Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã xác định được hướng đi đúng đắn

Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã xác định được hướng đi đúng đắn; Khẩn trương điều tra nguyên nhân, khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh.

Quỳnh Anh  | 10:32 14/04/2025

Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã xác định được hướng đi đúng đắn

Tự động

Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã xác định được hướng đi đúng đắn

SỐ  – 14– 2025

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã xác định được hướng đi đúng đắn
  • Khẩn trương điều tra nguyên nhân, khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh
  • ĐBSCL vượt qua đỉnh điểm mùa khô 2025
  • Cúm gia cầm xuất hiện sau 3 năm vắng bóng ở Quảng Trị
  • Chú ý phòng bệnh đạo ôn cổ bông cho lúa trổ bông
  • Địa phương đầu tiên của Hải Dương hoàn thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi
  • Giá ớt tăng gấp 10 lần do nhu cầu tiêu thụ cao
  • Thực hiện đồng quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

 

Sau đây là nội dung chi tiết:

 
  • Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã xác định được hướng đi đúng đắn

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030. Sau 1 năm triển khai Đề án tại 5 tỉnh, 7 mô hình thí điểm đã mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường. Dù vậy, thực tế quá trình triển khai Đề án vẫn còn những tồn tại, thách thức. Do đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đề nghị các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương phê duyệt dự án/đề án. Đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ theo thẩm quyền và điều kiện cụ thể của địa phương. Tiếp tục mở rộng diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững... Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Khẩn trương điều tra nguyên nhân, khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh

Đêm ngày 12 đến sáng 13/4, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra 2 vụ cháy rừng tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và Thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu. Theo thông tin ban đầu, trên 40 ha rừng bị thiệt hại, đến nay, đám cháy cơ bản đã được dập tắt. Trước tính nghiêm trọng của sự việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng tại hai địa phương của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ cháy rừng vừa qua; điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và phục hồi diện tích rừng bị cháy. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

  • ĐBSCL vượt qua đỉnh điểm mùa khô 2025

Theo nhận định của các cơ quan khí tượng thủy văn, hiện ĐBSCL đã bước qua cao điểm mùa khô hạn của năm. Trong giai đoạn từ tháng 12/2024 đến giữa tháng 3/2025, đã xuất hiện 5 đợt triều cường, làm nước biển dâng cao, đẩy nước mặn theo các tuyến kênh, rạch lấn sâu vào nội đồng. Đến thời điểm này, các địa phương trong vùng đã vượt qua đỉnh điểm của mùa khô hạn, xâm nhập mặn, không ghi nhận thiệt hại và đã cơ bản tích trữ đủ lượng nước ngọt trong hệ thống kênh, mương, đảm bảo phục vụ sản xuất và dân sinh cho đến hết mùa khô. Kết quả vận hành các công trình phục vụ sản xuất, dân sinh, công tác phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố công trình thủy lợi mùa khô năm 2024-2025 được đánh giá cao. Việc phối hợp vận hành các hệ thống công trình đã được đơn vị quản lý và các địa phương phối hợp chặt chẽ, giúp kiểm soát, điều tiết nguồn nước hiệu quả.

  • Cúm gia cầm xuất hiện sau 3 năm vắng bóng ở Quảng Trị

Tại Quảng Trị sau 3 năm vắng bóng, dịch cúm gia cầm quay trở lại và được phát hiện trên đàn vịt của một hộ dân. Ngay khi xác định có dịch, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị đã hướng dẫn, đôn đốc Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cũng như chính quyền cấp xã có dịch tổ chức tiêu hủy hơn 3.400 con vịt bệnh theo quy định. Đồng thời, cấp hóa chất tổ chức vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, triển khai tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho các đàn gia cầm xung quanh ổ dịch; phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, xử lý ổ dịch. Đến nay, tại địa phương chưa phát sinh thêm đàn gia cầm khác mắc bệnh. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường các biện pháp phòng chống dịch không để lây lan diện rộng.

  • Chú ý phòng bệnh đạo ôn cổ bông cho lúa trổ bông

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, thời tiết từ nay đến đầu tháng 5 khả năng chịu ảnh hưởng của 3 đợt không khí lạnh, không thuận lợi cho quá trình trổ bông của lúa, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên lúa, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết từ tháng 3 đến nay tạo điều kiện cho nấm gây bệnh đạo ôn tích lũy trên đồng ruộng và địa bàn Hà Tĩnh được xác định có nhiều chủng nòi nấm bệnh đạo ôn có độc tính cao có thể phát sinh gây hại trên diện rộng giai đoạn lúa trổ bông. Để chủ động trong công tác phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh cũng đã đưa ra các giải pháp phòng trừ bệnh và hướng dẫn địa phương thực hiện.

