| Hotline: 0983.970.780

Thứ năm 01/05/2025 - 13:13

Dân tộc thiểu số

Vàng của Suối Giàng

Thứ Năm 15/04/2021 - 11:20

(TN&MT) - Từ lâu, xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đã được mệnh danh là “thủ phủ” của chè Shan Tuyết với quần thể chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi và cách chế biến thủ công độc đáo của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

<p style="text-align: justify;">Được người d&acirc;n địa phương giới thiệu, ch&uacute;ng t&ocirc;i t&igrave;m đến gặp Gi&agrave; l&agrave;ng Gi&agrave;ng Nh&agrave; Lử v&agrave; vợ l&agrave; Sổng Thị Sua, người đ&atilde; nhiều năm gắn b&oacute; với Suối Gi&agrave;ng v&agrave; nghề ch&egrave;; thấm đượm những c&acirc;u chuyện từ qu&aacute; khứ xa xưa; chứng kiến bao đổi thay tr&ecirc;n v&ugrave;ng đất Suối Gi&agrave;ng.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/04/15/a1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">C&acirc;y ch&egrave; Tổ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Y&ecirc;n B&aacute;i</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h2 style="text-align: justify;">Sinh ra từ huyền thoại</h2> <p style="text-align: justify;">Trời l&atilde;ng đ&atilde;ng m&agrave;u chiều muộn, v&agrave;i ba &aacute;nh nắng cuối c&ugrave;ng c&ograve;n s&oacute;t lại nơi rẻo cao, tr&ecirc;n vai l&agrave; chiếc g&ugrave;i đầy ắp l&aacute; ch&egrave;, nhưng đ&ocirc;i ch&acirc;n cụ b&agrave; Sổng Thị Sua hơn t&aacute;m mươi tuổi vẫn thoăn thoắt bước đi giữa tiếng gi&oacute; r&iacute;t tr&ecirc;n con dốc s&acirc;u hun h&uacute;t để về nh&agrave; sau ng&agrave;y d&agrave;i miệt m&agrave;i l&agrave;m việc.</p> <p style="text-align: justify;">Cụ đặt chiếc g&ugrave;i giữa nh&agrave; ngay cạnh bếp lửa, với tay lấy thanh củi khơi th&ocirc;ng đống tro c&ograve;n lốm đốm đỏ, nghi&ecirc;ng người gh&eacute; v&agrave;o gần bếp thổi mấy hơi, ngọn lửa b&ugrave;ng l&ecirc;n trong tiếng nổ l&eacute;p b&eacute;p vui tai. Đặt ấm nước l&ecirc;n bếp, xong xu&ocirc;i, cụ vẫy ch&uacute;ng t&ocirc;i ngồi xuống b&ecirc;n cạnh, đưa tay chỉ về ph&iacute;a xa xa, nơi những gốc ch&egrave; cổ thụ trăm tuổi cao lớn, t&aacute;n l&aacute; sum su&ecirc; phủ xanh thẫm một g&oacute;c đồi chiều, cụ chậm r&atilde;i kể cho ch&uacute;ng t&ocirc;i nghe c&acirc;u chuyện từ bao đời nay của người d&acirc;n tộc M&ocirc;ng gắn với c&acirc;y ch&egrave; Suối Gi&agrave;ng ở v&ugrave;ng đất n&agrave;y.</p> <p style="text-align: justify;">Tổ ti&ecirc;n người M&ocirc;ng kể lại rằng, v&agrave;o một sớm m&ugrave;a xu&acirc;n, c&oacute; n&agrave;ng ti&ecirc;n gi&aacute;ng trần dạo chơi ở v&ugrave;ng đất n&agrave;y đ&atilde; v&ocirc; t&igrave;nh đ&aacute;nh rơi những hạt lạ tr&ecirc;n tay xuống đất. Chẳng bao l&acirc;u sau, những hạt ấy nảy mầm th&agrave;nh c&acirc;y. Theo thời gian, c&acirc;y c&agrave;ng ng&agrave;y c&agrave;ng xanh tốt, th&acirc;n c&acirc;y to hơn cả một v&ograve;ng &ocirc;m, trắng mốc r&ecirc;u phong, t&aacute;n vươn rộng, phiến l&aacute; d&agrave;y xanh ngăn ngắt, những b&uacute;p non được phủ một lớp l&ocirc;ng tơ mịn, mỏng v&agrave; phớt trắng như tuyết.</p> <p style="text-align: justify;">Những người M&ocirc;ng tr&ecirc;n con đường t&igrave;m v&ugrave;ng đất định cư, sinh sống đ&atilde; qua đ&acirc;y, do đường xa, thiếu đồ ăn thức uống lại bị bệnh sốt r&eacute;t ho&agrave;nh h&agrave;nh, họ thấy c&acirc;y xanh tốt lại mọc giữa chốn non cao n&ecirc;n liền h&aacute;i l&aacute; c&acirc;y ăn thử. Kỳ lạ thay, sau khi ăn thấy người tỉnh t&aacute;o lạ thường. Họ lấy l&aacute; c&acirc;y đun với nước suối uống, ng&agrave;y qua ng&agrave;y mọi người đều hết sốt v&agrave; khỏe khoắn trở lại. Cho l&agrave; &ocirc;ng trời cứu gi&uacute;p, họ quyết định ở lại đ&acirc;y v&agrave; đặt t&ecirc;n nơi n&agrave;y l&agrave; Suối Gi&agrave;ng (suối của trời).</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/04/15/a2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Cụ Sổng Thị Sua đang thu hoạch ch&egrave;</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h2 style="text-align: justify;">Đến đ&acirc;y rồi ở lại đ&acirc;y</h2> <p style="text-align: justify;">Trải qua thời gian, c&acirc;y ch&egrave; được đồng b&agrave;o người M&ocirc;ng tr&acirc;n trọng, giữ g&igrave;n v&agrave; ph&aacute;t triển. Quần thể 400 c&acirc;y ch&egrave; Shan Tuyết được c&ocirc;ng nhận l&agrave; C&acirc;y di sản, c&acirc;y &iacute;t tuổi th&igrave; cũng đ&atilde; hơn trăm năm, c&acirc;y nhiều tuổi cũng đ&atilde; hơn ba trăm, chẳng cần chăm s&oacute;c b&uacute;p xanh non vẫn mọc mơn mởn tr&ecirc;n những ngọn c&acirc;y th&acirc;n to x&ugrave; x&igrave;, trắng mốc sừng sững giữa n&uacute;i đồi cheo leo đầy sương giăng mắc. Vậy n&ecirc;n, người d&acirc;n nơi đ&acirc;y hay c&oacute; c&acirc;u rằng: Kh&ocirc;ng phải khom lưng m&agrave; l&agrave; tr&egrave;o l&ecirc;n cao để h&aacute;i tr&agrave; cổ thụ trăm năm.</p> <p style="text-align: justify;">Ấm nước s&ocirc;i lục bục, cụ Gi&agrave;ng Nh&agrave; Lử pha ch&egrave; mời ch&uacute;ng t&ocirc;i thưởng thức. Cả gian nh&agrave; đượm trong hương thơm ng&agrave;o ngạt, đặc qu&aacute;nh. Nhấp một ngụm ch&egrave; s&oacute;ng s&aacute;nh m&agrave;u v&agrave;ng mật ong rừng, vị chan ch&aacute;t đưa qua đầu lưỡi rồi đọng lại nơi cuống họng ch&uacute;t ngọt thanh l&acirc;u tan, t&ocirc;i tưởng như m&igrave;nh vừa nếm được vị của n&uacute;i rừng cuộn trong m&acirc;y sớm rồi lại thấy trước mắt m&igrave;nh l&agrave; những c&acirc;y những cỏ chờn vờn trong l&agrave;n kh&oacute;i chiều muộn, văng vẳng đằng xa ai đi nương về đang ng&acirc;n nga một điệu t&igrave;nh ca Kh&acirc;u- x&igrave;a- plềnh h&ograve;a với tiếng mưa rơi lộp bộp tr&ecirc;n những m&aacute;i nh&agrave; lợp gỗ pơ ru.