Bản tin môi trường ngày 17/7/2025: Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’

Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’; Nghệ An: Lợn chết dịch ‘nguy kịch’ cho môi trường; Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo khẩn vụ đổ rác thải trộm.

Nguyễn Hằng - Trần Văn  | 12:03 17/07/2025

Bản tin môi trường ngày 17/7/2025: Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’

Tự động

Bản tin môi trường ngày 17/7/2025: Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’

Lead: Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’; Nghệ An: Lợn chết dịch ‘nguy kịch’ cho môi trường; Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo "khẩn" vụ đổ rác thải trộm.

STT     Nội dung Voice   Ghi chú

1  Nhạc hiệu    5s

2  Kính chào quý vị! Rất vui được đồng hành cùng quý vị trong Bản tin Môi trường ngày 17 tháng 7 của Báo Nông nghiệp và Môi trường. Trong bản tin hôm nay sẽ có một số thông tin đáng chú ý như sau:  Nữ      

3 Headline:

(Nam) - Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’

(Nữ) - Nghệ An: Lợn chết dịch ‘nguy kịch’ cho môi trường

(Nam) - Phú Thọ: Dịch tả lợn châu Phi tiềm ẩn hiểm nguy với môi trường

(Nữ) - Gia Lai chỉ đạo ‘nóng’ xử lý xác lợn gây ô nhiễm

(Nam) - Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo "khẩn" vụ đổ rác thải trộm     

 

4  Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’

Thưa quý vị! Quanh khu vực Hồ Tây lá phổi xanh khổng lồ của Thủ đô Hà Nội, ít ai nghĩ rằng nhiều người dân hàng ngày vẫn đang khốn khổ vì rác.

Tại đường Tây Hồ (phường Tây Hồ, Hà Nội), hàng ngày, người dân và các hộ kinh doanh khốn khổ bởi bãi tập kết rác khổng lồ, gồm cả rác sinh hoạt và rác thải xây dựng tràn ra lòng đường.

Nhếch nhác, bốc mùi, ùn tắc lòng đường, mất an toàn giao thông đó là những hình ảnh quen thuộc tại điểm tập kết rác ngay tại con phố nằm giữa trung tâm bán đảo Quảng An, phường Tây Hồ. Điểm tập kết rác này chỉ cách mặt nước hồ Tây vài trăm mét, nơi vốn là không gian để người dân và du khách thong dong hít thở bầu không khí trong lành của Hà Nội. Xung quanh điểm tập kết rác này, có rất nhiều hộ dân sinh sống và các homestay dành cho du khách.

Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội đã tiến hành xoá hơn 200 điểm tập kết rác tại các phường nội đô, bằng cách xóa điểm tập kết rác ngày (điểm cẩu rác), triển khai thu rác đêm, thu rác trực tiếp bằng xe cơ giới...

Do đó, người dân phường Tây Hồ mong chính quyền phường sớm giải được bài toán về rác thải, nhằm đảm bảo môi trường sống cho người dân, trả lại cảnh quan sạch đẹp, văn minh cho điểm đến văn hoá, tâm linh Hồ Tây.        Nam   

5  Nghệ An: Lợn chết dịch ‘nguy kịch’

cho môi trường

Thưa quý vị! Kênh N2 là con kênh dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân, chảy qua nhiều xã của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dân sống hai bên bờ không khỏi bất an khi thỉnh thoảng phát hiện một số con lợn đã chết, nổi lềnh bềnh giữa dòng kênh.

UBND xã Minh Châu cho biết, trong tuần qua, địa phương đã tiếp nhận và xử lý 3 đợt xác lợn trôi nổi, mỗi đợt từ 1-2 con. Những con lợn này đều bị phân hủy nặng, không thể xác định được nguồn gốc. Xã tiến hành thu gom và tiêu hủy khẩn cấp bằng cách đào hố chôn sâu, kết hợp rắc vôi, hóa chất để tránh phát tán mầm bệnh. Hiện xã đang tiến hành khảo sát, lắp các lưới chắn tại dòng kênh này để ngăn tình trạng xác động vật trôi qua.

không chỉ riêng ở các xã Quảng Châu, tình trạng vứt xác lợn chết ra môi trường từng xuất hiện tại nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong các đợt dịch vừa qua.

Đơn cử như dọc tuyến sông Vinh, ven sông Lam, hay tại kênh Lê Xuân Đào người dân cũng từng nhiều lần phát hiện xác lợn chết trôi nổi, bị vứt bỏ bừa bãi xuống dòng sông.

