Thứ năm 29/05/2025 - 15:46
Khoa học - Công nghệ
Những con số kinh hoàng về chất độc thần kinh Sarin
Chủ Nhật 09/04/2017 - 07:21
Đầu tháng 4/2017, tại miền bắc Syria đã xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hoá học làm cho ít nhất 100 người bị thiệt mạng, trong đó có hàng chụ trẻ em.
Nhân sự kiện trên tờ Khoa học & Đời sống (LC) của Mỹ đã cập nhật những con số kinh hoàng liên quan đến chất độc sarin đã được sử dụng cho cuộc tấn công nói trên.
Vài nét về Sarin
Sarin, gọi theo tên của NATO là GB, (O-Isopropyl methylphosphonofluoridate), hoá chất độc hại được sử dụng như là chất độc thần kinh, từng được Liên Hợp Quốc xếp vào danh mục vũ khí hủy diệt hàng loạt nên việc sản xuất và lưu thông sarin đã bị cấm theo Công ước vũ khí hoá học 1993, đến nay có trên 190 tham gia ký kết. Theo Tổ chức Ngăn chặn Vũ khí hóa học, đến nay có gần 95% vũ khí hóa học đã được tuyên bố ở các nước tham gia vào Công ước đã bị phá hủy, thực thi quy tắc của công ước nói trên.
Sarin, công thức hoá học [(CH3)2CHO]CH3P(O)F, có nguồn gốc từ những chữ có trong tên gọi của các nhà hóa học khám phá ra nó, gồm Schrader, Ambros, Gerhard Ritter, và von der Linde. Sau đó đã bị Đức Quốc xã lợi dụng để sản xuất ra vũ khí hóa học vào năm 1938. Ở nhiệt độ bình thường, sarin là chất lỏng không màu, không mùi. Theo Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học, triệu chứng khi tiếp xúc với sarin là đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, chảy nước dãi, co giật, ngừng hô hấp và bất tỉnh. Việc hít phải một liều cao khoảng 200 miligam sarin có thể gây chết người "trong chốc lát”, thậm chí không có thời gian để xuất hiện triệu chứng. Nó có thể gây chết người ngay cả ở nồng độ rất thấp, nơi mà cái chết có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi hít trực tiếp liều sarin gây chết, do ngạt thở từ tê liệt cơ bắp và phổi. Những người hấp thụ một liều không gây chết người, nhưng không nhận được điều trị y tế tức thì, có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Những con số kinh hoàng về Sarin
• Sarin có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu: Theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), ban đầu sarin được tạo ra để dùng làm thuốc trừ sâu, diệt côn trùng chứ không phải để giết người. Cùng với một số loại thuốc trừ sâu và các chất thần kinh khác, sarin thuộc nhóm hóa chất có tên phosphat hữu cơ (organophosphates).
• Đặc tính sarin: Ở dạng lỏng, sarin trong suốt, không màu, không mùi, không vị, có thể bay hơi nên con người dễ hít vào. Trong cuộc tấn công tại Syria hôm 4/4/2017, chất hóa học này đã lan rộng, phát tán vào không khi sau khi bom nổ.
• Sarin là hoá chất độc hại: Giống như các thuốc thần kinh khác, sarin nhắm vào một enzyme có trong các eo (nút) thần kinh cơ. Thông thường, enzyme này khử hoạt tính của phân tử báo tín hiệu thần kinh là acetylcholine. Nhưng sarin lại có cơ chế làm phong bế hoạt động nói trên bằng cách chặn enzyme hoạt động. Nếu không có enzyme để chuyển đổi, acetylcholine sẽ liên tục kích thích các thụ thể tế bào thần kinh và hậu quả làm cho acetylcholine tích tụ trong cơ, gây co giật quá mức dẫn đến liệt cơ. Nếu các cơ kiểm soát hơi thở bị liệt, dẫn đến không thở được và cuối cùng gây tử vong.
Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ phosphate và các chất thần kinh cũng có thể nhắm vào một mục tiêu enzyme, thể dẫn đến sự giải phóng quá mức chất lỏng. Vì lý do này, những người tiếp xúc với khí sarin, dù qua da hoặc qua đường hô hấp, đều có thể bị tiêu chảy, chất lỏng dư thừa chảy ra từ mắt, mũi, miệng, tuyến mồ hôi và đường niệu. Ngoài ra, những người phơi nhiễm sarin còn có thể bị bệnh kinh kinh và co giật.
• Điều trị nhiễm độc sarin: Sarin có thể gây ra các triệu chứng trong vài giây cho tới vài phút, tùy thuộc vào thời gian và mức độ phơi nhiễm. Những người tiếp xúc với sarin nên nhanh chóng tẩy uế bằng cách thay, tẩy sạch quần áo và rửa mặt bằng xà phòng và nước, hoặc rửa miệng và mắt bằng nước...
Những vụ tấn công bằng vũ khi sarin - Tháng 3/1988, trong 2 ngày tháng 3, bộ tộc thành phố Kurd trực thuộc Halabja ở phía Bắc Iraq (dân số 70.000 người) bị đánh bom hoá học, gồm cả sarin trong vụ tấn công bằng khí độc này khiến 5000 người thiệt mạng. - Tháng 4/1988, sarin được sử dụng 4 lần với mục đích đầu độc binh lính, sĩ quan quân đội Iran trong thời điểm cuối cùng của cuộc chiến tranh giữa Iraq- Iran, giúp lực lượng Iraq tái chỉ huy tổ chức Hồi giáo Peninsula trong trận chiến thứ 2. - Năm 1994, vụ khủng bố Matsumoto, do giáo phái Aum Shinrikyo ở Nhật thự hiện đã gây nhiễm độc sarin tại vùng Matsumoto, Nagano, khiến 8 người chết, khoảng 200 người bị thương. Năm 1995, vụ tấn công bằng khí sarin ở đường hầm Tokyo, khi giáo phái Aum tung ra chất độc sarin trên tàu điện ngầm khiến 13 người tử vong. - Năm 2004, quân phiến loạn Iraq làm nổ một quả mìn 155mm chứa sarin gần khu bảo hộ của Mỹ tại Iraq. Quả mìn được thiết kế để trộn lẫn hoá chất trong lúc nó đang quay nhưng cuối cùng, quả mìn đã nổ nhưng chỉ giải phóng một lượng nhỏ sarin. Tuy nhiên, 2 người lính Mỹ đã có biểu hiện trúng độc sarin. - Năm 2013, sarin được sử dụng trong cuộc tấn công ở khu vực Ghouta của Syria trong thời kì nội chiến, khiến con số người chết vô tội từ 322 đến 1729 người. - Theo tờ The New York Times, Syria đã sử dụng sarin làm vũ khí trước cuộc tấn công tháng 4 năm 2017. Còn theo Wikipedia, ngày 4/4/2017, thành phố Khan Shaykhun nằm dưới quyền kiểm soát của Tahrir al-Sham (một nhánh al-Qaeda ở Syria), ở tỉnh Idlib của Syria bị tấn công bởi một cuộc không kích nặng nề. Theo cơ quan y tế Idlib, việc phóng thích khí độc, có thể là sarin, đã làm 58 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương, Nếu được xác nhận, cuộc tấn công trở thành vụ sử dụng vũ khí hóa học nguy hiểm nhất trong cuộc nội chiến Syria kể từ cuộc tấn công hoá học Ghouta diễn ra năm 2013. |
Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/nhung-con-so-kinh-hoang-ve-chat-doc-than-kinh-sarin-d190989.html