
Từ hỗ trợ tài chính đến 'tái thiết' nghề nghiệp
Trong bối cảnh thị trường lao động khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành chính sách quan trọng, không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn 'tái thiết' nghề nghiệp.
Quỳnh Anh | 16:13 22/04/2025
Từ hỗ trợ tài chính đến tái thiết nghề nghiệp
MC 1:
Thưa quý vị và bà con
Trong những năm gần đây, thị trường lao động ở nước ta chịu nhiều biến động do tác động từ dịch bệnh, xu hướng tự động hóa và những thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu ngành nghề. Không ít lao động rơi vào cảnh mất việc, thu nhập gián đoạn, cuộc sống bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành một trong những chính sách an sinh xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
MC:
Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đơn thuần là khoản hỗ trợ tài chính giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, mà còn là một giải pháp dài hơi, mang tính định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đây là tấm lưới an toàn, là điểm tựa tinh thần, và hơn hết là cánh cửa mở ra cơ hội mới cho người lao động sau khi mất việc.

Trong giai đoạn chờ tìm được việc làm mới, khoản trợ cấp hàng tháng từ bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động duy trì cuộc sống tối thiểu, giảm áp lực tài chính. Song, theo bà Vũ Thị Thanh Liễu – Phó Giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, điều làm nên giá trị cốt lõi và lâu dài của chính sách này chính là công tác tư vấn việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề, những yếu tố mang tính “tái thiết” nghề nghiệp cho người lao động.
Băng bà Vũ Thị Thanh Liễu
MC:
Công tác tư vấn việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề quả thật là hỗ trợ thiết thực nhất mà bảo hiểm thất nghiệp đem tới cho người lao động. Hiện nay, tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước nói chung và Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội nói riêng, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang nhận bảo hiểm thất nghiệp đã được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp. Khi người lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp, họ đồng thời được cập nhật thông tin về thị trường lao động, các vị trí tuyển dụng phù hợp với trình độ, tay nghề. Đội ngũ tư vấn viên không chỉ dừng lại ở việc “giới thiệu việc làm”, mà còn là những người “định hướng lại lộ trình nghề nghiệp” cho người lao động.
Như chị Lê Thị Trâm Anh, sống tại Sơn Tây, Hà Nội, từng là một giáo viên tiếng Anh có kinh nghiệm nhưng vì lý do cá nhân, chị muốn tìm kiếm công việc ở gần nhà hơn. Nhờ chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chị đang nhận được sự hỗ trợ thiết thực.
Băng chị Lê Thị Trâm Anh
MC
Với những trường hợp cần nâng cao kỹ năng hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, người lao động còn được giới thiệu tham gia các lớp đào tạo nghề hoàn toàn miễn phí – đây chính là cơ hội để họ cập nhật kiến thức, bắt nhịp với xu hướng nghề nghiệp mới, tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động. Thực tế chứng minh, đã có rất nhiều lao động sau khi nhận được sự hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp tìm được công việc mới phù hợp với khả năng, thậm chí còn tốt hơn trước.
Như anh Cao Văn Khanh, đang trong quá trình nhận bảo hiểm thất nghiệp, anh được tham gia các lớp đào tạo nghề do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội giới thiệu, tổ chức. Từ những kiến thức đã học được, anh tự tin mình sẽ làm tốt khi có công việc mới.
Băng anh Cao Văn Khanh
MC:
Thưa quý vị và bà con, chính sách bảo hiểm thất nghiệp – nếu chỉ được hiểu là “trợ cấp tạm thời” – thì sẽ chưa phát huy được hết giá trị nhân văn sâu sắc của nó. Điều cần được nhấn mạnh và tiếp tục nâng cao chính là chất lượng của các dịch vụ đi kèm như tư vấn, giới thiệu việc làm, và đào tạo nghề. Khi ba yếu tố này được kết nối hiệu quả, bảo hiểm thất nghiệp sẽ thực sự trở thành bệ đỡ để người lao động vững vàng tái hòa nhập thị trường lao động. Và với sự hỗ trợ toàn diện từ tài chính đến nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp đang là chiếc cầu nối giữa “gian đoạn hiện tại” và “tương lai ổn định” cho người lao động.
Từ hỗ trợ tài chính đến 'tái thiết' nghề nghiệp
Trong bối cảnh thị trường lao động khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành chính sách quan trọng, không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn 'tái thiết' nghề nghiệp.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Thiếu nước sinh hoạt, nước sinh hoạt không hợp vệ sinh mang đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.
Suốt thời gian dài, do quá trình sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ của chính người trồng, để rồi sau cuối phải nhận cái giá quá đắt.