Nhận được thông tin, chính quyền địa phương đều phải cử lực lượng xử lý. Tuy nhiên, quá trình tiêu huỷ gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân do số lợn chết đã phân hủy nặng, bốc mùi hôi thối, một số chủ máy múc từ chối hỗ trợ vì lo ngại ô nhiễm và ảnh hưởng đến thiết bị khiến các địa phương phải liên hệ nhiều nơi mới có thể xử lý.        Nữ      

6  Phú Thọ: Dịch tả lợn châu Phi tiềm ẩn

hiểm nguy cho môi trường

Vẫn là các thông tin về lợn chết do dịch bệnh, thưa quý vị, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ vừa cho hay, tổng số lợn ốm, chết, bị tiêu hủy là 722 con; nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Dịch tả lợn Châu Phi không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với môi trường. Khi lợn bị nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy hàng loạt, nếu việc xử lý xác lợn không được thực hiện đúng quy trình, có thể gây ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái xung quanh.

Để chủ động phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm an toàn, UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã, phường triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định.

Các địa phương rà soát, thống kê nắm bắt chính xác tổng đàn lợn và tình hình triển khai tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh; căn cứ tình hình thực tế dịch bệnh, thành lập các Tổ công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh ở các xã, phường. Nam           

7  Gia Lai chỉ đạo ‘nóng’ xử lý xác lợn

gây ô nhiễm

Thưa quý vị! UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các xã phường trên địa bàn kiểm tra, xử lý tình trạng ô nhiễm do vứt xác lợn chết bừa bãi trong lòng kênh.

Trước đó, người dân phản ánh tại hệ thống kênh tưới Văn Phong chảy qua các xã Bình Hiệp, Bình An xuất hiện tình trạng xác lợn chết bị vứt bừa bãi xuống lòng kênh.

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các xã Bình Hiệp, Bình An cùng các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm, nhanh chóng tình trạng nói trên.

Đồng thời, chỉ đạo lực lượng thú y và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh động vật, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, phối hợp với Công an, Quản lý thị trường xử lý nghiêm các vi phạm; rà soát, chấn chỉnh các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh môi trường, không có phương án xử lý chất thải và xác động vật chết theo quy định...   Nữ      

8  Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo ‘khẩn’ vụ đổ rác thải trộm

Thưa quý vị! Liên quan đến tình trạng đổ trộm rác thải tại một số tuyến đường taij Đà Nẵng trong bản tin của chúng tôi phản ánh mới đây, Thường trực Thành ủy vừa có công văn số 91-CV/TU gửi Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân phường Liên Chiểu kiểm tra xử lý thông tin này.

Theo đó, Thường trực Thành ủy yêu cầu các đơn vị chức năng của thành phố khẩn trương kiểm tra, xử lý thông tin và có giải pháp khắc phục các nội dung theo phản ánh của bài viết, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đổ rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng không đúng quy định và báo cáo kết quả về Thường trực Thành ủy.

Trước đó, người dân phản ánh các xe tải chở xà bần thường xuyên xuất hiện và đổ rác trái phép giữa ban ngày, nhưng không hề có đơn vị nào đến kiểm tra hay xử lý. Trong khi đó, rác thải xây dựng chứa nhiều thành phần độc hại như bụi mịn, hóa chất công nghiệp, chì, thủy ngân, amiăng…

Đặc biệt, tại đoạn cuối đường Lê Văn Miến giao với Phan Văn Trường, tình trạng đổ xà bần chắn ngang lối đi đã khiến người dân vô cùng bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống đô thị văn minh, mỹ quan thành phố.      Nam   

9  Và thông tin vừa rồi cũng đã khép lại Bản tin Môi trường ngày 17 tháng 7. Cảm ơn quý vị đã quan tâm và đồng hành. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong bản tin tiếp theo!   Nam   

Tự động

Bản tin môi trường ngày 17/7/2025: Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’

Sống mòn bên ‘lá phổi xanh’; Nghệ An: Lợn chết dịch ‘nguy kịch’ cho môi trường; Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo khẩn vụ đổ rác thải trộm.

Nguyễn Hằng - Trần Văn

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 17/07/2025: Nắng nóng tiếp tục bao phủ nhiều nơi
Thời sự

Từ Bắc Bộ đến Đắk Lắk đang trải qua những ngày nắng nóng với nền nhiệt phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết nông vụ ngày 17/07/2025: Nắng nóng tiếp tục bao phủ nhiều nơi
Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững
Thời sự

Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững; Thành lập tổ công tác trực tiếp hỗ trợ các xã có dịch tả lợn châu Phi.

Bảo vệ hệ sinh thái rừng Trung Trường Sơn, hướng tới phát triển bền vững