Trí tuệ nhân tạo - AI đang tái định hình nền nông nghiệp toàn cầu khi biến các cánh đồng truyền thống thành hệ thống canh tác thông minh.

Bản tin môi trường ngày 12/7/2025: 'Xanh hóa' ngành vật liệu xây dựng
Xanh hóa ngành vật liệu xây dựng; ‘Trăm dâu’ đổ đầu nguồn nước; TP.HCM: Bờ kè Long Hải ‘khắc khoải’ vì rác thải.
Nguyễn Hằng - Trần Văn | 09:44 12/07/2025
Bản tin môi trường ngày 12/7/2025: Hầm than đỏ lửa 'lầm than’ môi trường
Lead: Hầm than đỏ lửa 'lầm than’ môi trường; ‘Trăm dâu’ đổ đầu nguồn nước; TP.HCM: Bờ kè Long Hải ‘khắc khoải’ vì rác thải.
2 Kính chào quý vị! Rất vui được đồng hành cùng quý vị trong Bản tin Môi trường ngày 11 tháng 7 của Báo Nông nghiệp và Môi trường. Trong bản tin hôm nay sẽ có một số thông tin đáng chú ý như sau: Nữ
3 Headline:
(Nam) - Xanh hóa ngành vật liệu xây dựng
(Nữ) - ‘Trăm dâu’ đổ đầu nguồn nước
(Nam) - Lâm Đồng ‘điểm mặt’ sai phạm nhà máy xử lý rác
(Nữ) - Cần Thơ: Lò hầm than gây ‘bất an’ cho môi trường
(Nam) - TP.HCM: Bờ kè Long Hải ‘khắc khoải’ vì rác thải Nam

4 Xanh hóa ngành vật liệu xây dựng
Thưa quý vị! Ngành vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng xanh, với mục tiêu đầy tham vọng là loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất lạc hậu, tiêu tốn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
Đây là một trong những trọng tâm của dự thảo Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng trong giai đoạn mới”, vừa được Bộ Xây dựng lấy ý kiến rộng rãi.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định VLXD là ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia. Tuy nhiên, sự phân tán trong chính sách hiện hành đang đòi hỏi một định hướng thống nhất, mạnh mẽ hơn. Đáp lại chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Bộ Xây dựng đã chủ trì xây dựng đề án, với tầm nhìn phát triển ngành đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng hiệu quả và đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Các chuyên gia đã nhất trí cao về tính cần thiết và cấp bách của đề án. Nhiều ý kiến đề xuất chiến lược phát triển thép gắn với tăng trưởng xanh, cơ chế hỗ trợ chuyển đổi số, đầu tư công nghệ xanh, và xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ. Đặc biệt, việc phát triển bền vững trong khai thác khoáng sản và khuyến khích sử dụng VLXD tái chế, thay thế cũng được nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đánh giá cao những đóng góp mang tính thực tiễn và cam kết tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Đề án, hướng tới một ngành VLXD không chỉ vững mạnh về kinh tế mà còn tiên phong trong bảo vệ môi trường, kiến tạo hạ tầng bền vững cho đất nước. Nam
5 ‘Trăm dâu’ đổ đầu nguồn nước
Thưa quý vị! Hôm qua, 10/7, Báo Tiền Phong phối hợp với Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức Toạ đàm Giải pháp hồi sinh những dòng sông chết để tìm ra các giải pháp có tính khả thi, hiệu quả, thực tiễn khi triển khai chủ trương hồi sinh các dòng sông.
Ông Nguyễn Hồng Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ NN&MT cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 3.450 con sông, phân bố trên ba lưu vực sông lớn và các khu vực sông ven biển.
Dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều dòng sông ở nước ta đang bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là tại khu vực trung và hạ lưu, nơi có mật độ dân cư đông và nhiều hoạt động sản xuất, đô thị.
Ông Nguyễn Hồng Hiếu cho rằng, tình trạng ô nhiễm sông hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: nước thải sinh hoạt đô thị lên tới hơn 9 triệu m³/ngày nhưng mới xử lý được khoảng 17%; nước thải từ các khu công nghiệp, làng nghề vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất nhỏ xử lý phân tán, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao.
Cùng với đó là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi thiếu kiểm soát gây tồn dư hóa chất ra môi trường nước; ý thức người dân còn hạn chế khi đổ chất thải rắn bừa bãi vào hệ thống sông, hồ; cùng với đó là tác động của biến đổi khí hậu như mùa khô kéo dài, mưa lớn gây ngập úng khiến ô nhiễm tích tụ và gia tăng.
Về giải pháp hồi sinh các dòng sông chết GS.TS Trần Đình Hoà - Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho rằng, để giải quyết vấn đề về ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt không phải của riêng địa phương nào. Các địa phương phải bắt tay hợp tác giải quyết, không chỉ tại các địa phương có dòng sông chảy qua mà tất cả các địa phương liên quan cần liên kết để có giải pháp tổng thể. Nữ
6 Lâm Đồng ‘điểm mặt’ sai phạm
nhà máy xử lý rác
Tiếp tục là các thông tin về xử lý vi phạm môi trường, thưa quý vị! Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh tại phường Xuân Trường, TP. Đà Lạt vừa bị ngành chức năng Lâm Đồng phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.
Được cấp phép đầu tư từ năm 2010 để xử lý rác thải cho Đà Lạt và vùng phụ cận, nhà máy này, dù đã hoạt động, nhưng tiến độ đầu tư vẫn chậm trễ tới hơn 12 năm. Nhiều hạng mục quan trọng như xưởng đốt rác, nhà xưởng phân vi sinh, và hệ thống xử lý nước thải vẫn dang dở hoặc chưa hoàn thiện. Đáng chú ý, nước rỉ rác được thu gom vào bể chứa nhưng lại chưa có hệ thống xử lý nước thải, gây lo ngại lớn.
