Bãi rác là nguồn phát thải khí metan lớn thứ 3 trên toàn cầu

Quản lý chất thải rắn

Bãi rác là nguồn phát thải khí metan lớn thứ 3 trên toàn cầu

Đức Tâm {Ngày xuất bản}

Nhiều nghiên cứu cho thấy các bãi chôn lấp rác sẽ sinh ra lượng lớn khí metan, góp phần làm nóng lên toàn cầu.

Mối đe dọa đối với khí hậu toàn cầu

Khí metan (CH4) tuy không gây độc trực tiếp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cho con người môi trường. Mặc chỉ chiếm một phần nhỏ trong khí quyển thay đổi theo mùa, metan đang ngày càng gia tăng nồng độ, góp phần đáng kể vào hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Ngoài ra, metan còn nguyên nhân chính tạo ra ôzôntầng mặt đất, một chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Trong khuôn khổ lễ phát động truyền thông về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra vào ngày 2/8 tại huyện Thường Tín, chị Nguyễn Đài Trang – báo cáo viên của Câu lạc bộ vì môi trường SVWAO cho biết, theo thông tin của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) khí metan mặc dù chỉ 1,5% trong khí quyển nhưng ảnh hưởng của khí metan cao gấp 80 lần so với CO2 và 280 lần so với nitrous oxide trong khoảng thời gian 20 năm.

7fec656ec72863763a39.jpg
Chị Nguyễn Đài Trang, báo cáo viên của Câu lạc bộ vì môi trường SVWAO nêu các dẫn chứng về khí metan - tác nhân gây nên các vấn đề về BĐKH

Nông nghiệp là nguồn phát thải metan lớn nhất do con người gây ra, chiếm tới 32%. Trong đó, chất thải từ chăn nuôi và canh tác lúa nước là hai "thủ phạm" chính. Sự gia tăng dân số và nhu cầu protein động vật ngày càng tăng càng làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rác bị chôn vùi trong nhiều thập kỷ hiện đang thải ra hàng tấn khí metan vào khí quyển, góp phần làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên và dẫn đến nhiều vấn đề do biến đổi khí hậu. Cụ thể, khoảng 11% khí metan được sản sinh ra do hoạt động của con người, chủ yếu từ quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ trong bãi chôn lấp rác thải. Và lượng khí thải metan ước tính sẽ tăng thêm đến hơn 70% vào năm 2050 do quá trình gia tăng dân số không ngừng. Các bãi rác là nguồn phát thải khí methane lớn thứ 3 trên toàn cầu, sau các hệ thống dầu khí và nông nghiệp.

Chỉ cần giảm nồng độ khí metan cũng có thể mang lại tác động tích cực nhanh chóng đối với khí hậu, bởi nó có khả năng giữ nhiệt gấp nhiều lần so với CO2 trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, việc kiểm soát và giảm thiểu khí metan là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu. - Chị Trang dẫn chứng về dữ liệu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)

Cần có giải pháp để giảm thiểu khí metan

Hiện nay, Thành phố Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có các bãi chôn lấp rác lớn với diện tích tương ứng 85 ha và 130 ha. Tuy nhiên, chỉ có 9% bãi chôn lấp có cân trọng lượng, 36% có lớp lót đáy. Các bãi chôn lấp rác lộ thiên chính là nguồn gốc của một lượng lớn metan được thải vào không khí hàng ngày.

Anh Trần Văn Thịnh, Báo cáo viên của Câu lạc bộ vì môi trường SVWAO cho biết, trong các báo cáo về quản lý chất thải rắn và biến đổi khí hậu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), tổ chức này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu phát sinh rác thải và tái chế nhằm hạn chế việc phát thải khí metan từ bãi chôn lấp.

t8.jpg
Tận dụng khí thải mê-tan từ bãi chôn lấp để phát điện sẽ làm giảm tác động tới khí hậu

Theo đó, để có thể giảm được lượng khí metan phát sinh trong quá trình xử lý rác thải sinh hoạt, biện pháp cần phải thực hiện đó là phân loại giữa rác thải hữu cơ và các loại rác thải khác. Từ đó giảm được khối lượng chất thải rắn phải xử lý và chôn lấp, tạo nguồn nguyên liệu cho các hoạt động tái chế. Báo cáo viên của SVWAO nhận định

Thực tế hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là các vùng nông thôn tại Việt Nam đã triển khai phân loại rác thải sinh hoạt. Người dân đem ráccùng phân vi sinh để biến rác thải hữu thành phân bón cho nông nghiệp. Vừa giảm được lượng rác thải phát sinh cần phải xử lý, vừa có nguồn phân bón có lợi cho cây trồng. Đây được coi một biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu phát sinh rác thải, từ đó hạn chế lượng khí metan sản sinh trong quá trình phân hủy rác.

5b.jpg
Người dân TP. Hạ Long thực hành phân loại rác tại nguồn

Đối với các nhà máy xử rác, theo các nhà chuyên môn, hiện 2 phương pháp được các nước phát triển trên thế giới sử dụng chôn lấp hợp vệ sinh (tận dụng khí thải metan từ bãi chôn lấp để phát điện) đốt sinh khối để phát điện (gọi điện rác). Cả hai phương pháp này đều yêu cầu bắt buộc rác đầu vào phải được phân loại từ đầu nguồn theo các mục đích tái chế, tái sử dụng. Các nước phát triển áp dụng hai phương pháp trên khá thành công do ý thức phân loại rác của người dân đã được hình thành từ lâu.

Do đó, việc giảm thiểu khí metan để ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chung tay hành động cụ thể từ tất cả các cấp: chính phủ, doanh nghiệp cộng đồng. Mỗi người dân đều thể đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, cụ thể là việc phân loại rác ngay tại gia đình mình. Khi mỗi nhân cùng chung tay, hiệu quả đạt được sẽ cùng to lớn, giúp chúng ta từng bước ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu xây dựng một tương lai bền vững hơn.