  • Địa phương đầu tiên của Hải Dương hoàn thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi

Tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trước đó, qua rà soát cho thấy huyện có 178 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi. Năm 2024 phát sinh 4 trường hợp vi phạm. Năm 2024, huyện đã xử lý xong các trường hợp vi phạm từ 31/12/2023 trở về trước. Riêng trong tháng 3/2025, Kim Thành đã xử lý 4 trường hợp vi phạm phát sinh trong năm 2024. Kim Thành là địa phương đầu tiên của Hải Dương hoàn thành việc xử lý vi phạm công trình thủy lợi. Để không phát sinh các trường hợp vi phạm mới, UBND huyện Kim Thành yêu cầu các đơn vị, địa phương trong huyện tăng cường kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để phát sinh vi phạm mới.

  • Giá ớt tăng gấp 10 lần do nhu cầu tiêu thụ cao

Những ngày gần đây, ớt tươi bất ngờ được thương lái thu mua với mức giá tăng kỷ lục. Người nông dân tại các tỉnh Gia Lai, Quảng Ngãi,... phấn khởi tranh thủ thu hái ớt để kịp bán giá cao. Theo bà con, thời điểm này năm ngoái, giá ớt chỉ ở mức 5.000-7.000 đồng/kg. Riêng năm nay, giá ớt đầu vụ đã đạt 35.000 đồng/kg rồi tăng đến 72.000 đồng/kg. Hiện mỗi kg ớt có giá 72.000 đồng, cao gấp 10 lần cùng kỳ năm ngoái. Trung bình 1 sào ớt có thể mang về 50-60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, người nông dân lãi 30-40 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập quá lớn đối với người nông dân. Theo các thương lái, giá ớt tăng do Trung Quốc tiêu thụ mạnh, trong khi nguồn cung giảm. Các đại lý khi mua xong sẽ tuyển lựa ớt đẹp, cho lên xe container đông lạnh để đảm bảo độ tươi, sau đó mới xuất khẩu.

  • Thực hiện đồng quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hiện tỉnh Phú Yên đang triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản. Một trong những hoạt động quan trọng đó là tỉnh đang tổ chức điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm; đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản ven bờ và vùng lộng; đồng thời nắm bắt thông tin, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản ven bờ tại các địa phương ven biển. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh này cho biết thêm, Phú Yên cũng đang hình thành một số khu bảo tồn biển, thực hiện đồng quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tổ chức quản lý vùng cấm khai thác trên địa bàn. Thường xuyên thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi một số hệ sinh thái biển như cỏ biển, rạn san hô, rừng ngập mặn...

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, sau 1 năm triển khai Đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" tại 5 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ, 7 mô hình thí điểm đã mang lại những kết quả bước đầu ấn tượng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm 30-50% lượng giống, tiết kiệm phân bón, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và cắt giảm 30-40% lượng nước tưới. Đồng thời, năng suất tăng 2,4-7%, giúp nâng cao thu nhập của nông dân thêm 12%-50%. Mô hình cũng đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính, với mức giảm trung bình 2-12 tấn CO2 tương đương/ha. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đánh giá:

Đối thoại

Băng

Kim Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã xác định được hướng đi đúng đắn

Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã xác định được hướng đi đúng đắn; Khẩn trương điều tra nguyên nhân, khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 15/4/2025: Cần chăm sóc cây trồng khi thời tiết giao mùa
Thời sự

Tại khu vực miền Bắc, thời tiết sáng và đêm còn lạnh, ban ngày tăng nhiệt nhanh, dễ làm cây trồng, vật nuôi sốc nhiệt nếu không có biện pháp điều tiết hợp lý.

Thời tiết nông vụ ngày 15/4/2025: Cần chăm sóc cây trồng khi thời tiết giao mùa
Thời tiết nông vụ ngày 14/4/2025: Phòng sâu bệnh hại lúa khi gặp mưa nhiều
Thời sự

Mưa diện rộng trong tháng 4 có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa cũng như diễn biến của một số đối tượng sinh vật gây hại chính.

Thời tiết nông vụ ngày 14/4/2025: Phòng sâu bệnh hại lúa khi gặp mưa nhiều