| Hotline: 0983.970.780

Thứ ba 20/05/2025 - 19:27

Biến đổi khí hậu

Thông tin TP.HCM và ĐBSCL bị “xóa sổ” vào năm 2050 là chưa đủ căn cứ khoa học

Thứ Sáu 01/11/2019 - 22:45

(TN&MT) - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa thông tin một cách đầy đủ và toàn diện về việc thời gian gần đây dư luận cho rằng, “vào năm 2050, TPHCM và ĐBSCL sẽ bị xoá sổ”. Đây là thông tin chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan.

<p style="text-align: justify;">Theo Viện Khoa học Kh&iacute; tượng Thủy văn v&agrave; Biến đổi kh&iacute; hậu, nghi&ecirc;n cứu của Scott A. Kulp&nbsp;&amp;&nbsp;Benjamin H. Strauss&nbsp;đến từ Climate Central đăng tr&ecirc;n tạp ch&iacute; Nature Communications đ&atilde; đưa ra những nhận định về nguy cơ ngập bởi nước biển d&acirc;ng do biến đổi kh&iacute; hậu cho c&aacute;c đồng bằng tr&ecirc;n thế giới, trong đ&oacute; c&oacute; Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;">Theo đ&oacute;, nước biển d&acirc;ng do biến đổi kh&iacute; hậu c&oacute; thể x&oacute;a sổ một số th&agrave;nh phố ven biển. Nghi&ecirc;n cứu chỉ ra, miền Nam Việt Nam, cụ thể l&agrave; ĐBSCL c&oacute; thể biến mất trong v&ograve;ng 30 năm tới.&nbsp;Khoảng 20 triệu d&acirc;n sẽ ảnh hưởng nặng nề do nước biển tăng cao. Ngo&agrave;i ra, phần lớn diện t&iacute;ch trung t&acirc;m kinh tế h&agrave;ng đầu l&agrave; TPHCM sẽ biến mất ho&agrave;n to&agrave;n.</p> <p style="text-align: justify;">Nhận định về những kết quả của nghi&ecirc;n cứu n&agrave;y, PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương, Ph&oacute; Viện trưởng Viện Khoa học Kh&iacute; tượng Thủy văn v&agrave; Biến đổi kh&iacute; hậu cho biết, việc quan t&acirc;m đ&uacute;ng mức đến nguy cơ mất đất do nước biển d&acirc;ng ở khu vực ĐBSCL l&agrave; hết sức cần thiết; tuy nhi&ecirc;n, nghi&ecirc;n cứu của Climate Central c&oacute; nhiều điểm cần l&agrave;m r&otilde;.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/11/01/lan-huong.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương, Ph&oacute; Viện trưởng Viện Khoa học Kh&iacute; tượng Thủy văn v&agrave; Biến đổi kh&iacute; hậu cho rằng, th&ocirc;ng tin &ldquo;v&agrave;o năm 2050, TPHCM v&agrave; ĐBSCL sẽ bị xo&aacute; sổ&rdquo; l&agrave; chưa đủ cơ sở khoa học v&agrave; dựa tr&ecirc;n c&aacute;c giả định cực đoan</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Thứ nhất, trong nghi&ecirc;n cứu của Climate Centreal, số liệu địa h&igrave;nh ven biển được x&acirc;y dựng tr&ecirc;n cơ sở hiệu chỉnh sai số của STRM DEM (số liệu địa h&igrave;nh của NASA &ndash;NASA&rsquo;s Shutter Radar Topography Mission, 2000). Thực tế, STRM DEM thường c&oacute; sai số về độ cao lớn do bao gồm cả c&aacute;c lớp thực vật v&agrave; nh&agrave; cửa. V&igrave; vậy, b&agrave;i b&aacute;o đ&atilde; hiệu chỉnh số liệu địa h&igrave;nh ven biển th&ocirc;ng qua sử dụng số liệu địa h&igrave;nh Lidar tại Mỹ v&agrave; mạng thần kinh nh&acirc;n tạo MLP, sau đ&oacute; &aacute;p dụng cho to&agrave;n cầu. Như vậy, nghi&ecirc;n cứu đ&atilde; kh&ocirc;ng hiệu chỉnh cho ĐBSCL n&ecirc;n số liệu địa h&igrave;nh trong nghi&ecirc;n cứu n&agrave;y chưa phản &aacute;nh đ&uacute;ng độ cao thực tế của khu vực.