
Nông nghiệp xanh – Chiến lược cho xuất khẩu bền vững
Khi thị trường xuất khẩu ngày càng đề cao tính bền vững và an toàn, phát triển nông nghiệp xanh đang trở thành con đường bắt buộc.
Vân Anh | 18:56 16/05/2025
Nông nghiệp xanh – chiến lược cho xuất khẩu bền vững
Thưa quý vị, xuất khẩu nông sản của Việt Nam thời gian qua liên tục lập kỷ lục, với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch tỷ đô. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường nông sản xuất khẩu những tháng đầu năm nay lại có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể, xuất khẩu rau quả đến cuối tháng 4 trong năm chỉ đạt 1,62 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Gạo – một mặt hàng chủ lực – cũng gặp khó khăn khi giá xuất khẩu bình quân ba tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 522,1 USD/tấn, giảm tới 20,1%.
Thực tế về tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, được mùa mất giá, thiếu tính quy hoạch bài bản, tình trạng tự ý mở rộng diện tích… đã được chỉ ra từ lâu và trong bối cảnh thị trường ngày càng khắt khe, đặc biệt là con số xuất khẩu các mặt hàng chủ lực giảm trong thời gian gần đây thì việc tìm ra giải pháp để nông nghiệp phát triển bền vững hơn, để xuất khẩu nông sảngiữ vững được thị trường càng trở nên cấp thiết.
Một trong những giải pháp được đưa ra đó chính là chuyển đổi mô hình sản xuất, hướng đến sản xuất xanh. Giải pháp này cũng đã trở thành xu hướng của thế giới, là yêu cầu bắt buộc với mọi ngành hàng nếu muốn phát triển bền vững và tại Việt Nam ta, nông nghiệp xanh cũng đang dần được mở rộng.
Đơn cử như tại Tiền Giang, mô hình canh tác sầu riêng sạch đang được triển khai thí điểm ở hai huyện Cái Bè và Cai Lậy, với sự phối hợp giữa Hiệp hội Sầu riêng tỉnh và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang. Nếu thành công, mô hình sẽ được nhân rộng trên diện rộng. Song song đó, các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân cũng được đẩy mạnh, nhằm khuyến khích sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc rõ ràng, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các chất cấm trong sản xuất.

Ở lĩnh vực lúa gạo, nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” vừa chính thức ra mắt và cấp chứng nhận cho 6 doanh nghiệp đủ điều kiện. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu gạo Việt thân thiện môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe.
Trong mọi lĩnh vực của ngành nông nghiệp và môi trường
các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ, các giải pháp ứng phóbiến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường cũng được lan tỏa mạnh mẽ. Và có thể khẳng định rằng việc ứng dụng các phương thức canh tác thân thiện với môi trường giờ đây không chỉ là định hướng phát triển, mà đã trở thành yêu cầu thiết yếu để ngành nông nghiệp có thể duy trì khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần xuất khẩu. Điều này buộc ngành nông nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng chuyển mình.
Thưa quý vị, khi các thị trường quốc tế ngày càng đề cao tính bền vững và an toàn thực phẩm, xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng xanh và sạch đang trở thành con đường bắt buộc. Sự chuyển đổi này không thể chỉ diễn ra đơn lẻ mà cần sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền, doanh nghiệp đến người sản xuất. Với định hướng đó, nền nông nghiệp nước ta đang dần xây dựng một hệ sinh thái sản xuất hiện đại – chú trọng bảo vệ môi trường, minh bạch từ khâu sản xuất đến tiêu thụ – tạo nền tảng vững chắc để nâng cao giá trị và uy tín nông sản Việt trên trường quốc tế.
Nông nghiệp xanh – Chiến lược cho xuất khẩu bền vững
Khi thị trường xuất khẩu ngày càng đề cao tính bền vững và an toàn, phát triển nông nghiệp xanh đang trở thành con đường bắt buộc.
Vân Anh
Tin liên quan
Các chương trình
‘Lớp học môi trường xanh’ ở bãi rác lớn nhất thành phố; Quảng Ninh: Xử lý dứt điểm sai phạm môi trường của Vinacomin; Xanh hóa các khu di tích xứ Thanh.
Việc đưa 'Anh trai vượt ngàn chông gai' về với Ninh Bình, vùng đất Cố đô giàu di sản hứa hẹn sẽ tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ giữa hiện đại và truyền thống.