| Hotline: 0983.970.780

Thứ năm 22/05/2025 - 15:39

Khoáng sản

Xác định khu vực phân bố khoáng sản gossan

Thứ Ba 13/10/2020 - 12:04

(TN&MT) - Một số nghiên cứu về gossan ở phía Bắc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) do các nhà địa chất Việt Nam và Nga thực hiện đã cho thấy rõ ý nghĩa của loại khoáng sản này trong công tác điều tra đánh giá và thăm dò khoáng sản ở đây, có thể áp dụng tìm kiếm ở những khu vực có mặt của gossan.

<h2 style="text-align: justify;">Gossan chứa c&aacute;c nguy&ecirc;n tố kim loại c&oacute; h&agrave;m lượng v&agrave; gi&aacute; trị c&ocirc;ng nghiệp cao</h2> <p style="text-align: justify;">Khu vực nghi&ecirc;n cứu thuộc địa b&agrave;n huyện miền n&uacute;i Thatom, tỉnh Xaysomboun, CHDCND L&agrave;o c&oacute; độ cao thay đổi từ 400 đến 600 m. Kết quả nghi&ecirc;n cứu đ&atilde; ghi nhận được c&aacute;c loại gossan trong khu vực nghi&ecirc;n cứu l&agrave; loại m&agrave;u đỏ n&acirc;u, n&acirc;u đen x&aacute;m, nặng tạo khối th&agrave;nh phần gồm kho&aacute;ng vật hematit - geothit - limonit v&agrave; loại đỏ nhạt ngh&egrave;o limonit nhẹ, xốp. C&aacute;c loại quặng n&agrave;y thường cứng v&agrave; hiển thị c&aacute;c cấu tr&uacute;c dăm cục bộ. K&iacute;ch thước của c&aacute;c mảnh dăm trung b&igrave;nh l&agrave; 5 cm v&agrave; nhỏ hơn, th&agrave;nh phần chiếm chủ yếu l&agrave; hematit, geothit, limonit, manganit hoặc thạch anh hạt mịn.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả nghi&ecirc;n cứu đ&atilde; khoanh định được 3 khu lộ gossan, ph&acirc;n bố tập trung ở khu 1, khu 3 với diện t&iacute;ch rộng v&agrave;i km<sup>2</sup> ở ph&iacute;a T&acirc;y Bắc v&agrave; diện chưa được l&agrave;m r&otilde; c&oacute; diện lộ khoảng v&agrave;i trăm m2 lộ ra ở Đ&ocirc;ng Nam khu vực nghi&ecirc;n cứu. C&aacute;c gossan n&agrave;y được h&igrave;nh th&agrave;nh l&agrave; sự ph&aacute;t triển phần tr&ecirc;n của c&aacute;c th&acirc;n quặng sulfur nguy&ecirc;n thủy ở dưới s&acirc;u khoảng 200 - 400 m.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả ph&acirc;n t&iacute;ch th&agrave;nh phần của gossan cho thấy ch&uacute;ng chứa c&aacute;c nguy&ecirc;n tố kim loại c&oacute; h&agrave;m lượng v&agrave; c&oacute; gi&aacute; trị c&ocirc;ng nghiệp cao như Au, Cu, Fe v&agrave; c&aacute;c nguy&ecirc;n tố đi k&egrave;m gồm As, Mo, Pb, Zn, c&oacute; thể tồn tại c&aacute;c th&acirc;n quặng sulfur của Cu v&agrave; kho&aacute;ng vật chứa sắt từ. C&aacute;c nguy&ecirc;n tố Au, Cu, As&hellip; c&oacute; dị thường li&ecirc;n quan chặt chẽ với diện t&iacute;ch ph&acirc;n bố tập trung của c&aacute;c vết lộ&nbsp;gossan. Bởi vậy, bước đầu c&oacute; thể nhận định khả năng tồn tại th&acirc;n quặng sulfur của Cu (Au) v&agrave; kho&aacute;ng vật chứa sắt từ dưới s&acirc;u.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2020/10/13/gossan.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Khu vực c&oacute; gossan gi&uacute;p x&aacute;c định r&otilde; tiềm năng kho&aacute;ng sản. Ảnh minh họa</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h2 style="text-align: justify;">Ph&aacute;t hiện l&agrave;m r&otilde; diện ph&acirc;n bố của gossan l&agrave; rất quan trọng</h2> <p style="text-align: justify;">Kết quả điều tra kho&aacute;ng sản v&agrave; lập bản đồ địa chất tỷ lệ trung b&igrave;nh ở L&agrave;o cũng như Việt Nam đ&atilde; ph&aacute;t hiện được rất nhiều khu vực ph&acirc;n bổ gossan tạo n&ecirc;n c&aacute;c dạng mũ sắt c&oacute; quy m&ocirc; kh&aacute;c nhau (khu vực N&uacute;i Ph&aacute;o - Đại Từ - Th&aacute;i Nguy&ecirc;n l&agrave; điển h&igrave;nh v&agrave; c&oacute; qui m&ocirc; lớn). Một số khu vực đ&atilde; ph&aacute;t hiện được nhiều mỏ sulfur lớn của Cu - Au - Fe, W - Bi - Cu - Au - Sn.