</p> <p style="text-align: justify;">Từ năm 2016, Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường đ&atilde; c&ocirc;ng bố kịch bản Biến đổi kh&iacute; hậu v&agrave; nước biển d&acirc;ng, tại kịch bản n&agrave;y, số liệu địa h&igrave;nh được sử dụng để x&acirc;y dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển d&acirc;ng cho khu vực ĐBSCL được lấy từ m&ocirc; h&igrave;nh số địa h&igrave;nh kích thước &ocirc; lưới l&agrave; 2 mx2 m của 13 tỉnh ĐBSCL do Cục Vi&ecirc;̃n thám Quốc gia thực hiện năm 2008 v&agrave; Bản đồ số địa h&igrave;nh tỉ lệ 1:2.000 do dự án bay chụp Lidar của Cục Đo đạc Bản đ&ocirc;̀ v&agrave; Th&ocirc;ng tin Địa l&yacute; Vi&ecirc;̣t Nam thực hiện. C&aacute;c số liệu n&agrave;y đều được quy chuẩn theo mốc quốc gia về bề mặt khu vực. Do vậy, c&oacute; thể n&oacute;i, số liệu trong nghi&ecirc;n cứu của Climate Central kh&ocirc;ng ch&iacute;nh x&aacute;c bằng số liệu m&agrave; Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường đ&atilde; sử dụng.</p> <p style="text-align: justify;">Thứ hai, trong nghi&ecirc;n cứu của Climate Central, c&aacute;c t&aacute;c giả sử dụng kịch bản nước biển d&acirc;ng 2 m kết hợp với triều cường trong x&acirc;y dựng bản đồ nguy cơ ngập. Thực tế, đ&acirc;y l&agrave; sự chồng chập của hai giả định rất cực đoan, n&ecirc;n tất yếu sẽ dẫn đến t&igrave;nh trạng nguy cơ rủi ro rất cao. Hơn nữa, kết quả đưa ra sẽ kh&ocirc;ng thể ph&acirc;n biệt ngập lụt do mực nước biển d&acirc;ng v&igrave; biến đổi kh&iacute; hậu (ngập vĩnh viễn) v&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong v&agrave;i giờ). B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, kịch bản nước biển d&acirc;ng 2 m kh&ocirc;ng được đề xuất trong b&aacute;o c&aacute;o Đ&aacute;nh gi&aacute; lần thứ 5 của Ban Li&ecirc;n ch&iacute;nh phủ về biến đổi kh&iacute; hậu (AR5).</p> <p style="text-align: justify;">Trong Kịch bản BĐKH đ&atilde; được c&ocirc;ng bố năm 2016 của Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường, kết quả x&aacute;c định nguy cơ ngập ứng với mực nước d&acirc;ng 100 cm (tương ứng với kịch bản RCP 8.5, đến năm 2100) như sau: Khoảng 16,8% diện t&iacute;ch đồng bằng s&ocirc;ng Hồng, 1,47% diện t&iacute;ch c&aacute;c tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh H&oacute;a đến B&igrave;nh Thuận, 17,8% diện t&iacute;ch TPHCM, 38,9% diện t&iacute;ch ĐBSCL c&oacute; nguy cơ bị ngập; cụm đảo V&acirc;n Đồn, C&ocirc;n Đảo v&agrave; Ph&uacute; Quốc c&oacute; nguy cơ ngập cao. Nguy cơ ngập đối với quần đảo Trường Sa l&agrave; kh&ocirc;ng lớn. Quần đảo Ho&agrave;ng Sa c&oacute; nguy cơ ngập lớn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Thứ ba, tr&ecirc;n thực tế, ĐBSCL hiện nay, c&oacute; chỗ hạ, chỗ n&acirc;ng đan xen, đặc biệt Long An, An Giang n&acirc;ng l&ecirc;n r&otilde; rệt. Khu vực Bạc Li&ecirc;u theo nghi&ecirc;n cứu hạ nhiều nhất (nhưng trong hạ vẫn c&oacute; n&acirc;ng, tuy rất &iacute;t).