| Hotline: 0983.970.780

Xây tường ngăn lũ

Thứ Năm 04/10/2012 , 09:43 (GMT+7)

Để chủ động phòng chống lũ lụt mùa mưa bão, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã vận động người dân bỏ công sức và kinh phí làm đê bao bảo vệ nhà ở và vườn cây...

Để chủ động phòng chống lũ lụt mùa mưa bão, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã vận động người dân bỏ công sức và kinh phí làm đê bao bảo vệ nhà ở và vườn cây ăn trái, trong đó mô hình “xây tường ngăn lũ” được xem là cách làm mới, hiệu quả cao.

Về miệt vườn của huyện Châu Thành vào những ngày này, chúng tôi chứng kiến cảnh chống lũ của chính quyền và nhân dân địa phương rất khẩn trương. Đi đâu cũng thấy nông dân hối hả gia cố đê bao, đắp kín những cống đập để ngăn nước tràn vào vườn cây. Toàn huyện Châu Thành có 8.100 ha vườn cây ăn trái đều nằm trong đê bao khép kín. Tuy nhiên, ở một số khu vực do đê làm lâu, có cao độ thấp khi nước lũ dâng cao thì vẫn có nguy cơ bị thiệt hại.


Nông dân Châu Thành tự bỏ tiền xây tường chống lũ

Cùng với các phương tiện cơ giới do Nhà nước đầu tư thì nhà vườn còn tự đổi công nhau đắp, gia cố các đoạn đê bao cục bộ để chủ động phòng chống nước dâng cao mùa lũ về. Tuy nhiên, ở những khu vực nằm cạnh sông xáng và những nơi có nguy cơ sạt lở cao, một trong những phương án chống lũ mới được địa phương phát động thực hiện là kêu gọi bà con bỏ công sức và kinh phí xây dựng đê bao bằng “bức tường kiên cố” và bước đầu mô hình nhận được sự đồng thuận cao từ người dân.

Ông Võ Văn Bảy, ấp Phú Lợi A, xã Phú Hữu cho biết: “Năm nào cũng vậy, đến khi mùa lũ về là gia đình tôi phải tốn một khoản chi phí khá lớn để mua dầu bơm nước ra bên ngoài, nhằm bảo vệ nhà cửa và hơn 1,5 ha vườn cam sành đang trong thời kỳ cho trái. Khi biết Nhà nước vận động người dân xây tường chống lũ, bà con nơi đây rất vui mừng và hưởng ứng”.

Mặc dù, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ông Bảy sẵn sàng bỏ ra hơn 2 triệu đồng mua xi măng, gạch ống về làm đoạn đê bao dài hơn 50 m đi ngang phần đất của gia đình. Vì theo ông Bảy, khi đoạn đê hoàn thành, kể từ mùa lũ năm nay các nhà vườn nơi đây không còn phải lo cảnh thức đêm trực máy bơm nước như trước nữa.

Đang khẩn trương xây từng viên gạch cuối cùng của đoạn đê, ông Nguyễn Ngọc Phi, cùng ấp Phú Lợi A phấn khởi cho biết: “Sau trận lũ vừa qua, người dân nơi đây ý thức được sự nguy hiểm và hậu quả của lũ và việc chính quyền vận động xây dựng những đoạn đê như thế này là hoàn toàn hợp lòng dân”. Theo tính toán của ông Phi, khi làm đê bằng tường thì 1 m tới người dân tốn khoảng 30.000 đồng, tuy cao hơn so với làm đê bằng đất, nhưng bù lại bà con có được bức tường chống lũ kiên cố để an tâm SX.

Một điểm mới trong công tác chỉ đạo năm nay là việc kêu gọi người dân xây tường chống lũ đã gặt hái được nhiều thành quả nhất định. Bằng những biện pháp thiết thực trên, hy vọng rằng mùa lũ năm nay và những năm tiếp theo, nhà vườn ở Châu Thành sẽ không còn lo âu như trận lũ năm 2011 vừa qua.

Từ hiệu quả trên, UBND huyện Châu Thành đang triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn. Trong đó, xã Phú Hữu là địa phương thực hiện tốt công tác này. Ông Lâm Văn Út, Chủ tịch UBND xã Phú Hữu cho hay: Cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao, nguồn vốn đầu tư lớn, nếu bị lũ lụt gây thiệt hại thì phải mất thời gian dài mới khôi phục lại được. Xác định được vấn đề này, chính quyền và nhà vườn xã Phú Hữu đang “chạy đua” với lũ. Bằng mọi nguồn lực, mọi phương án làm sao phải bảo vệ được vườn cây ăn trái ở các khu vực đầu nguồn an toàn trong mùa lũ. Tuy tốn nhiều kinh phí so với làm đê bằng đất, nhưng bù lại người dân chỉ làm một lần, thời gian sử dụng lâu và không sợ bị vỡ đê.

Năm nay, xã Phú Hữu vận động bà con làm đê bao chống lũ bằng tường với chiều dài 7 km, chiều cao từ 0,4-0,5 m, bề ngang mặt đê 0,2 m, tổng kinh phí thực hiện khoảng 210 triệu đồng từ nguồn vốn nhân dân đóng góp. Ngoài ra, Phú Hữu còn vận động bà con gia cố, nâng cấp những đoạn có nền hạ chưa tốt nhằm đảm bảo tính chủ động trước khi mùa lũ về. Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn xã còn thuê xáng múc 33.000 m3 đất để phục vụ công tác làm đê bao, với kinh phí hơn 420 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Văn Phiên cho biết, chính quyền và nhân dân các địa phương đang triển khai quyết liệt các biện pháp để làm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất đối với vườn cây ăn trái khi lũ về, như vận động bà con làm đê chống lũ, xây dựng mới, nâng cấp, gia cố nhiều đoạn đê có nguy cơ sạt lở cao...

Xem thêm
Trại lợn lớn gây mùi, rò rỉ nước thải ra môi trường

QUẢNG NINH UBND xã Đường Hoa yêu Công ty Cổ phần Chăn nuôi Greentech không tăng đàn và thực hiện giảm quy mô đàn khi chưa hoàn thiện hệ thống xử lý về môi trường.

Quảng Ngãi: Xử phạt nhiều trường hợp vứt xác lợn nhiễm bệnh ra môi trường

Nhiều trường hợp vứt xác lợn chết ra môi trường tại Quảng Ngãi đã bị phát hiện, xử lý. Chính quyền địa phương và ngành thú y siết chặt kiểm tra, ngăn dịch lây lan.

Dừa Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá xuất khẩu

Mặt hàng dừa tươi vươn lên top 3 trái cây xuất khẩu nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức về vùng trồng, giống, thương hiệu và logistics.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất