| Hotline: 0983.970.780

Thứ bảy 10/05/2025 - 04:43

Môi trường

Việt Nam sẽ tiên phong giảm thiểu rác thải nhựa: Sức mạnh từ Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Thứ Năm 17/12/2020 - 10:19

(TN&MT) - Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã thể hiện đậm nét quan điểm coi chất thải là tài nguyên, trong đó có chất thải nhựa. Những chế định nhằm tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa được kỳ vọng sẽ thay đổi ý thức, thói quen của người dân và sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp, nhà sản xuất.

<h2 style="text-align: justify;">Chống r&aacute;c nhựa &ndash; kh&ocirc;ng l&ugrave;i bước</h2> <p style="text-align: justify;">C&aacute;ch đ&acirc;y hơn 1 năm, Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c đ&atilde; ph&aacute;t động phong tr&agrave;o Chống r&aacute;c thải nhựa tr&ecirc;n to&agrave;n quốc. Lời k&ecirc;u gọi của người đứng đầu Ch&iacute;nh phủ &ldquo;nh&agrave; nh&agrave; hạn chế r&aacute;c thải nhựa, người người ph&ograve;ng chống &ocirc; nhiễm r&aacute;c thải nhựa, to&agrave;n x&atilde; hội tiến đến n&oacute;i kh&ocirc;ng với r&aacute;c thải nhựa&rdquo; đ&atilde; nhận được sự hưởng ứng của người d&acirc;n, doanh nghiệp. Li&ecirc;n minh t&aacute;i chế bao b&igrave; được th&agrave;nh lập; những chuỗi si&ecirc;u thị, nh&agrave; h&agrave;ng kh&ocirc;ng d&ugrave;ng đồ nhựa d&ugrave;ng một lần; những hội phụ nữ d&ugrave;ng l&agrave;n đi chợ thay t&uacute;i ni l&ocirc;ng&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">Vậy nhưng, r&aacute;c thải nhựa vẫn hiện hữu v&agrave; trở th&agrave;nh mối nguy hại cho cuộc sống của con người. Theo thống k&ecirc; của C&ocirc;ng ty M&ocirc;i trường đ&ocirc; thị H&agrave; Nội (URENCO), b&atilde;i r&aacute;c Nam Sơn, H&agrave; Nội tiếp nhận 5.000 tấn r&aacute;c thải mỗi ng&agrave;y, trong đ&oacute;, 10% (khoảng 500 tấn r&aacute;c) l&agrave; đồ nhựa d&ugrave;ng một lần v&agrave; t&uacute;i ni l&ocirc;ng. C&ograve;n tại Vĩnh Ph&uacute;c, suốt 3 năm nay, người d&acirc;n th&ocirc;n Y&ecirc;n Thịnh, x&atilde; B&igrave;nh Dương, huyện Vĩnh Tường phải sống chung với r&aacute;c thải như m&agrave;n h&igrave;nh tivi, m&aacute;y t&iacute;nh chất ngổn ngang, bừa b&atilde;i. Theo chứng thư thẩm định gi&aacute;, UBND tỉnh Vĩnh Ph&uacute;c cần chi hơn 3,6 tỷ đồng để xử l&yacute; n&uacute;i r&aacute;c n&agrave;y.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2020/12/17/anh-tai-che-nhua-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Ho&agrave;n thiện ch&iacute;nh s&aacute;ch &ldquo;mở rộng tr&aacute;ch nhiệm của nh&agrave; sản xuất&rdquo; l&agrave; một phần kh&ocirc;ng thể thiếu trong qu&aacute; tr&igrave;nh đổi mới ch&iacute;nh s&aacute;ch quản l&yacute; chất thải rắn v&agrave; trong cuộc chiến chống r&aacute;c thải nhựa hiện nay</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Những c&acirc;u chuyện n&agrave;y cho thấy, kh&ocirc;ng g&igrave; dễ d&agrave;ng như việc sử dụng t&uacute;i ni l&ocirc;ng v&agrave; đồ nhựa d&ugrave;ng một lần hay mặc nhi&ecirc;n thải bỏ ch&uacute;ng ra m&ocirc;i trường; song cũng v&ocirc; c&ugrave;ng kh&oacute; khăn v&agrave; đầy th&aacute;ch thức khi xử l&yacute;. Kh&ocirc;ng dừng bước hay nh&acirc;n nhượng trong cuộc chiến chống r&aacute;c thải nhựa, ng&agrave;y 20/8/2020, Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ đ&atilde; ban h&agrave;nh Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản l&yacute;, t&aacute;i sử dụng, t&aacute;i chế, xử l&yacute; v&agrave; giảm thiểu chất thải nhựa. Chỉ thị n&agrave;y cho thấy, việc chống r&aacute;c thải nhựa kh&ocirc;ng chỉ ở việc truyền th&ocirc;ng n&acirc;ng cao nhận thức m&agrave; đ&atilde; được chỉ đạo ở g&oacute;c độ ch&iacute;nh s&aacute;ch ph&aacute;p luật cho đến c&aacute;c h&agrave;nh động cụ thể để chống r&aacute;c thải nhựa.</p> <p style="text-align: justify;">Tiếp đ&oacute;, ng&agrave;y 28/10/2020, Bộ trưởng Bộ TN&amp;MT Trần Hồng H&agrave; k&yacute; Quyết định số 2395/QĐ-BTNMT ban h&agrave;nh Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ng&agrave;y 20/8/2020 của Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ về tăng cường quản l&yacute;, t&aacute;i sử dụng, t&aacute;i chế, xử l&yacute; v&agrave; giảm thiểu chất thải nhựa v&agrave; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ng&agrave;y 4/12/2019 của Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ về việc ban h&agrave;nh Kế hoạch h&agrave;nh động quốc gia về quản l&yacute; r&aacute;c thải nhựa đại dương đến năm 2030.</p> <h2 style="text-align: justify;">Mở rộng tr&aacute;ch nhiệm của nh&agrave; sản xuất</h2> <p style="text-align: justify;">Luật Bảo vệ m&ocirc;i trường (sửa đổi) được Quốc hội th&ocirc;ng qua ng&agrave;y 17/11/2020 đ&atilde; đưa ra c&aacute;c quy định mới về quản l&yacute; chất thải rắn, trong đ&oacute; c&oacute; chất thải nhựa. Về ph&iacute;a người d&acirc;n, phải thực hiện ph&acirc;n loại r&aacute;c tại nguồn. Về ph&iacute;a nh&agrave; sản xuất, Luật Bảo vệ m&ocirc;i trường (sửa đổi) c&oacute; quy định về tr&aacute;ch nhiệm mở rộng của nh&agrave; sản xuất, để định h&igrave;nh hướng đến nền kinh tế tuần ho&agrave;n.</p> <p style="text-align: justify;">Giải th&iacute;ch cụ thể về quy định n&agrave;y, &ocirc;ng Phan Tuấn H&ugrave;ng, Vụ trưởng Vụ Ph&aacute;p chế, Bộ TN&amp;MT cho biết, đ&acirc;y l&agrave; một c&aacute;ch tiếp cận trong đ&oacute; tr&aacute;ch nhiệm của nh&agrave; sản xuất đối với một sản phẩm được mở rộng đến giai đoạn trở th&agrave;nh r&aacute;c thải. Theo đ&oacute;, quy định về mở rộng tr&aacute;ch nhiệm của nh&agrave; sản xuất y&ecirc;u cầu c&aacute;c nh&agrave; sản xuất chịu tr&aacute;ch nhiệm quản l&yacute; c&aacute;c sản phẩm sau khi ch&uacute;ng trở th&agrave;nh r&aacute;c thải, bao gồm cả việc thu gom, tiền xử l&yacute; như ph&acirc;n loại, th&aacute;o dỡ hoặc khử &ocirc; nhiễm; (chuẩn bị cho) t&aacute;i sử dụng, phục hồi hoặc xử l&yacute; cuối c&ugrave;ng.</p> <p style="text-align: justify;">Quy định về tr&aacute;ch nhiệm mở rộng của nh&agrave; sản xuất đ&atilde; được &aacute;p dụng phổ biến tại nhiều nước tr&ecirc;n thế giới. Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ m&ocirc;i trường 2005 đ&atilde; c&oacute; quy định, tuy nhi&ecirc;n kh&ocirc;ng thực hiện được. Hiện trạng cho thấy, những năm qua, gần như kh&ocirc;ng c&oacute; nh&agrave; sản xuất n&agrave;o tự nguyện thu hồi sản phẩm khi hết v&ograve;ng đời. Người ti&ecirc;u d&ugrave;ng vứt c&aacute;c loại r&aacute;c thải kể cả r&aacute;c thải nguy hại v&agrave;o chung với r&aacute;c thải sinh hoạt g&acirc;y &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường, l&atilde;ng ph&iacute; t&agrave;i nguy&ecirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">&ldquo;Ch&iacute;nh v&igrave; vậy, lần n&agrave;y, ch&uacute;ng t&ocirc;i đưa quy định n&acirc;ng cao tr&aacute;ch nhiệm của nh&agrave; sản xuất v&agrave;o trong Luật Bảo vệ m&ocirc;i trường (sửa đổi) v&agrave; c&oacute; những điều chỉnh ph&ugrave; hợp. Theo đ&oacute;, nh&agrave; sản xuất, nh&agrave; nhập khẩu c&oacute; 2 tr&aacute;ch nhiệm: tr&aacute;ch nhiệm t&aacute;i chế v&agrave; tr&aacute;ch nhiệm xử l&yacute;&rdquo; &ndash; &ocirc;ng Phan Tuấn H&ugrave;ng cho biết.</p> <p style="text-align: justify;">Theo đ&oacute;, về tr&aacute;ch nhiệm xử l&yacute;: Nh&agrave; sản xuất khi sản xuất một số mặt h&agrave;ng như thiết bị điện tử, pin, ắc quy, dầu, săm lốp&hellip; c&oacute; gi&aacute; trị t&aacute;i chế cao, nh&agrave; sản xuất phải c&oacute; tr&aacute;ch nhiệm t&aacute;i chế c&aacute;c sản phẩm đ&oacute; sau khi người ti&ecirc;u d&ugrave;ng thải bỏ. Cụ thể, nh&agrave; sản xuất phải c&oacute; Kế hoạch t&aacute;i chế v&agrave; tr&igrave;nh Bộ TN&amp;MT theo d&otilde;i, gi&aacute;m s&aacute;t. H&agrave;ng năm, Bộ TN&amp;MT sẽ c&ocirc;ng bố tỷ lệ t&aacute;i chế v&agrave; quy chuẩn t&aacute;i chế.</p> <p style="text-align: justify;">Nh&agrave; sản xuất c&oacute; thể tự t&aacute;i chế nếu c&oacute; đủ điều kiện, năng lực được cấp ph&eacute;p; hoặc li&ecirc;n minh giữa c&aacute;c doanh nghiệp, c&aacute;c hiệp hội c&ugrave;ng ng&agrave;nh h&agrave;ng để gi&uacute;p t&aacute;i chế, tiết kiệm chi ph&iacute;. Nếu kh&ocirc;ng tự t&aacute;i chế được, c&oacute; thể đ&oacute;ng tiền v&agrave;o Quỹ Bảo vệ m&ocirc;i trường Việt Nam để Quỹ hỗ trợ trực tiếp c&aacute;c doanh nghiệp t&aacute;i chế. Trong trường hợp n&agrave;y, Bộ TN&amp;MT sẽ đưa ra h&igrave;nh thức, mức ph&iacute; cần đ&oacute;ng.</p> <p style="text-align: justify;">Vụ trưởng Phan Tuấn H&ugrave;ng nhấn mạnh, đối với sản phẩm h&agrave;ng h&oacute;a được sản xuất ra c&oacute; t&iacute;nh độc hại, kh&ocirc;ng c&oacute; khả năng t&aacute;i chế hoặc t&aacute;i chế với tỷ lệ thu hồi thấp, hoặc kh&ocirc;ng thể thu hồi được, v&iacute; dụ như c&aacute;c sản phẩm nhựa d&ugrave;ng một lần, kẹo cao su, thuốc l&aacute;&hellip;, nh&agrave; sản xuất phải c&oacute; tr&aacute;ch nhiệm nộp v&agrave;o Quỹ Bảo vệ m&ocirc;i trường Việt Nam để Bộ TN&amp;MT hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng, địa phương thực hiện dự &aacute;n thu gom xử l&yacute; r&aacute;c thải sinh hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">Luật cũng quy định r&otilde; hơn đối với c&aacute;c sản phẩm d&aacute;n nh&atilde;n sinh th&aacute;i th&acirc;n thiện với m&ocirc;i trường, trong đ&oacute; c&oacute; sản phẩm t&aacute;i chế v&agrave; đưa ra c&aacute;c quy định li&ecirc;n quan đến mua sắm xanh, ưu ti&ecirc;n ng&acirc;n s&aacute;ch Nh&agrave; nước mua c&aacute;c sản phẩm th&acirc;n thiện m&ocirc;i trường, c&aacute;c sản phẩm t&aacute;i chế&hellip;</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/viet-nam-se-tien-phong-giam-thieu-rac-thai-nhua-suc-manh-tu-luat-bao-ve-moi-truong-sua-doi-d675546.html