</p> <p>Tr&ecirc;n cơ sở số liệu địa h&igrave;nh mới cập nhật (2019), Viện Khoa học Kh&iacute; tượng Thủy văn v&agrave; Biến đổi kh&iacute; hậu đ&atilde; tiến h&agrave;nh x&acirc;y dựng kịch bản ngập cho tỉnh Bạc Li&ecirc;u ứng với mực nước biển d&acirc;ng 100 cm để thử nghiệm so s&aacute;nh với kịch bản BĐKH năm 2016. Kết quả cho thấy kh&ocirc;ng thay đổi nhiều so với kịch bản năm 2016, c&oacute; khu vực diện t&iacute;ch nguy cơ ngập tăng, c&oacute; khu vực lại giảm (mức ngập trong bản đồ năm 2016 v&agrave; năm 2019 tương ứng l&agrave; 48,6% v&agrave; 49,1%).</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/11/01/anh-1(5).jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Hiện nay, Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường đang tiến h&agrave;nh cập nhật kịch bản biến đổi kh&iacute; hậu v&agrave; nước biển d&acirc;ng tại khu vực Đồng bằng s&ocirc;ng Cửu Long&nbsp;</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Theo PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương, nghi&ecirc;n cứu của Climate Central c&oacute; &yacute; nghĩa về mặt khoa học, tuy nhi&ecirc;n, như đ&atilde; ph&acirc;n t&iacute;ch ở tr&ecirc;n, bản đồ số độ cao do Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường sử dụng trong x&acirc;y dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển d&acirc;ng trong kịch bản năm 2016 l&agrave; nguồn số liệu cập nhật v&agrave; tốt nhất. Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường cũng đ&atilde; x&acirc;y dựng bản đồ nguy cơ ngập với kịch bản nước biển d&acirc;ng 100 cm l&agrave; mức cao trong trong kịch bản RCP 8.5 (kịch bản cao). Do vậy, c&aacute;c cơ quan, địa phương khi đ&aacute;nh gi&aacute; nguy cơ ngập do nước biển d&acirc;ng cần sử dụng số liệu ch&iacute;nh thức do Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường c&ocirc;ng bố.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường đang tiến h&agrave;nh cập nhật kịch bản biến đổi kh&iacute; hậu v&agrave; nước biển d&acirc;ng. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục cập nhật c&aacute;c bản đồ nguy cơ ngập do nước biển d&acirc;ng từ dữ liệu cập nhật n&agrave;y trong c&aacute;c kịch bản tới.</p> <p style="text-align: justify;">PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương nhận định, th&ocirc;ng tin &ldquo;v&agrave;o năm 2050, TP.HCM v&agrave; ĐBSCL sẽ bị xo&aacute; sổ&rdquo; l&agrave; chưa đủ cơ sở khoa học v&agrave; dựa tr&ecirc;n c&aacute;c giả định cực đoan. Tuy nhi&ecirc;n, đ&acirc;y cũng l&agrave; một th&ocirc;ng điệp cần quan t&acirc;m để khi x&acirc;y dựng c&aacute;c phương &aacute;n quy hoạch, c&aacute;c cơ quan thực hiện cần ch&uacute; &yacute; đến sự sụt l&uacute;n, nước biển d&acirc;ng v&agrave; ngập lụt do triều cường để đề xuất phương &aacute;n hợp l&yacute; giải quyết vấn đề nước biển d&acirc;ng cho ĐBSCL v&agrave; TP.HCM.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/thong-tin-tp-hcm-va-dbscl-bi-xoa-so-vao-nam-2050-la-chua-du-can-cu-khoa-hoc-d655674.html