Thứ tư 21/05/2025 - 16:22
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV dạng cốm (WG): An toàn hơn, hiệu quả hơn
Thứ Hai 13/10/2008 - 12:28
Theo Bộ Y tế, mỗi năm VN có khoảng 200.000 – 250.000 người bị bệnh ung thư mới, trong số đó có khoảng phân nửa người chết. Số bệnh nhân ung thư bị chết mỗi năm bằng số dân của một huyện.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm VN có khoảng 200.000 – 250.000 người bị bệnh ung thư mới, trong số đó có khoảng phân nửa người chết. Số bệnh nhân ung thư bị chết mỗi năm bằng số dân của một huyện.
Nhiễm độc thuốc BVTV-
![]() |
Anh Trần Văn Tỏ, xã An Thủy trồng 3 công ớt trên nền đất sét, trầm thuỷ |
Một khảo sát cho thấy hàng năm nông dân đồng bằng sông Hồng sử dụng từ 9 – 16 loại thuốc BVTV còn nông dân ĐBSCL sử dụng 16 – 35 loại thuốc BVTV. Số người bị nhiễm độc ngày một tăng. Theo Bộ Y tế, năm 2007 có 4.670 vụ nhiễm độc thuốc BVTV được phát hiện, trong đó có 100 chết và 1.000 người sau khi được điều trị vẫn để lại các tổn thương thực thể, di chứng về thần kinh. Khảo sát của Trung tâm Y tế lao động - Bộ NN-PTNT kết hợp với Bệnh viện 331 Gia Lai tiến hành xét nghiệm men Cholinesraza cho 36 công nhân ở Nông trường Iasao (thuộc Tổng Cty Cà phê) thường tiếp xúc với thuốc BVTV cho thấy có đến 24 người bị thâm nhiễm (61,6%), trong đó có 9 người bị thâm nhiễm nặng. Khảo sát của Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động trên 534 hộ nông dân thuộc 19 xã của 10 tỉnh thấy có 175 lao động thường tiếp xúc với thuốc BVTV có các triệu chứng nhiễm độc, có 3 trường hợp bị ngộ độc cấp và mãn tính để lại những tổn thương thực thể nghiêm trọng, 2 người bị viêm đặc trưng, 1 người bị nhiễm độc hô hấp được cấp cứu kịp thời, 40 người bị các triệu chứng nhiễm độc do nhiều nguyên nhân như là hít phải bột thuốc BVTV do bất cẩn, dính vào da khi pha chế, không có bảo hộ đầy đủ...
Thuốc dạng cốm: An toàn hơn, hiệu quả hơn!
Pepite là tên công nghệ sản xuất dạng cốm WG (Water-dispersible granules) là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.Cùng một dạng cốm WG nhưng sẽ có nhiều phương pháp để sản xuất như spraying drying, extrusion, fluid bed, pan granulation. Sản xuất bằng công nghệ Pepite sẽ phức tạp hơn dạng WP vì phải qua giai đoạn sản xuất dung dịch (SC) trước khi tiến hành xử lý bằng phương pháp fluid bed. WG được coi là sản phẩm thân thiện với người và môi trường Các sản phẩm dạng cốm hiện đang có mặt tại thị trường Việt Nam đều nhập khẩu từ các nước vì công nghệ sản xuất hiện đại và phức tạp, VN chưa đáp ứng được. Hiện Syngenta có 4 sản phẩm dạng cốm là Actara 25WG (sản xuất tại Ấn Độ), Chess 50WG (sản xuất tại Thụy Sĩ); Virtako (sản xuất tại Mỹ) và Ridomil Gold 68WG (sản xuất tại Pháp). Bán thành phẩm được nhập trực tiếp từ các nước trên và nhà máy Syngenta VN chỉ đóng gói và bán thông qua hai nhà phân phối là Công ty CP Bảo Vệ thực vật An Giang và Công ty CP Khử trùng giám định Việt Nam. (Nguồn Syngenta) |
Anh Trần Văn Tỏ, xã An Thủy trồng 3 công ớt trên nền đất sét, trầm thủy cho biết: Nhiều người không tin việc anh trồng được ớt trong điều kiện mưa nhiều, trên nền đất xấu và nước luôn lé đé như vậy, bí quyết ở chỗ sử dụng phân gà ủ hoai cộng với phun thuốc Ridomil lúc cây còn nhỏ. Anh Tỏ đã nhiều năm liền sử dụng Ridomil trừ bệnh trên dưa hấu rất hiệu quả, nên khi trồng ớt anh cũng sử dụng Ridomil mặc dù trên bao bì không thấy khuyến cáo. Tuy nhiên trước đây do chỉ có loại thuốc bột nên cũng như bất cứ một loại thuốc bột nào khác, việc pha chế rất vất vả, phải pha trước chúng trong cái thau có vài lít nước trước, khuấy cả 5,7 phút mới tan hết được, xong mới đổ vào bình phun và đổ nước đầy theo định mức, lại khuấy đều lại lần nữa mới phun. Làm kỹ như vậy nhưng thỉnh thoảng vẫn còn “mẹ bồng con” (do bột thấm nước không đều nên có các cục vón to nhỏ khác nhau), tắc béc phun và lắng cặn nơi đáy bình. Còn hiện nay có thuốc cốm nên rất khỏe, chỉ cần xé góc rót vào bình đã đong đủ nước, quay ngược cần phun khuấy vài vòng là phun được liền mà không hề bị đóng cặn. Một đặc điểm khác mà anh Tỏ rất “chịu” là dạng cốm gồm các hạt li ti, có thể rót thẳng vào bình nên không bị bay khi pha chế gặp phải gió ở ngoài đồng.
