
-
Gần 10 năm, Sơn La chuyển đổi và trồng mới gần 62.000 ha cây ăn quả
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La thông tin, cây ăn quả là nhóm cây trồng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương. Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi và trồng mới gần 62.000 ha cây ăn quả, mang lại giá trị sản xuất từ 150 - 300 triệu đồng/ha/năm. Với điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, Sơn La sẽ tiếp tục tận dụng hiệu quả tiềm năng đất đai để mở rộng diện tích cây ăn quả như xoài, nhãn, mận hậu, bơ, chanh leo..., tạo nguồn thu ổn định cho người dân. Hiện nay, diện tích trồng cây ăn quả và cây sơn tra tại tỉnh Sơn La đã đạt 85.000 ha, tăng 219% so với năm 2016. Sản lượng cũng tăng mạnh, đạt mức tăng trưởng ấn tượng 332%. Kết quả này đến từ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên hơn 33 nghìn ha đất dốc, đất bạc màu và những diện tích canh tác kém hiệu quả.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, từ tháng 7 này, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức được đưa vào vận hành. Việc tinh gọn bộ máy góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thay đổi này cũng kéo theo những điều chỉnh về địa chỉ hành chính, ảnh hưởng đến hồ sơ của các cơ sở sản xuất nông sản xuất khẩu, đặc biệt là địa chỉ các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được phê duyệt xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trước bối cảnh đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã chủ động liên hệ, phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để có giải pháp đảm bảo xuất – nhập khẩu diễn ra thông suốt. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ thêm về vấn đề này:
Băng:
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp và môi trường sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 3/7/2025.
Hôm nay, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy Dự đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ. Sau đó, Dự Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 06/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Thông tin một số nội dung 6 tháng. Họp Đề án Hợp nhất 05 Viện liên quan đến thủy sản. Sau đó, Nghe một số đề xuất nội dung đầu tư công năm 2026.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2025 Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Sau đó, Họp về xây dựng Đề án hợp tác về các lĩnh vực tiềm năng như khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khoảng sản, nông nghiệp với các đối tác; Bộ chỉ tiêu đánh giá, phân loại thị trường
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Xử lý công việc thường xuyên
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Làm việc Thường trực Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Thứ trưởng Hoàng Trung Nghe báo cáo về việc sửa đổi các VBQPPL liên quan đến Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Thứ trưởng Võ Văn Hưng Họp chuẩn bị tổ chức Hội nghị về công tác phối hợp tổ chức Fetival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa Nghe báo cáo phương án xử lý các công việc liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thứ trưởng Trần Quý Kiên Nghe báo cáo về nội dung thực khai thực hiện các Quy hoạch lĩnh vực địa chất khoáng sản.
Trong khi đó, Thứ trưởng Lê Minh Ngân Nghe các đơn vị tài nguyên nước báo cáo việc Xây dựng Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông được phân công chủ trì thực hiện theo chương trình công tác của Bộ NN&MT. Sau đó, Nghe Cục Quản lý đất đai báo cáo về việc xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2024.
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Xuất khẩu cà phê 6 tháng đạt mục tiêu cả năm
Xuất khẩu cà phê 6 tháng đạt mục tiêu cả năm; Khẩn trương bảo vệ các điểm đê xung yếu; Sâu cuốn lá đồng loạt gây hại trên lúa hè thu.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Đường vành đai ‘vượt ngàn chông gai’ vì rác; Nâng cao thẩm quyền quản lý môi trường từ tỉnh đến xã; Công ty gạch men ‘quên’ giấy phép môi trường.
Nhiều nơi có mưa dông bất thường, bà con cần chủ động tiêu thoát nước ở những vùng thấp trũng, nhất là ruộng rau màu, vùng cây ăn trái.