Bản tin môi trường ngày 09/7/2025: Hồi sinh dòng kênh ‘chết’

Hồi sinh dòng kênh ‘chết’; Tập trung xử lý ô nhiễm không khí, sông ngòi của Hà Nội; Thái Nguyên: Đô thị ‘nghẹt thở’ vì ùn ứ rác.

Nguyễn Hằng - Trần Văn  | 11:07 09/07/2025

Bản tin môi trường ngày 09/7/2025: Hồi sinh dòng kênh ‘chết’

Tự động

Bản tin môi trường ngày 09/7/2025: Hồi sinh dòng kênh ‘chết’

Lead: Hồi sinh dòng kênh ‘chết’; Tập trung xử lý ô nhiễm không khí, sông ngòi của Hà Nội; Thái Nguyên: Đô thị ‘nghẹt thở’ vì ùn ứ rác.

2  Kính chào quý vị! Rất vui được đồng hành cùng quý vị trong Bản tin Môi trường ngày mùng 9 tháng 7 của Báo Nông nghiệp và Môi trường. Trong bản tin hôm nay sẽ có một số thông tin đáng chú ý như sau: Nam   

3 Headline:

(Nữ) - Tập trung xử lý ô nhiễm không khí, sông ngòi của Hà Nội

(Nam) - Thái Nguyên: Đô thị ‘nghẹt thở’ vì ùn ứ rác

(Nữ) - Thanh Hóa: Kênh Bắc ‘ách tắc’ vì xác lợn trôi

(Nam) - Hà Tĩnh phạt nhà máy gạch không giấy phép môi trường

(Nữ) - Rạch Bà Tiếng được ‘hồi sinh’    Nữ

Nam  

 

4  Tập trung xử lý ô nhiễm không khí, sông ngòi của Hà Nội

Thưa quý vị! Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 6223 truyền đạt ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc thực hiện kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ và các địa phương liên quan tiếp tục hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội tập trung quyết liệt để xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xử lý kiến nghị về nghiên cứu ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức hoặc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho các địa phương đủ năng lực tiên phong thí điểm.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý kiến nghị về sớm hướng dẫn điều chỉnh định mức phân bổ ngân sách, định mức chi thường xuyên và đầu tư công cho phù hợp với mô hình chính quyền đô thị hai cấp của Hà Nội và yêu cầu quản lý đô thị đặc biệt.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý kiến nghị về quan tâm, phối hợp với thành phố Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy hoạch chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố triển khai phát triển trục sông Hồng - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô trong kỷ nguyên mới.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Môi trường, Nội vụ, Tài chính, Xây dựng khẩn trương xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất của Thành ủy Hà Nội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; đồng kính gửi Văn phòng Trung ương Đảng để báo cáo Tổng Bí thư trước ngày 30/7.   Nữ      

5  Thái Nguyên: Đô thị ‘nghẹt thở’ vì ùn ứ rác

Thưa quý vị! Khoảng 500 tấn rác thải sinh hoạt đang bị ùn ứ nghiêm trọng tại khu vực TP Phổ Yên (cũ), tỉnh Thái Nguyên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Tại phường Vạn Xuân, rác thải sinh hoạt chất thành đống tại nhiều vị trí trong khu dân cư: trước trung tâm văn hóa, bên ngoài nhà dân, thậm chí sát các dòng suối. Cứ cách vài chục mét lại xuất hiện một ụ rác lớn chưa được xử lý. Theo người dân, tình trạng này kéo dài cả tuần nay nhưng không có đơn vị nào thu gom.

Tại tổ dân phố Thái Bình, cũng thuộc phường Vạn Xuân, tình trạng còn nghiêm trọng hơn do mật độ dân cư và công nhân thuê trọ cao.

Theo tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn ứ là do Nhà máy xử lý rác của Công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên đã giảm lượng tiếp nhận rác từ ngày 26/6 và dừng hẳn từ ngày 2/7. Đại diện nhà máy cho biết, do thời tiết mưa kéo dài trong hai tháng qua khiến rác bị ướt, làm giảm hiệu suất đốt.

Trong khi đó, HTX Thương mại và Dịch vụ môi trường xanh Phổ Yên, đơn vị thu gom rác trên địa bàn cũng xác nhận lượng rác đang tồn đọng trong dân lên đến khoảng 500 tấn. Mỗi ngày, TP Phổ Yên phát sinh từ 80 - 85 tấn rác, trong khi nhà máy chỉ tiếp nhận một phần nhỏ.

Hiện tại, chính quyền đang phân luồng rác: khoảng 50 tấn/ngày được chuyển sang khu xử lý Đá Mài, 20 tấn tiếp tục xử lý tại nhà máy của Công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên. Tuy nhiên, phương án này chỉ tạm thời xử lý lượng rác phát sinh mới, còn lượng rác tồn đọng thì vẫn chưa có giải pháp dứt điểm.     Nam   

6  Thanh Hóa: Kênh Bắc ‘ách tắc’

 vì xác lợn trôi

Tiếp tục là thông tin ô nhiễm môi trường nước, thưa quý vị, được xem là hệ thống dẫn nước quan trọng, cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cho 11 phường, xã, tuy nhiên từ ngày 1/7/2025 đến nay, trên hệ thống kênh Bắc thuộc địa phận xã Thiệu Toán, xã Thiệu Trung, phường Đông Quang, tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xuất hiện tình trạng xác lợn chết trôi trên kênh, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trước tình trạng này, ngay sau khi phát hiện, Công ty TNHH MTV Sông Chu - đơn vị được giao quản lý tuyến kênh Bắc dài 50km đã huy động công nhân và máy móc trục vớt xác lợn. Tuy nhiên do xác lợn không tập trung ở một thời điểm, trong khi lượng nước từ hệ thống Bái Thượng và Cửa Đạt đổ về nhiều, khiến cho việc trục vớt gặp không ít khó khăn.

