Bản tin Thủy sản ngày 22/5/2024: Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm; Tăng cường cấp giấy phép cho tàu cá vùng khơi; Sản lượng thủy sản thu hoạch của Kiên Giang tăng mạnh.

Quỳnh Anh  | 10:50 22/05/2024

Bản tin Thủy sản ngày 22/5/2024: Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 22/5/2024: Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thưa quý vị và bà con, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản - VASEP, xuất khẩu thủy sản tháng 4/2024 đạt 770 triệu USD, tăng 3,8 % so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về thị trường, trong tháng 4, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trên 22%. Các chuyên gia VASEP đánh giá, nhìn chung, các thị trường vẫn đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tồn kho nên nhập khẩu vẫn có tính thận trọng. Điển hình thị trường Trung Quốc liên tục sụt giảm từ tháng 2, sau khi tăng mạnh vào tháng 1 để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. Thị trường Trung Quốc có nhiều nguồn cung cấp, giá cạnh tranh nên các đối tác Trung Quốc nhiều lựa chọn và tìm cách mua vào với giá thấp.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cấp giấy phép cho tàu cá vùng khơi

Trong lĩnh vực thực thi pháp luật về thủy sản, Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2024 - 2029, Bà Rịa - Vũng Tàu được giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi là hơn 2.700 giấy phép. Trong đó, số lượng giấy phép cho tàu cá đánh bắt nguồn lợi thủy sản là hơn 2.500, cho tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là hơn 200. Đến đầu tháng 5, địa phương đã cấp được hơn 1.100 giấy phép theo hạn ngạch Bộ NN-PTNT cấp cho tỉnh. Số lượng còn lại sẽ được cơ quan chức năng đẩy mạnh tập trung thực hiện, hoàn thành trước khi Đoàn EC sang thanh tra tại Việt Nam lần thứ 5. Đây là một trong những quy định chống khai thác IUU.

  • Gần 600 hộ dân tham gia đồng quản lý bảo vệ thủy sản

Còn tại Bình Thuận, Chi cục Thủy sản tỉnh này thông tin, Bình Thuận là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Luật Thủy sản năm 2017. Hiện nay, địa phương có 4 tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản với 562 hộ gia đình đăng ký tham gia. Trong đó, cộng đồng Thuận Quý, Tân Thành và Tân Thuận đã được công nhận và giao quyền quản lý mặt biển. Từ những mô hình này, các hành vi đánh bắt IUU được hạn chế, giảm dần; tạo điều kiện cho các hệ sinh thái và môi trường biển, nguồn lợi thủy sản có cơ hội sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, sinh kế của nhiều người dân từ hoạt động đánh bắt trong vùng biển đồng quản lý đã khởi sắc.

  • Sản lượng thủy sản thu hoạch của Kiên Giang tăng mạnh

Với lĩnh vực nuôi trồng, Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, lũy kế đến ngày 15/5, ước tính tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đã thả giống của tỉnh đạt gần 272.600ha. Trong tháng 5, diện tích xuống giống giảm so với các tháng trước do đã qua thời điểm chính vụ thả nuôi tôm - lúa, nuôi quảng canh cải tiến… Tuy nhiên, sản lượng thủy sản thu hoạch lại tăng mạnh với hơn 47.000 tấn, trong đó tôm nuôi gần 11.700 tấn, cua biển nuôi hơn 3.300 tấn, còn lại là các loại nhuyễn thể, cá biển. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã thu hoạch từ đầu năm đến nay của Kiên Giang đạt hơn 106.700 tấn, tăng gần 6% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm nuôi nước lợ gần 40.400 tấn, cua biển gần 8.000 tấn, cá lồng bè trên biển 1.642 tấn, nhuyễn thể trên 32.600 tấn.

  • Nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo đuôi đỏ thu tiền tỷ

Tại Đồng Tháp, Nông nghiệp Radio được biết tới mô hình Nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo đuôi đỏ của anh Nguyễn Chí Tâm ở TP Cao Lãnh. Gần 3 năm qua, anh Nguyễn Chí Tâm đã đầu tư thực hiện mô hình này trong bể lót bạt. Theo anh Tâm, khi nuôi kết hợp, cá heo chủ yếu ăn chất thải của cá chạch, nguồn thức ăn thừa và rong rêu nên gần như không tốn thêm thức ăn. Ngoài ra, khi nuôi trong bể bạt người nuôi có thể tích hợp hệ thống bơm oxy, cấp nước và bể lọc tạo môi trường nước ổn định. Hiện tại, anh Tâm đang nuôi hai bể cá với thể tích gần 200m3, sau 12 tháng thả nuôicó thể thu hoạch, với giá cá chạch lấu là 250.000 đồng/kg, cá heo đuôi đỏ 500.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí sản xuất, mỗi vụ anh thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 22/5/2024: Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm; Tăng cường cấp giấy phép cho tàu cá vùng khơi; Sản lượng thủy sản thu hoạch của Kiên Giang tăng mạnh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Ứng dụng AI trong bón phân tạo bước đột phá cho nông nghiệp Hàn Quốc
Thời sự

Tại Hàn Quốc, hệ thống bón phân chính xác ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI đang là một trong những công nghệ nông nghiệp mới tạo ra bước đột phá lớn.

Ứng dụng AI trong bón phân tạo bước đột phá cho nông nghiệp Hàn Quốc
Kết nối OCOP Việt Nam với sáng kiến toàn cầu của FAO
Thời sự

Kết nối OCOP Việt Nam với sáng kiến toàn cầu của FAO; Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh trở lại tại nhiều tỉnh phía Bắc; Mưa lũ khiến 5 người thương vong.

Kết nối OCOP Việt Nam với sáng kiến toàn cầu của FAO