Bản tin môi trường ngày 28/7/2025: Hệ lụy từ nước thải 'nuôi’ lục bình

Hệ lụy từ nước thải 'nuôi’ lục bình; Quảng Ninh khởi tố 4 bị can vì gây ô nhiễm; TP.HCM ‘mở đường’ cho giao thông xanh.

nguyễn Hằng - Trần Văn  | 13:49 28/07/2025

Bản tin môi trường ngày 28/7/2025: Hệ lụy từ nước thải 'nuôi’ lục bình

Tự động

Bản tin môi trường ngày 28/7/2025: Hệ lụy từ nước thải 'nuôi’ lục bình

Lead: Hệ lụy từ nước thải 'nuôi’ lục bình; Quảng Ninh khởi tố 4 bị can vì gây ô nhiễm; TP.HCM ‘mở đường’ cho giao thông xanh.

STT     Nội dung Voice   Ghi chú

1  Nhạc hiệu    5s

2  Kính chào quý vị! Chào mừng quý vị đến với Bản tin Môi trường ngày 28 tháng 7 của Báo NN&MT. Trong những phút sắp tới, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin thời sự về công tác bảo vệ môi trường trên cả nước. Trước khi đi vào nội dung chi tiết, trong bản tin hôm nay sẽ có một số thông tin đáng chú ý như sau: Nữ      

3 Headline:

(Nữ) - Hà Nội cần hơn 21.000 tỷ đồng để ‘cứu’ 4 dòng sông ô nhiễm

(Nam) - Quảng Ninh khởi tố 4 bị can vì tội gây ô nhiễm

(Nữ) - Quảng Trị nỗi lo ‘kép’ từ dịch bệnh đến ô nhiễm

 (Nam) - Vĩnh Long: Nông dân thấp thỏm trước ‘ma trận’ lục bình

(Nữ) - TP.HCM ‘mở đường’ cho giao thông xanh     Nam

Nữ     

 

4  Hà Nội cần hơn 21.000 tỷ đồng để ‘cứu’ 4 dòng sông ô nhiễm

Thưa quý vị! Bản tin Môi trường hôm nay xin được bắt đầu với thông tin về nỗ lực cải thiện môi trường tại Thủ đô.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội vừa hoàn thành đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 dòng sông nội đô, gồm: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét trên địa bàn Hà Nội. Tổng kinh phí cho việc “hồi sinh” 4 dòng sông này khoảng 21.000 tỷ đồng, chia thành ba giai đoạn từ năm 2025 đến 2030.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm các con sông này, đề án đưa ra 4 nhóm giải pháp trọng tâm là thu gom và xử lý triệt để nước thải; xử lý ô nhiễm tồn lưu như bùn, rác, vật cản; bổ cập nước sạch để đảm bảo dòng chảy tối thiểu vào mùa khô và cải tạo cảnh quan, hệ sinh thái kết hợp phát triển các hoạt động văn hóa, giải trí, tâm linh ven sông.

Một trong những hạng mục quan trọng của nỗ lực này là Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, được khởi công từ năm 2016 với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 11.000 tỷ đồng. Dự án này bao gồm một nhà máy xử lý công suất 270.000 mét khối mỗi ngày đêm và hệ thống cống thu gom dài 53 km chạy dọc các sông Tô Lịch, Lừ và khu vực Hà Đông cũ.

Hy vọng với nguồn lực và các giải pháp đồng bộ, 4 dòng sông nội đô của Hà Nội sẽ sớm "hồi sinh", mang lại môi trường sống trong lành hơn cho người dân Thủ đô.      Nữ      

5  Quảng Ninh khởi tố 4 bị can vì

 gây ô nhiễm

Tiếp tục là thông tin về an ninh môi trường, thưa quý vị! Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 4 bị can liên quan đến hành vi "Gây ô nhiễm môi trường". Vụ việc xảy ra tại Trạm trộn bê tông Cẩm Thịnh thuộc Công ty TNHH Xây dựng bê tông Cẩm Thịnh, nằm trong Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh, phường Cửa Ông, tỉnh Quảng Ninh.

Bốn bị can bị khởi tố về tội "Gây ô nhiễm môi trường" theo Điều 235 Bộ luật Hình sự, bao gồm: Nguyễn Mạnh Thuyên (sinh năm 1963), Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xây dựng bê tông Cẩm Thịnh; Vũ Văn Tuyển (sinh năm 1971), Phó Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành sản xuất tại Trạm trộn bê tông Cẩm Thịnh; Phạm Anh Tuấn (sinh năm 1981), nhân viên của Trạm trộn bê tông Cẩm Thịnh và Lê Hữu Mạnh (sinh năm 1987), quản lý xe của Công ty TNHH Thương mại xây dựng Biên Mai.

Qua điều tra ban đầu, lực lượng chức năng xác định, trong quá trình hoạt động, Trạm trộn bê tông Cẩm Thịnh đã phát sinh một lượng lớn chất thải rắn thông thường, cụ thể là bã bê tông. Thay vì xử lý đúng quy định pháp luật, Nguyễn Mạnh Thuyên đã chỉ đạo nhân viên vận chuyển và đổ số chất thải này ra ngoài môi trường, không đúng nơi quy định.

Cụ thể, vào ngày 27 tháng 6 năm 2025, theo chỉ đạo của Nguyễn Mạnh Thuyên, Vũ Văn Tuyển đã thuê 2 xe ô tô tải của Công ty TNHH Biên Mai vận chuyển hơn 174 tấn tương đương 174.860kg bã thải bê tông từ trạm trộn đến đổ tại một bãi đất trống không được cấp phép đổ thải tại khu vực cầu 20, phường Cửa Ông. Hành vi này đã bị Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện và bắt giữ kịp thời.     Nam   

6  Quảng Trị nỗi lo ‘kép’ từ dịch bệnh

đến ô nhiễm

Liên quan đến những diễn biến đáng lo ngại  dịch tả lợn châu Phi tại Quảng Trị, thưa quý vị! Theo báo cáo nhanh từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã bùng phát tại 121 thôn thuộc 22 xã, một con số đáng lo ngại.

Hậu quả là hơn 7.000 con lợn buộc phải tiêu hủy, với tổng trọng lượng lên đến gần 423 tấn. Báo động nhất là thời gian gần đây, hiện tượng xác lợn chết do dịch bệnh bị vứt bừa bãi ra ruộng đồng, kênh mương, thậm chí cả sông suối đang gia tăng tại nhiều địa phương phía Bắc của tỉnh.

Đơn cử, người dân đã phát hiện xác lợn chết trôi nổi trên sông Nhật Lệ, đoạn chảy qua thành phố Đồng Hới, và nhiều bao tải chứa xác lợn trôi trên sông Đào, đoạn giáp ranh giữa xã Đông Trạch và Bố Trạch. Ban đầu là số lượng ít, nhưng những ngày sau đó, xác lợn trôi về ngày càng nhiều, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Xã Đông Trạch, một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh. Chính quyền xã Đông Trạch đã chủ động phân công lực lượng ứng trực, tăng cường tuần tra dọc tuyến sông để giám sát và xử lý kịp thời. Địa phương đã chủ động huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức thu gom, trục vớt, tiêu hủy xác lợn theo đúng quy trình xử lý môi trường và dịch bệnh.

Xã Quảng Trạch hiện là địa phương chịu thiệt hại lớn nhất và đang đối mặt với nhiều khó khăn về nhân lực, kinh phí cũng như vật tư phòng chống dịch. Trong bối cảnh kinh phí phòng chống dịch chưa được phân bổ đầy đủ, xã Quảng Trạch đã phải huy động mọi nguồn lực sẵn có từ các tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân, dân quân, thậm chí còn đề xuất lực lượng công an, quân sự tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch.    Nữ      

7  Vĩnh Long: Người dân thấp thỏm

 trước ‘ma trận’ lục bình

Thưa quý vị, những ngày này, trên khắp các tuyến kênh, rạch ở xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long, một cảnh tượng đáng lo ngại đang diễn ra là lục bình mọc dày đặc, phủ kín mặt nước, biến những con đường thủy huyết mạch tắc nghẽn. Tình trạng này đang gây khó khăn nghiêm trọng cho bà con nông dân, đặc biệt khi họ đang bước vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu.

Tại xã Châu Thành, nơi có hơn 408 hecta đất sản xuất nông nghiệp, trong đó trên 300 hecta trồng lúa, cả một hệ thống kênh cấp 1, 2 và 3 dài hàng chục kilomet đều đang bị lục bình "bủa vây" kín mít, gây tắc nghẽn dòng chảy thủy lợi trầm trọng.

Người dân địa phương cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây, tình trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Tại ấp Bàu Sơn, hàng trăm hộ dân với khoảng 105 hecta lúa Hè Thu đang chuẩn bị gặt. Nhưng do kênh bị nghẽn lục bình, ghe chở lúa không thể vào được ruộng, khiến thương lái lợi dụng tình hình để ép giá.

Trước thực trạng cấp bách này, người dân địa phương đang khẩn thiết kiến nghị chính quyền cần sớm vào cuộc hỗ trợ. Hơn bao giờ hết, việc kiểm soát nguồn thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra sông, kênh cũng cần được siết chặt, nhằm giảm dinh dưỡng trong nước yếu tố chính thúc đẩy lục bình sinh sôi.

Nếu không có giải pháp căn cơ và đồng bộ, nguy cơ mất mùa, lúa ứ đọng, thiệt hại kinh tế cho nông dân sẽ ngày càng trầm trọng, chưa kể đến những hệ lụy lâu dài về môi trường và đời sống dân sinh.    Nam   

8  TP.HCM ‘mở đường’ cho giao thông xanh

Liên quan đến công tác giảm thiểu khí thải giao thông, thưa quý vị! Theo thống kê mới nhất từ Sở Xây dựng TP.HCM, tính đến cuối tháng 6 năm 2025, khu vực TP.HCM cũ đang gánh trên mình hơn 9,6 triệu phương tiện lưu thông. Con số này bao gồm hơn 1 triệu ô tô và gần 8,6 triệu xe máy. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2024, lượng ô tô đã tăng 9%, trong khi xe máy cũng tăng 2%.

Trước thực trạng đó, TP.HCM đang ráo riết triển khai một đề án lớn là kiểm soát khí thải phương tiện giao thông trên toàn địa bàn.

Cụ thể là giai đoạn đầu tiên của đề án này sẽ tập trung vào việc xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích chuyển đổi các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, taxi, xe mô tô công nghệ và các loại xe phi cơ giới sang sử dụng năng lượng xanh.

Sở Xây dựng hiện đang gấp rút hoàn thiện dự thảo nghị quyết, đồng thời cập nhật đánh giá tác động sau khi địa giới hành chính được mở rộng. Dự kiến, dự thảo này sẽ được trình UBND TP và HĐND TP xem xét trong quý 4 năm 2025, để triển khai trên toàn phạm vi TP mới.

Tiếp theo đó, giai đoạn sau của đề án dự kiến hoàn thành trong quý 3 năm 2025, sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát khí thải một cách toàn diện hơn. Thành phố đặt mục tiêu chuyển đổi sang phương tiện năng lượng sạch đối với nhiều nhóm xe như taxi, xe công nghệ, xe hợp đồng, xe khách, xe tải, ô tô cá nhân, và cả các phương tiện thuộc cơ quan nhà nước, doanh nghiệp công lẫn tư nhân.  Nữ      

9  Và đến đây thì thời lượng Bản tin Môi trường hôm nay xin được khép lại. Mong rằng những thông tin được trình bày đã cung cấp cho quý vị cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường.

Cảm ơn quý vị đã quan tâm và đồng hành! Kính chúc quý vị sức khỏe và hẹn gặp lại trong bản tin ngày mai với những cập nhật và bình luận mới nhất về các vấn đề môi trường.  Nữ      

Tự động

Bản tin môi trường ngày 28/7/2025: Hệ lụy từ nước thải 'nuôi’ lục bình

Hệ lụy từ nước thải 'nuôi’ lục bình; Quảng Ninh khởi tố 4 bị can vì gây ô nhiễm; TP.HCM ‘mở đường’ cho giao thông xanh.

nguyễn Hằng - Trần Văn

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 28/7/2025: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng, Nam Bộ mưa lớn
Thời sự

Trong khi nắng nóng tiếp tục bao phủ các tỉnh Bắc Bộ thì hôm nay tại Trung Bộ và Nam Bộ, mưa rào và dông vẫn duy trì, tập trung nhiều vào chiều tối.

Thời tiết nông vụ ngày 28/7/2025: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng, Nam Bộ mưa lớn
6 tháng đầu năm, nông lâm thủy sản xuất siêu hơn 9,8 tỷ USD
Thời sự

6 tháng đầu năm, nông lâm thủy sản xuất siêu hơn 9,8 tỷ USD; Nhiều hồ đập "rệu rã", Hà Tĩnh đề xuất hỗ trợ gần 560 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm, nông lâm thủy sản xuất siêu hơn 9,8 tỷ USD