Cùng với việc khẩn trương và chủ động vớt xác lợn chết, phối hợp với chính quyền các địa phương tiêu hủy đúng quy định về phòng dịch, tránh gây ô nhiễm nguồn nước và lây lan dịch bệnh, Công ty TNHH MTV Sông Chu đã chỉ đạo các Chi nhánh thuỷ lợi liên quan tăng cường tuần tra kênh nhằm kịp thời phát hiện các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện được tập thể, cá nhân vi phạm để có biện pháp ngăn chặn và báo cáo chính quyền địa phương xử lý. Công ty đã làm văn bản báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường, Công an tỉnh về tình trạng nêu trên.

Theo Công ty TNHH MTV Sông Chu, đơn vị rất lo ngại về vấn đề xả rác xuống kênh và xác động vật. Việc trục vớt rác thải này rất cần có sự vào cuộc của chính quyền các địa phương và đây là sự việc rất nghiêm trọng làm ô nhiễm nguồn nước, rất đáng lên án.        Nữ      

7  Hà Tĩnh phạt nhà máy gạch không

Giấy phép môi trường

Tiếp tục là thông tin về xử phạt vị phạm môi trường, thưa quý vị, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 1754 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Kỳ Tiến có địa chỉ trụ sở chính tại Thôn Hưng Phú, xã Kỳ Anh. Người đại diện theo pháp luật của công ty này là ông Nguyễn Hồng Phong.

Theo đó, Công ty CP Kỳ Tiến đã có hành vi vi phạm khi đưa Nhà máy gạch Kỳ Tiến hoạt động nhưng không có Giấy phép môi trường theo quy định tại điểm C khoản 3 Điều 14 Nghị định số 45 ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Với hành vi nói trên, Công ty CP Kỳ Tiến nhận mức phạt 320 triệu đồng. Đồng thời phải chịu hình thức xử phạt bổ sung, đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở đối với hành vi vi phạm, thời gian 4,5 tháng.

UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.                   

8  Rạch Bà Tiếng được ‘hồi sinh’

Liên quan đến công tác đầu tư, cải tạo công trình xử lý ô nhiễm nguồn nước, thưa quý vị, sau gần 4 năm thi công, dự án cải tạo rạc Bà Tiếng của TPHCM đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo khu vực, từ dòng kênh ô nhiễm, đen kịt và thường xuyên ngập úng thành tuyến đường sạch đẹp, góp phần nâng tầm cảnh quan đô thị và cải thiện chất lượng sống cho hàng chục nghìn người dân.

Dự án được khởi công từ tháng 10/2021 với tổng vốn đầu tư hơn 880 tỷ đồng cho xây dựng và khoảng 480 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, đi qua địa bàn ba phường An Lạc, TP. HCM.

Thời điểm cuối tháng 6/2025, dự án đã đạt 90% khối lượng thi công, phần lớn các hạng mục chính đã hoàn thiện, xe cộ lưu thông thuận tiện, môi trường sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

Dự án rạch Bà Tiếng là một phần trong chiến lược chỉnh trang đô thị, cải tạo hệ thống kênh rạch của TP. HCM. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 cơ bản hoàn tất việc di dời và tái định cư toàn bộ người dân sống trên và ven sông, kênh, rạch, khai thông dòng chảy, cải thiện vệ sinh môi trường, đồng thời phát triển quỹ đất dọc bờ kênh, rạch phục vụ kinh tế - xã hội.

Khi hoàn tất toàn bộ, rạch Bà Tiếng không chỉ giúp cải thiện hạ tầng giao thông và chống ngập, mà còn mang đến diện mạo mới, khang trang, xanh sạch hơn cho khu vực, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và phát triển bền vững đô thị.      Nữ      

9  Và thông tin vừa rồi cũng đã khép lại Bản tin Môi trường ngày mùng 9 tháng 7. Cảm ơn quý vị đã quan tâm và đồng hành. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong bản tin ngày mai!   Nam   

Tự động

Bản tin môi trường ngày 09/7/2025: Hồi sinh dòng kênh ‘chết’

Hồi sinh dòng kênh ‘chết’; Tập trung xử lý ô nhiễm không khí, sông ngòi của Hà Nội; Thái Nguyên: Đô thị ‘nghẹt thở’ vì ùn ứ rác.

Nguyễn Hằng - Trần Văn

Các chương trình

AI ‘tràn ngập’ ruộng đồng tại Trung Quốc
Thời sự

Trung Quốc đang xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, khuyến khích áp dụng rộng rãi AI nhằm hiện đại hóa nền sản xuất truyền thống.

AI ‘tràn ngập’ ruộng đồng tại Trung Quốc
Quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp
Thời sự

Quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp; Bộ tài liệu IPHM đầu tiên cho ngành cà phê; Dứa Đồng Giao bội thu, giá cao chưa từng thấy.

Quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp