| Hotline: 0983.970.780

Thứ bảy 10/05/2025 - 02:09

Kinh tế

Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị phối hợp Đại sứ quán tại Trung Quốc

Thứ Tư 09/02/2022 - 13:45

Nhằm đảm bảo thương mại nông sản với nước bạn, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Đại sứ quán tại Trung Quốc hỗ trợ thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Lương thực Intimex là một trong số các doanh nghiệp bị sai lệch thông tin khi đăng ký.

Công ty Cổ phần Lương thực Intimex là một trong số các doanh nghiệp bị sai lệch thông tin khi đăng ký.

Ngày 8/2, Văn phòng SPS Việt Nam gửi Thông báo số 17 tới Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị phối hợp làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc trong việc tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang nước này.

"Trong thời gian qua, Văn phòng SPS Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả của Đại sứ quán Việt Nam về việc đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm sang Trung Quốc đáp ứng quy định Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc", thông báo có đoạn.

Xuất khẩu nông sản qua Cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai). Ảnh: Quốc Hồng/Báo Nhân dân.

Xuất khẩu nông sản qua Cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai). Ảnh: Quốc Hồng/Báo Nhân dân.

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, tính đến ngày 08/02, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 1.528 mã sản phẩm nông sản thực phẩm cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, trong hơn một tháng doanh nghiệp trong nước thực thi các quy định mới của Lệnh 248, Lệnh 249, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được một số kiến nghị.

Cụ thể: (1) 3 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký với Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/11/2021 theo hướng dẫn tại Công hàm số 353 ngày 27/9/2021 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc; đã có đơn hàng, đã thông quan tại cảng xuất khẩu của Việt Nam, đã có tờ khai Hải quan trước ngày 01/01/2022, hiện các lô hàng đang tại cảng của Việt Nam nhưng chưa được cấp mã.

(2) 6 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký với Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/11/2021 theo hướng dẫn tại Công hàm số 353 ngày 27/9/2021 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhưng chưa được cấp mã.

(3) Một số doanh nghiệp đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã, nhưng chưa chính xác về mã số doanh nghiệp, hoặc mã số sản phẩm.

(4) 7 mã sản phẩm: CVNM17021910160001, CVNM17022002130002, CVNM17022006110003, CVNM17022006110004, CVNM17022007140005, CVNM17022101070006, CVNM17022112010010 không thuộc thẩm quyền quản lý của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mà thuộc Cục Thú y (Bộ NN-PTNT).

Để đảm bảo không làm gián đoạn thương mại nông sản giữa hai nước, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Đại sứ quán Việt Nam làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhằm đưa ra giải pháp xử lý các vướng mắc nêu trên.

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/van-phong-sps-viet-nam-de-nghi-phoi-hop-dai-su-quan-tai-trung-quoc-d315232.html