Khi được hỏi về việc so sánh hiệu lực của Ridomil ở 2 dạng bột và cốm, anh Tỏ cho rằng hoàn toàn tương đương nhau.
![]() |
Anh Nguyễn Tấn Đăng, ấp Bình Khương 1 |
Anh Nguyễn Tấn Đăng, ấp Bình Khương 1, người canh tác 3 công dưa leo, 1 công ớt trên phần đất mướn cho biết do anh phải chịu chi phí cao hơn (tiền mướn đất 1,5 triệu/công/năm) nên phải tính toán kỹ. Anh đã có nghe bà con nhắc đến thuốc cốm nhưng chưa dám xài vì cứ ngỡ thuốc mới đắt tiền hơn, nhưng nếu giá cả ngang như thuốc bột thì đợt làm màu tới nhất định anh sẽ sử dụng dạng thuốc cốm.
Khi chúng tôi hỏi mua thuốc Ridomil dạng cốm, đại lý Hai Hòa, xã Bình Phục Nhứt lục mãi mới được 2 gói cuối cùng và cho biết, từ khi có thuốc cốm gần như khách hàng đều đòi mua nhưng không đáp ứng được hết vì số hàng bột (WP) của những đợt nhập hàng trước vẫn còn nên buộc đại lý phải bán hạn chế, hoặc bán 1 gói dạng cốm kèm gói dạng bột.
Các dạng thuốc BVTV phổ biến 1. Thành phẩm thể rắn khi dùng không cần hòa với nước. - Thuốc hạt: Mã hiệu: H, G, GR Thuốc ở thể rắn. Dùng bằng cách rải trực tiếp vào đất (không hòa với nước, không trộn thêm các chất độn khác như tro, đất bột) - Thuốc bột rắc: Mã hiệu BR, D, DP Thuốc ở thể rắn, hạt mịn. Dùng để phun lên cây, mặt đất hay hạt giống (không hòa vào nước). Nhược điểm khi phun ngoài đồng dễ bị gió cuốn đi xa, mưa rửa trôi. Nhóm thuốc trừ cỏ không có dạng này 2. Thành phẩm ở thể rắn, phải hòa tan với nước trước khi dùng - Thuốc hạt phân tán trong nước: Mã hiệu WDG, WG Thuốc ở thể rắn, được hòa vào nước đổ vào bình bơm, phun lên cây. Khi hòa vào nước, hạt thuốc phân tán đều như một huyền phù.
Ưu điểm dạng thuốc này là khi cân đong thuốc không bay mù lên như thuốc bột thấm nước, nhờ vậy giảm được khả năng gây độc với công nhân khi đóng gói, với nông dân khi hòa với nước để sử dụng. Khi đã hòa với nước, thuốc có đặc điểm như bột thấm nước nhưng có độ lơ lửng cao hơn và ít lắng đọng. - Thuốc bột thấm nước: Mã hiệu BTN, WP Thuốc ở thể rắn, hạt mịn. Khi hòa với nước, hạt thuốc lơ lửng tạo ra một huyền phù. - Thuốc bột tan trong nước: Mã hiệu SP, WSP Thuốc ở thể rắn, hạt mịn, khi hòa với nước tan hoàn toàn. 3. Thành phẩm thể lỏng, khi dùng không hòa loãng với nước: - Thuốc ULV: Thuốc đã được hòa tan trong dung môi đặc biệt. Khi dùng không pha loãng với nước và được phun bằng máy bơm đặc biệt. 4. Thành phẩm ở thể lỏng, khi dùng phải hòa với nước - Thuốc nhũ dầu: Mã hiệu: ND, EC Thuốc dạng lỏng, đồng nhất, khi hòa vào nước tạo nên dung dịch màu trắng như sữa sau đó thêm nước vào sẽ nhạt dần ra màu trắng đục. - Thuốc nhũ dầu trong nước: Mã hiệu: EW Thuốc dạng lỏng, không đồng nhất đã được hòa tan trong dung môi hữu cơ, khi hòa với nước phân tán thành các hạt nhỏ trong nước. - Thuốc dạng dung dịch: Mã hiệu: DD, AS, SC. SL Thuốc dạng lỏng, trong suốt. Thuốc được hòa loãng với nước khi sử dụng. - Thuốc dạng huyền phù: Mã hiệu SC, HP Thuốc dạng lỏng, sánh hoặc hơi đặc sệt. Khi hòa trong nước tạo thành huyền phù - Thuốc dạng huyền phù cải tiến: Mã hiệu F, FL Thuốc dạng lỏng, bao gồm các hạt thuốc rất mịn. Khi hòa vào nước tạo thành huyền phù rất lâu lắng đọng. (Nguồn: Từ điển sử dụng thuốc BVTV – NXB NN 2005) |
Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/thuoc-bvtv-dang-com-wg--an-toan-hon-hieu-qua-hon-d22423.html