Theo báo cáo, tổng vốn đầu tư mới đạt khoảng 152 tỷ đồng, chỉ khoảng 40% so với cam kết ban đầu, và công ty chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ minh chứng. Đặc biệt, nhà máy chưa hoàn tất thủ tục xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và chưa có giấy phép môi trường theo quy định.
Cơ quan chức năng còn phát hiện nhà máy tiếp nhận xử lý rác trung bình 359,86 tấn/ngày đêm, vượt xa công suất thiết kế ban đầu là 200 tấn/ngày đêm. Tuy nhiên, công ty lại chưa chứng minh được công nghệ xử lý phù hợp và hoàn thành việc đốt lượng rác đã tiếp nhận. Tình trạng hoạt động không có công trình xử lý nước thải, khí thải đáp ứng yêu cầu môi trường, kéo dài từ tháng 6/2015 đến nay, được xác định là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu Công ty Môi trường Năng Lượng Xanh khẩn trương hoàn thiện các hạng mục, khắc phục ô nhiễm,và tuân thủ pháp luật về môi trường. Nam
7 Cần Thơ: Lò hầm than gây ‘bất an’
cho môi trường
Liên quan đến công tác xử lý môi trường làng nghề, thưa quý vị! Lò hầm than củi từng được xem là nghề truyền thống - sinh kế nuôi sống bao thế hệ, nay trở thành bài toán nan giải giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tại thành phố Cần Thơ.
Tỉnh Hậu Giang (trước đây, nay sáp nhập vào Cần Thơ) có 1.288 lò hầm than củi, tập trung ở các xã: Tân Phú, huyện Châu Thành (trước đây), nay là xã Phú Hữu, với 906 lò; xã Tân Thành và xã Đại Thành (thành phố Ngã Bảy), nay là phường Đại Thành, với 382 lò.
Năm 2023, tỉnh Hậu Giang (trước đây) triển khai thực hiện đề án Kiểm soát môi trường tại khu vực sản xuất than củi, mục tiêu đặt ra là đến năm 2030 sẽ kiểm soát và xử lý triệt để khí thải phát sinh từ các lò than hầm củi trên địa bàn nhằm cải thiện chất lượng không khí, giảm tác động xấu đến môi trường.
Sau năm 2030, địa phương sẽ phấn đấu từng bước ngưng hoạt động ít nhất 870 lò; các lò còn tiếp tục hoạt động, bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn 100% số lò sản xuất than củi.
Theo đề án này, các chủ lò tự nguyện ngừng sản xuất và tháo dỡ lò than sẽ được hỗ trợ từ 50-70% chi phí đầu tư lò ban đầu, người dân sẽ an tâm hơn khi bước vào hành trình chuyển đổi. Tuy nhiên, qua hai năm triển khai, số lò không những giảm mà tăng thêm 17 lò so với trước khi thực hiện đề án.
Thực tế cho thấy, một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về những hệ lụy nghiêm trọng từ khói, bụi và khí thải trong quá trình đốt than đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Nữ
8 TP.HCM: Bờ kè Long Hải
‘khắc khoải’ vì rác thải
Thưa quý vị! Tại khu vực bờ kè ấp Phước Lợi thời gian gần đây xuất hiện với đủ các loại rác thải sinh hoạt như thùng xốp, hộp xốp, bao nilong, chai nhựa, bàn, ghế, nệm, ghe nhỏ… vứt ngổn ngang, xuất hiện dày đặc.
Theo đó, tại khu vực bờ kè ấp Phước Lợi dài khoảng hơn 500m thời gian gần đây đã xuất hiện với đủ các loại rác thải sinh hoạt như thùng xốp, hộp xốp, bao nilong, chai nhựa, bàn, ghế, nệm, ghe nhỏ… vứt ngổn ngang, xuất hiện dày đặc. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan mà còn đe dọa nghiêm trọng đến môi trường biển và hệ sinh thái ven bờ.
Đại diện Phòng Kinh tế xã Long Hải ghi nhận phản ánh và sẽ phối hợp ấp, các đoàn thể tại địa phương, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra và sớm xử lý, thu gom rác thải tại khu vực này. Đồng thời sẽ đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân sống xung quanh, ngư dân có tàu cá đậu tại khu vực này về ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác thải bừa bãi xuống sông. Cùng với đó, địa phương cũng sẽ xem xét lắp đặt camera giám sát, lắp thêm thùng rác, biển báo tại các lối đi xuống sông tại khu vực này.
Địa phương xã Long Hải cũng cho biết thêm, để giải quyết triệt để vấn đề này, ngoài sự vào cuộc của chính quyền, rất cần sự chung tay của cộng đồng dân cư, ý thức của người dân. Nam
9 Và thông tin vừa rồi cũng đã khép lại Bản tin Môi trường ngày 11 tháng 7. Cảm ơn quý vị đã quan tâm và đồng hành. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong bản tin tiếp theo! Nam
Bản tin môi trường ngày 12/7/2025: 'Xanh hóa' ngành vật liệu xây dựng
Xanh hóa ngành vật liệu xây dựng; ‘Trăm dâu’ đổ đầu nguồn nước; TP.HCM: Bờ kè Long Hải ‘khắc khoải’ vì rác thải.
Nguyễn Hằng - Trần Văn
Các chương trình
Hôm nay (11/7), nhiều địa phương trên cả nước có mưa rào và dông, nhiều nơi mưa rất to.