</p> <p style="text-align: justify;">Theo &ocirc;ng Nguyễn Văn Nguy&ecirc;n, Ph&oacute; Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất v&agrave; Kho&aacute;ng sản Việt Nam, để l&agrave;m r&otilde; tiềm năng kho&aacute;ng sản li&ecirc;n quan đến khu vực đ&atilde; ph&aacute;t hiện sự c&oacute; mặt của gossan, cần tiến h&agrave;nh lộ tr&igrave;nh địa chất ở tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000, khoanh định v&agrave; ph&acirc;n chia chi tiết c&aacute;c th&agrave;nh tạo địa chất trong khu vực ch&iacute;nh x&aacute;c v&agrave; l&agrave;m r&otilde; diện t&iacute;ch ph&acirc;n bố của gossan, c&aacute;c đới đ&aacute; biến đổi nhiệt dịch, đặc biệt ở ven r&igrave;a c&aacute;c th&agrave;nh tạo gossan. Đ&oacute; l&agrave; việc quan trọng của giai đoạn nghi&ecirc;n cứu n&agrave;y.</p> <p style="text-align: justify;">Việc lấy c&aacute;c loại mẫu nghi&ecirc;n cứu l&agrave;m r&otilde; đặc điểm thạch học, địa h&oacute;a kho&aacute;ng vật v&agrave; mối li&ecirc;n quan giữa c&aacute;c hoạt động magma x&acirc;m nhập, phun tr&agrave;o v&agrave; hoạt động kiến tạo với sự tạo kho&aacute;ng h&oacute;a. Đối với gossan lấy mẫu ph&acirc;n t&iacute;ch ph&acirc;n t&iacute;ch đủ th&agrave;nh phần quặng c&oacute; thể li&ecirc;n quan như: Au, Ag, Cu, W, Bi, Sn, Sb, As, REE, U, Pb, Zn, Ba, K, Na, F tr&ecirc;n cơ sở nghi&ecirc;n cứu x&aacute;c định bằng mắt thường để định hướng ph&acirc;n t&iacute;ch. Lấy mẫu địa h&oacute;a đất phủ với mạng lưới (100 - 200) x (10 - 20) m v&agrave; c&oacute; thể đan d&agrave;y ở khu vực tập trung gossan, độ s&acirc;u lấy mẫu c&oacute; thể được quyết định khi lấy mẫu thử c&oacute; thể s&acirc;u khoảng 30 cm. C&aacute;c mẫu được ph&acirc;n t&iacute;ch bằng XRF cầm tay hoặc ICP-MS với hơn 30 nguy&ecirc;n tố.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với c&aacute;c gossan đ&atilde; được đ&aacute;nh gi&aacute; bởi c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh h&agrave;o, đo địa vật l&yacute;, &ocirc;ng Nguyễn Văn Nguy&ecirc;n cho hay, c&ocirc;ng t&aacute;c địa vật l&yacute; c&oacute; thể tiến h&agrave;nh tr&ugrave;ng với c&aacute;c tuyến địa h&oacute;a đất phủ. C&aacute;c phương ph&aacute;p như phương ph&aacute;p điện trở (IP), trọng lực sẽ được thực hiện ở tỷ lệ 1:10.000 hoặc lớn hơn tr&ecirc;n khu vực ph&acirc;n bố gossan v&agrave; kết quả địa h&oacute;a. C&ocirc;ng t&aacute;c địa vật l&yacute; h&agrave;ng kh&ocirc;ng với tổ hợp c&aacute;c phương ph&aacute;p điện cần quan t&acirc;m thực hiện ở giai đoạn đầu c&ocirc;ng t&aacute;c t&igrave;m kiếm v&agrave; thăm d&ograve;.</p> <p style="text-align: justify;">&ldquo;C&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh h&agrave;o sẽ gi&uacute;p cho việc x&aacute;c định ranh giới giữa gossan v&agrave; đ&aacute; v&acirc;y quanh, dự đo&aacute;n triển vọng ph&aacute;t hiện đới l&agrave;m gi&agrave;u thứ sinh cũng như quặng nguy&ecirc;n thủy ở dưới. C&ocirc;ng tr&igrave;nh khoan được tiến h&agrave;nh sau khi xử l&yacute; kết quả địa h&oacute;a, địa vật l&yacute;, c&aacute;c kết quả ph&acirc;n t&iacute;ch mẫu, ph&acirc;n chia khoanh nối c&aacute;c th&acirc;n quặng từ c&ocirc;ng tr&igrave;nh h&agrave;o v&agrave; nghi&ecirc;n cứu luận giải m&ocirc; h&igrave;nh mỏ của c&aacute;c chuy&ecirc;n gia&hellip;&rdquo; - &ocirc;ng Nguyễn Văn Nguy&ecirc;n khẳng định.</p> <blockquote> <p style="text-align: justify;">Gossan l&agrave; đ&aacute; gi&agrave;u sắt, l&agrave; sản phẩm của qu&aacute; tr&igrave;nh phong h&oacute;a v&agrave; rửa tr&ocirc;i kho&aacute;ng h&oacute;a sulfur. Gossan l&agrave; c&aacute;c dấu hiệu trực tiếp li&ecirc;n quan đến mỏ kho&aacute;ng hoặc kho&aacute;ng h&oacute;a sulfur nằm dưới.</p> </blockquote>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/xac-dinh-khu-vuc-phan-bo-khoang-san-gossan-d672259.html