Bản tin môi trường ngày 23/7/2025: Lại Yên mà chẳng ‘bình yên’

Lại Yên mà chẳng ‘bình yên’; ‘Đại gia’ thép bị truy thu và phạt 225 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường; Đà Nẵng bất an với vấn nạn đổ trộm chất thải xây dựng.

Nguyễn Hằng - Trần Văn  | 11:51 23/07/2025

Bản tin môi trường ngày 23/7/2025: Lại Yên mà chẳng ‘bình yên’

Tự động

Bản tin môi trường ngày 23/7/2025: Lại Yên mà chẳng ‘bình yên’

Lead: Lại Yên mà chẳng ‘bình yên’; ‘Đại gia’ thép bị truy thu và phạt 225 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường; Đà Nẵng bất an với vấn nạn đổ trộm chất thải xây dựng.

2  Kính chào quý vị! Kính chào quý vị! Chào mừng quý vị đến với Bản tin Môi trường ngày 23 tháng 7 của Báo NN&MT. Trong những phút sắp tới, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin nóng về bảo vệ môi trường trên cả nước. Và bản tin hôm nay sẽ có một số thông tin đáng chú ý như sau:      Nữ      

3 Headline:

(Nam) - Hà Nội: Nhơ nháp đường vào Khu công nghiệp Lại Yên

(Nữ) - ‘Đại gia’ thép bị truy thu và phạt 225 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường

(Nam) – Nghệ An: Hoang mang vì lợn chết gây ô nhiễm nguồn nước

(Nữ) - Đà Nẵng bất an với vấn nạn đổ trộm chất thải xây dựng

(Nam) - Vĩnh Long: Người dân chặn xe vào bãi rác vì ô nhiễm        Nam

Nữ     

 

4  Hà Nội: Nhơ nháp đường vào Khu công nghiệp Lại Yên

Thưa quý vị Theo phản ánh của người dân xã Sơn Đồng (Hà Nội), từ nhiều tháng nay, tuyến đường nối từ Đại lộ Thăng Long đi vào Khu công nghiệp Lại Yên thường xuyên đầy bụi bẩn. Bụi bay mù mịt mỗi khi có phương tiện lưu thông.

Ngoài ra, một đoạn dài lề đường liên tục đọng nước lâu ngày, kể cả khi trời nắng. Dọc hai bên đường, có rất nhiều xe tải chở đá, cát, xi măng đỗ thành hàng dài trái quy định, gây cản trở và mất an toàn giao thông.

Nguyên nhân chính khiến đoạn đường kể trên xuống cấp, bụi bẩn, ngập cục bộ kể cả khi trời nắng, đỗ xe tràn lan là do trên tuyến đường có một số công ty, trạm trộn bê tông thương phẩm hoạt động nhưng chưa thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường.

Mặc dù công nhân các đơn vị đã dọn khi bê tông tràn ra, nhưng không thể triệt để, khiến con đường bị bụi bẩn, nhớp nháp. Khi trời nắng, cả tuyến đường trong cảnh bụi mù mịt mỗi khi các phương tiện lưu thông qua.

Trước thực trạng kể trên, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức (cũ) đã nhiều lần kiểm tra, yêu cầu các đơn vị sản xuất bê tông thương phẩm có biện pháp bảo vệ môi trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây lại tái diễn.   Nam   

5  Nghệ An: Hoang mang vì lợn chết gây ô nhiễm nuồn nước

Thưa quý vị! Những ngày gần đây, tại nhiều địa phương ở tỉnh Nghệ An liên tiếp ghi nhận tình trạng xác lợn chết nổi trên sông, suối, kênh mương gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Nghệ An hiện có đàn lợn lên tới 1 triệu con, trong khi dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều xã như: Anh Sơn, Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu. Việc vứt xác lợn chết bừa bãi không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai, mà còn làm mầm bệnh nguy cơ phát tán nhanh chóng, đe dọa đàn gia súc khỏe mạnh và an toàn thực phẩm.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện khẩn yêu cầu các địa phương tập trung khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch, tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm hành vi vi phạm. Người dân được khuyến cáo tuyệt đối không được giấu dịch, càng không được tự ý vứt xác động vật chết ra môi trường.

Theo Nghị định 90/2017/NĐCP, hành vi vận chuyển hoặc vứt bỏ gia súc, gia cầm chết ra môi trường có thể bị phạt 5 - 6 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy vật nuôi liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử phạt còn khó khăn do khó truy tìm người vi phạm, đặc biệt ở các khu vực kênh rạch liên xã.

 Thậm chí, nếu hành vi vứt xác lợn gây hậu quả nghiêm trọng, làm bùng phát dịch bệnh diện rộng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 Bộ Luật Hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật.   Nữ      

6  ‘Đại gia’ thép bị truy thu và phạt

225 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường

Thưa quý vị! Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Chi cục thuế khu vực VII, với tổng số tiền hơn 225 tỷ đồng bao gồm cả tiền phạt và truy thu phí bảo vệ môi trường. Đây là hệ quả của việc kê khai sai loại tài nguyên đối với quặng nghèo nguyên khai tại mỏ sắt Tiến Bộ trong suốt giai đoạn 2017-2024.

Cụ thể, theo Quyết định số 1165/QĐ-XPHC, TISCO bị phạt hành chính 9 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, công ty phải truy nộp vào ngân sách nhà nước gần 151,6 tỷ đồng tiền phí BVMT thiếu, cùng với gần 74 tỷ đồng tiền chậm nộp.

Sai phạm được xác định bắt nguồn từ Chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Mỏ sắt Tiến Bộ. Chi nhánh này, được TISCO thành lập vào năm 2013 để khai thác quặng sắt tại mỏ Tiến Bộ (được cấp phép từ năm 2008), đã kê khai không đúng loại tài nguyên quặng nghèo nguyên khai. Việc này dẫn đến xác định sai mức phí phải nộp theo quy định tại các tờ khai quyết toán phí BVMT từ năm 2017 đến nay. Các tờ khai theo mẫu 02/BVMT và 02/PBVMT đã không phản ánh đúng thực tế hoạt động khai thác.

Cơ quan thuế cũng nhấn mạnh rằng TISCO có một tình tiết tăng nặng do vi phạm hành chính nhiều lần, cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự việc. Khoản phạt và truy thu "khủng" này là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác tài nguyên.  Nam   

7  Đà Nẵng bất an với vấn nạn

đổ trộm chất thải xây dựng

Tiếp tục là thông tin quản lý chất thải trong xây dựng, thưa quý vị! Tại khu vực đô thị Đà Nẵng hiện nay, chất thải rắn xây dựng phát sinh rất lớn, do hoạt động phá dỡ, cải tạo các công trình gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh lượng chất thải xây dựng được xử lý đúng quy định, vô số bãi đổ trộm vẫn ngang nhiên xuất hiện trên vỉa hè, bãi đất trống, kênh rạch.

Các điểm đổ trộm này không chỉ có chất thải xây dựng, mà còn có rác thải sinh hoạt, “thản nhiên” tồn tại nhiều ngày, nhiều tuần, có nơi người dân phản ánh tồn tại cả năm.

Tình trạng đổ trộm chất thải xây dựng đã diễn ra những năm qua như một căn bệnh kinh niên của môi trường thành phố. Phức tạp nhất là trên địa bàn các phường: Liên Chiểu, Hải Vân, Hòa Khánh.

Với định hướng xây dựng “Thành phố môi trường”, việc Đà Nẵng vẫn tồn tại tình trạng đổ trộm chất thải xây dựng, cùng bãi tập kết chất thải rắn xây dựng không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường ngay khu dân cư, sát trường học kéo dài nhiều năm, rõ ràng đang đi ngược lại mục tiêu đó.

Trong khi đó, Theo Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị phải được thu gom và chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Với quy định này, chất thải xây dựng phát sinh từ hoạt động cải tạo, sửa chữa của hộ gia đình, cá nhân sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.        Nữ      

8  Vĩnh Long: Người dân chặn xe

 vào bãi rác vì ô nhiễm

Liên quan đến công tác xử lý rác thải khu vực nông thôn, thưa quý vị! Thông tin từ tỉnh Vĩnh Long vừa cho biết, hàng chục người dân sinh sống xung quanh khu vực bãi rác An Hiệp thuộc xã An Hiệp đã tập trung, ngăn chặn không cho xe rác vào bãi rác này, phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài nhiều năm qua mà chưa được giải quyết dứt điểm.

Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã có mặt để vận động, tuyên truyền, đồng thời đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cùng các ngành liên quan sẽ phối hợp tổ chức khảo sát thực tế tại bãi rác, trực tiếp gặp gỡ và đối thoại với người dân nhằm tìm hướng giải quyết. Sau khi được vận động, người dân đã đồng thuận giải tán, chiếc xe chở rác cũng buộc phải quay về.

Theo phản ánh của các hộ dân sống quanh khu vực, những ngày qua, mưa lớn kéo dài khiến nước rỉ rác từ bãi rác An Hiệp thoát ra ngoài, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị, phản ánh đến các cấp chính quyền, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm vẫn tái diễn, đặc biệt vào mùa mưa.

Đây là lần thứ ba trong vòng 3 năm liên tiếp, người dân địa phương chặn xe rác vì bức xúc trước tình trạng ô nhiễm tái diễn, cụ thể là vào tháng 7/2023, tháng 7/2024 và nay là tháng 7/2025.   Nam   

9  Và đến đây thì thời lượng Bản tin Môi trường hôm nay xin được khép lại. Mong rằng những thông tin được trình bày đã cung cấp cho quý vị cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường.

Cảm ơn quý vị đã quan tâm và đồng hành! Kính chúc quý vị sức khỏe và hẹn gặp lại trong bản tin ngày mai với những cập nhật và bình luận mới nhất về các vấn đề môi trường.  Nam   

Tự động

Bản tin môi trường ngày 23/7/2025: Lại Yên mà chẳng ‘bình yên’

Lại Yên mà chẳng ‘bình yên’; ‘Đại gia’ thép bị truy thu và phạt 225 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường; Đà Nẵng bất an với vấn nạn đổ trộm chất thải xây dựng.

Nguyễn Hằng - Trần Văn

Các chương trình

Thủy điện Bản Vẽ chuyển chế độ vận hành bất thường
Thời sự

Thủy điện Bản Vẽ đã chuyển từ chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình sang chế độ vận hành bất thường để hạn chế việc xả nước xuống hạ du.

Thủy điện Bản Vẽ chuyển chế độ vận hành bất thường
Chăn nuôi và Thú y kiện toàn sau sáp nhập, tăng trưởng khả quan
Thời sự

Chăn nuôi và Thú y kiện toàn sau sáp nhập, tăng trưởng khả quan; Thiệt hại ban đầu do bão số 3: Hàng chục nghìn ha lúa bị ngập, nhiều khu dân cư cô lập.

Chăn nuôi và Thú y kiện toàn sau sáp nhập, tăng trưởng khả quan