</p> <p style="text-align: justify;">C&acirc;y ch&egrave; hợp với kh&iacute; hậu, nguồn nước v&agrave; đất đai nơi đ&acirc;y n&ecirc;n chẳng bao giờ người M&ocirc;ng phải b&oacute;n ph&acirc;n hay phun thuốc trừ s&acirc;u, cũng v&igrave; thế m&agrave; được thị trường ưa chuộng. Ngo&agrave;i ra, một trong những yếu tố khiến ch&egrave; Suối Gi&agrave;ng nổi tiếng gần xa l&agrave; việc thu hoạch v&agrave; chế biến ch&egrave; đến nay vẫn ho&agrave;n to&agrave;n dựa tr&ecirc;n những phương ph&aacute;p thủ c&ocirc;ng truyền thống của người M&ocirc;ng.</p> <p style="text-align: justify;">Cụ Lử n&acirc;ng ly tr&agrave; tr&ecirc;n tay, chậm r&atilde;i v&agrave; từ tốn n&oacute;i: &ldquo;Ch&egrave; h&aacute;i về phải chọn lựa thật kỹ, bỏ những l&aacute; s&acirc;u, l&aacute; gi&agrave; sau đ&oacute; cho v&agrave;o chảo gang để sao. Củi sao ch&egrave; phải thật kh&ocirc;, thật đượm, l&uacute;c n&agrave;o cũng để lửa liu riu. Sao ch&egrave; xong th&igrave; v&ograve; ch&egrave; bằng tay, v&ograve; thật kh&eacute;o để ch&egrave; săn lại bằng hạt đỗ, ấy l&agrave; được&rdquo;.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/04/15/img_20210317_143734.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Ch&egrave; Suối Gi&agrave;ng ph&aacute;t triển xanh tốt</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h2 style="text-align: justify;">Suối Gi&agrave;ng - Suối V&agrave;ng</h2> <p style="text-align: justify;">Cuộc sống của đồng b&agrave;o M&ocirc;ng ng&agrave;y c&agrave;ng khởi sắc khi thương hiệu về ch&egrave; Suối Gi&agrave;ng ng&agrave;y c&agrave;ng được biết đến rộng r&atilde;i. Đặc biệt, người d&acirc;n ở đ&acirc;y đ&atilde; c&oacute; &yacute; thức trong việc bảo vệ diện t&iacute;ch đất trồng ch&egrave;, sản xuất c&aacute;c sản phẩm ch&egrave; c&oacute; chất lượng cao v&agrave; giữ g&igrave;n thương hiệu đặc sản qu&ecirc; hương.</p> <p style="text-align: justify;">Để bảo tồn ph&aacute;t huy thương hiệu Ch&egrave; Suối Gi&agrave;ng bằng những sản phẩm tốt, Hợp t&aacute;c x&atilde; Suối Gi&agrave;ng ra đời v&agrave; đi v&agrave;o hoạt động, tập hợp đồng b&agrave;o c&aacute;c d&acirc;n tộc thiểu số tr&ecirc;n địa b&agrave;n tham gia m&ocirc; h&igrave;nh kinh tế tập thể, từ vận động b&agrave; con c&aacute;c d&acirc;n tộc thu h&aacute;i ch&egrave; đ&uacute;ng ti&ecirc;u chuẩn, chất lượng v&agrave; thu mua nguy&ecirc;n liệu đ&uacute;ng gi&aacute;; chế biến sản phẩm đảm bảo vệ sinh, an to&agrave;n thực phẩm, đồng thời chủ động li&ecirc;n kết, mở rộng thị trường trong v&agrave; ngo&agrave;i tỉnh để đảm bảo đầu ra ổn định, tăng thu nhập h&agrave;ng năm cho c&aacute;c th&agrave;nh vi&ecirc;n v&agrave; người d&acirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">Đến nay, HTX đ&atilde; c&oacute; 6 loại sản phẩm mang t&ecirc;n &ldquo;Tuyết Sơn Tr&agrave;&rdquo; c&oacute; chất lượng tốt, mẫu m&atilde; đẹp, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong v&agrave; ngo&agrave;i nước. Gi&aacute; b&aacute;n ch&egrave; t&ugrave;y thuộc theo loại, dao động từ 250 đến 650 ngh&igrave;n đồng/kg v&agrave; cao nhất l&agrave; hơn 3 triệu đồng/kg.</p> <p style="text-align: justify;">Người M&ocirc;ng y&ecirc;u c&acirc;y ch&egrave; của m&igrave;nh lắm. Gi&agrave; l&agrave;ng Gi&agrave;ng Nh&agrave; Lử th&igrave; bảo &ldquo;c&acirc;y ch&egrave; đ&atilde; mang lại cho người d&acirc;n Suối Gi&agrave;ng đời sống ấm no n&ecirc;n c&acirc;y ch&egrave; ở đ&acirc;y được qu&yacute; hơn cả v&agrave;ng&rdquo;. Hơn thế, vượt l&ecirc;n gi&aacute; trị về kinh tế l&agrave; gi&aacute; trị về tinh thần v&agrave; văn h&oacute;a của đồng b&agrave;o nơi đ&acirc;y. Họ lu&ocirc;n răn dạy con ch&aacute;u m&igrave;nh phải biết tr&acirc;n qu&yacute; v&agrave; bảo vệ lo&agrave;i c&acirc;y &ldquo;huyền thoại&rdquo; n&agrave;y.</p> <p style="text-align: justify;">Trong Lễ c&uacute;ng &ldquo;ma nh&agrave;&rdquo; đầu năm, b&ecirc;n cạnh con g&agrave; trống l&uacute;c n&agrave;o cũng c&oacute; một nh&agrave;nh ch&egrave; h&aacute;i từ tr&ecirc;n đồi xuống c&ugrave;ng với ấm ch&egrave; n&oacute;ng do đ&iacute;ch th&acirc;n người chủ gia đ&igrave;nh pha để cầu khấn cho những th&agrave;nh vi&ecirc;n trong nh&agrave; thật nhiều sức khỏe v&agrave; nguyện ước cho c&acirc;y ch&egrave; lu&ocirc;n xanh tốt.</p> <p style="text-align: justify;">Chia tay Gi&agrave; l&agrave;ng Gi&agrave;ng Nh&agrave; Lử v&agrave; người d&acirc;n x&atilde; Suối Gi&agrave;ng cũng l&agrave; l&uacute;c hương vị tr&agrave; Tuyết Sơn Tr&agrave; dần ngấm v&agrave;o cơ thể, vị ngọt dịu c&ugrave;ng hương thơm thoang thoảng. Đi tr&ecirc;n con đường quanh co, những c&aacute;nh rừng xanh bạt ng&agrave;n với những tiếng chim h&oacute;t r&acirc;m ran, những vườn ch&egrave; của người d&acirc;n đang vươn l&ecirc;n đang b&aacute;o hiệu một m&ugrave;a vụ bội thu, thi thoảng ch&uacute;ng t&ocirc;i bắt gặp những người M&ocirc;ng đang g&ugrave;i h&agrave;ng đi rừng về, hay những g&ugrave;i ch&egrave; vừa thu hoạch xong.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Trong s&acirc;u thẳm, nghĩ về người M&ocirc;ng, t&ocirc;i mong sẽ c&oacute; ng&agrave;y về lại nơi đ&acirc;y, c&ugrave;ng với lời mời của Gi&agrave; l&agrave;ng: &ldquo;Th&aacute;ng 10 n&agrave;y, đồng b&agrave;o M&ocirc;ng ở Suối Gi&agrave;ng sẽ tổ chức Lễ c&uacute;ng để tạ ơn c&acirc;y ch&egrave; Tổ, đ&acirc;y cũng l&agrave; dịp để gi&aacute;o dục cho thế hệ trẻ &yacute; thức bảo vệ v&agrave; ph&aacute;t triển thương hiệu ch&egrave; Suối Gi&agrave;ng, g&oacute;p phần bảo tồn, giữ g&igrave;n v&agrave; ph&aacute;t huy những gi&aacute; trị văn h&oacute;a truyền thống tốt đẹp tr&ecirc;n qu&ecirc; hương, Nh&agrave; b&aacute;o về dự nh&eacute;&rdquo;.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/vang-cua-suoi-giang-d680368.html