| Hotline: 0983.970.780

Thứ năm 22/05/2025 - 23:05

Biến đổi khí hậu

Thích ứng biến đổi khí hậu là hành động không hối tiếc

Thứ Ba 14/09/2021 - 09:28

(TN&MT) - Sự gia tăng nhiệt độ Trái đất, biến đổi khí hậu (BĐKH) là nguyên nhân gây ra hàng loạt thảm họa thiên tai trên khắp thế giới thời gian qua. Dự báo trong nhiều thập kỷ tới, chu kỳ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ rút ngắn lại, đặc biệt là nắng nóng cực đoan, mưa, lũ lớn và hạn hán. Các mốc lịch sử xuất hiện ngày càng nhiều và thiệt hại cũng ngày càng lớn hơn.

<p style="text-align: justify;">Chưa bao giờ y&ecirc;u cầu th&iacute;ch ứng với t&aacute;c động của BĐKH lại trở n&ecirc;n bức thiết đến thế. Để hiểu hơn về ảnh hưởng khắc nghiệt của BĐKH l&ecirc;n kh&iacute; quyển, con người thời gian gần đ&acirc;y, Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o TN&amp;MT đ&atilde; c&oacute; cuộc phỏng vấn Gi&aacute;o sư Trần Thục - Chủ tịch Hội Kh&iacute; tượng thủy văn Việt Nam, Ph&oacute; Chủ tịch Hội đồng tư vấn Quốc gia về BĐKH.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/09/14/t3b.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Gi&aacute;o sư Trần Thục - Chủ tịch Hội Kh&iacute; tượng thủy văn Việt Nam, Ph&oacute; Chủ tịch Hội đồng tư vấn Quốc gia về BĐKH</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong><em>PV: Thưa Gi&aacute;o sư, mới đ&acirc;y, khu vực vốn c&oacute; kh&iacute; hậu &ocirc;n h&ograve;a quanh năm như ch&acirc;u &Acirc;u đ&atilde; gặp mưa lũ lớn lịch sử, tiếp sau đ&oacute; l&agrave; nắng n&oacute;ng g&acirc;y ra h&agrave;ng chục ngh&igrave;n vụ ch&aacute;y rừng tồi tệ; hay cơn b&atilde;o Ida lớn nhất trong lịch sử đổ bộ v&agrave;o Mỹ cho thấy t&igrave;nh h&igrave;nh BĐKH đang diễn biến ng&agrave;y c&agrave;ng nghi&ecirc;m trọng. Phải chăng, con người sẽ phải chấp nhận những biến đổi bất thường của thời tiết, kh&iacute; hậu như một trạng th&aacute;i &ldquo;b&igrave;nh thường mới&rdquo; trong tương lai?</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>GS. Trần Thục: </strong></p> <p style="text-align: justify;">Biến đổi kh&iacute; hậu đ&atilde; c&oacute; t&aacute;c động r&otilde; n&eacute;t đối với sự gia tăng thi&ecirc;n tai tr&ecirc;n thế giới v&agrave; ở Việt Nam. Nhiệt độ tăng c&oacute; thể dẫn đến thay đổi ho&agrave;n lưu gi&oacute; m&ugrave;a; thay đổi hoạt động của xo&aacute;y ở c&aacute;c cực g&acirc;y n&ecirc;n c&aacute;c đợt n&oacute;ng hoặc lạnh bất thường ở một số v&ugrave;ng; nhiệt độ nước biển tăng sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn khiến b&atilde;o c&oacute; cường độ mạnh gia tăng, bốc hơi tăng dẫn đến mưa cực đoan gia tăng v&agrave; thiếu nước v&agrave;o m&ugrave;a kh&ocirc;.</p> <p style="text-align: justify;">Dữ liệu quan trắc hơn 50 năm qua tr&ecirc;n to&agrave;n cầu cho thấy, c&aacute;c hiện tượng thời tiết, kh&iacute; hậu cực đoan đ&atilde; c&oacute; xu thế gia tăng cả về cường độ v&agrave; tần suất. Đến năm 2019, nhiệt độ trung b&igrave;nh to&agrave;n cầu đ&atilde; tăng 1,1&deg;C so với thời kỳ tiền c&ocirc;ng nghiệp; mực nước biển trung b&igrave;nh to&agrave;n cầu giai đoạn 1902 - 2015 tăng khoảng 1,5mm/năm, giai đoạn 1993 - 2015 tăng 3,16mm/năm v&agrave; giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3,6mm/năm; số lượng b&atilde;o nhiệt đới cường độ mạnh tăng v&agrave; c&aacute;c si&ecirc;u b&atilde;o ng&agrave;y c&agrave;ng xuất hiện nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, nhiệt độ trung b&igrave;nh năm tăng 0,89&deg;C trong thời kỳ 1958 - 2018, ri&ecirc;ng giai đoạn 1986 - 2018 tăng 0,74&deg;C; mưa cực đoan tăng ở hầu hết c&aacute;c v&ugrave;ng của cả nước; số ng&agrave;y nắng n&oacute;ng tăng, số ng&agrave;y r&eacute;t đậm, r&eacute;t hại giảm; hạn h&aacute;n xảy ra thường xuy&ecirc;n hơn; mực nước biển tăng 2,74mm/năm; số lượng c&aacute;c cơn b&atilde;o mạnh tr&ecirc;n Biển Đ&ocirc;ng c&oacute; xu thế tăng. Qua ph&acirc;n t&iacute;ch số liệu mưa trong b&atilde;o ở miền Trung c&oacute; thể thấy, với c&ugrave;ng một tần suất xuất hiện th&igrave; lượng mưa 1 ng&agrave;y lớn nhất trong b&atilde;o ở giai đoạn 1993 - 2017 đ&atilde; tăng kh&aacute; nhiều so với giai đoạn 1977 - 1992. Theo kịch bản BĐKH th&igrave; sự gia tăng mưa cực đoan n&agrave;y c&agrave;ng lớn. Dưới t&aacute;c động của BĐKH, thời tiết c&oacute; dấu hiệu cực đoan hơn cả về 2 ph&iacute;a n&oacute;ng hơn v&agrave; lạnh hơn. Sự bất thường của thời tiết cực đoan v&agrave; thi&ecirc;n tai sẽ trầm trọng hơn trong tương lai, khiến cho việc dự b&aacute;o, cảnh b&aacute;o v&agrave; quản l&yacute; rủi ro thi&ecirc;n tai c&agrave;ng kh&oacute; khăn hơn.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/09/14/t3a.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Biến đổi kh&iacute; hậu đ&atilde; c&oacute; t&aacute;c động r&otilde; n&eacute;t đối với sự gia tăng thi&ecirc;n tai tr&ecirc;n thế giới v&agrave; ở Việt Nam. Ảnh: MH</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong><em>PV: BĐKH l&agrave; th&aacute;ch thức của cả hiện tại v&agrave; tương lai. Vậy đầu tư cho th&iacute;ch ứng BĐKH c&oacute; mối quan hệ như thế n&agrave;o với đầu tư ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội n&oacute;i chung, thưa Gi&aacute;o sư?</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>GS. Trần Thục: </strong></p> <p style="text-align: justify;">Việc ph&acirc;n biệt giữa đầu tư cho th&iacute;ch ứng với BĐKH v&agrave; đầu tư cho ph&aacute;t triển l&agrave; kh&aacute; phức tạp. Sự kh&aacute;c biệt n&agrave;y l&agrave; kh&oacute; ph&acirc;n biệt, tạo ra th&aacute;ch thức trong việc quyết định hoạt động n&agrave;o n&ecirc;n nhận được hỗ trợ d&agrave;nh cho th&iacute;ch ứng với BĐKH.</p> <p style="text-align: justify;">Một số quỹ th&iacute;ch ứng quốc tế v&agrave; c&aacute;c nh&agrave; t&agrave;i trợ song phương đ&atilde; nỗ lực l&agrave;m r&otilde; định nghĩa về th&iacute;ch ứng với BĐKH, thiết lập c&aacute;c chỉ số để tiếp cận hỗ trợ th&iacute;ch ứng với BĐKH, v&agrave; ph&acirc;n biệt hỗ trợ n&agrave;y với t&agrave;i trợ ph&aacute;t triển. Tuy nhi&ecirc;n, qu&aacute; tr&igrave;nh n&agrave;y c&oacute; thể kh&ocirc;ng được đo lường dễ d&agrave;ng như c&aacute;c hoạt động tăng cường khả năng th&iacute;ch ứng dựa tr&ecirc;n quan điểm của ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội th&ocirc;ng thường. Trong một số lĩnh vực, c&oacute; thể đo đạc v&agrave; ph&acirc;n biệt được gi&aacute; trị tăng th&ecirc;m khi thực hiện c&aacute;c h&agrave;nh động th&iacute;ch ứng v&agrave;o c&aacute;c hoạt động ph&aacute;t triển th&ocirc;ng thường, th&iacute; dụ như c&aacute;c dự &aacute;n trong ng&agrave;nh n&ocirc;ng nghiệp. Tuy nhi&ecirc;n, việc x&aacute;c định ranh giới v&agrave; những gi&aacute; trị tăng th&ecirc;m khi thực hiện c&aacute;c h&agrave;nh động th&iacute;ch ứng l&agrave; rất kh&oacute; trong một số lĩnh vực, th&iacute; dụ như lĩnh vực li&ecirc;n quan đến t&agrave;i nguy&ecirc;n nước, vệ sinh v&agrave; m&ocirc;i trường&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">Th&ecirc;m v&agrave;o đ&oacute;, một trong những th&aacute;ch thức lớn nhất trong việc thực hiện th&iacute;ch ứng với BĐKH l&agrave; t&iacute;nh kh&ocirc;ng chắc chắn trong c&aacute;c kịch bản BĐKH, những t&aacute;c động c&oacute; t&iacute;nh l&acirc;u d&agrave;i v&agrave; kh&ocirc;ng thể lường trước của BĐKH.</p> <p style="text-align: justify;">V&igrave; vậy, th&iacute;ch ứng với BĐKH n&ecirc;n được xem như một qu&aacute; tr&igrave;nh. N&oacute; kh&ocirc;ng phải l&agrave; một ch&iacute;nh s&aacute;ch hoặc dự &aacute;n, m&agrave; l&agrave; mối li&ecirc;n hệ giữa c&aacute;c h&agrave;nh động về tăng cường khả năng th&iacute;ch ứng v&agrave; chuyển đổi tr&ecirc;n nhiều cấp độ, lĩnh vực v&agrave; đối tượng. C&aacute;c nhiệm vụ/dự &aacute;n th&iacute;ch ứng n&ecirc;n hướng tới việc giải quyết c&aacute;c nguy&ecirc;n nh&acirc;n cơ bản của t&igrave;nh trạng dễ bị tổn thương. Do vậy, kh&ocirc;ng cần thiết phải ph&acirc;n biệt giữa th&iacute;ch ứng v&agrave; ph&aacute;t triển m&agrave; cần xem x&eacute;t liệu hoạt động được đề xuất c&oacute; thể giải quyết t&igrave;nh trạng dễ bị tổn thương hay kh&ocirc;ng.</p> <p style="text-align: justify;">C&aacute;c nỗ lực th&iacute;ch ứng sẽ tập trung v&agrave;o sự thay đổi c&aacute;c qu&aacute; tr&igrave;nh cũng như những yếu tố g&acirc;y ra t&iacute;nh dễ bị tổn thương. C&aacute;c vấn đề ngh&egrave;o đ&oacute;i, giới, sinh kế, khả năng tiếp cận th&ocirc;ng tin v&agrave; cơ sở hạ tầng cũng cần được xem x&eacute;t v&agrave; giải quyết. Kết quả l&agrave; c&aacute;c nỗ lực về tăng cường cơ hội học hỏi, trao quyền l&atilde;nh đạo v&agrave; hợp t&aacute;c giữa c&aacute;c ng&agrave;nh v&agrave; tổ chức sẽ được triển khai, th&uacute;c đẩy tiếp cận chuyển đổi thay v&igrave; chỉ tập trung v&agrave;o điều chỉnh v&agrave; gia tăng khả năng th&iacute;ch ứng để duy tr&igrave; hệ thống.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>PV: Thưa Gi&aacute;o sư, Việt Nam được biết l&agrave; một trong những quốc gia chịu nhiều t&aacute;c động của BĐKH nhất tr&ecirc;n thế giới v&agrave; cũng đ&atilde; triển khai nhiều hoạt động th&iacute;ch ứng. Vậy với những t&aacute;c động từ từ, diễn biến chậm l&ecirc;n tới h&agrave;ng chục năm, l&agrave;m thế n&agrave;o để x&aacute;c định c&aacute;c h&agrave;nh động th&iacute;ch ứng ph&ugrave; hợp v&agrave; tạo động lực cho ch&iacute;nh quyền, nh&acirc;n d&acirc;n triển khai?</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>GS. Trần Thục: </strong></p> <p style="text-align: justify;">Th&iacute;ch ứng với BĐKH ở Việt Nam n&ecirc;n được dựa tr&ecirc;n quan điểm: Th&iacute;ch ứng với BĐKH l&agrave; một qu&aacute; tr&igrave;nh; l&agrave; kết quả của nhiều hoạt động được phối hợp từ c&aacute;c cấp, c&aacute;c lĩnh vực v&agrave; c&aacute;c đối tượng; c&aacute;c khoản đầu tư cho th&iacute;ch ứng l&agrave; đầu tư v&agrave;o sự ph&aacute;t triển. C&aacute;c nhiệm vụ th&iacute;ch ứng cần được xem x&eacute;t l&agrave; những h&agrave;nh động kh&ocirc;ng hối tiếc, l&agrave; sự kết hợp h&agrave;i h&ograve;a của c&aacute;c h&agrave;nh động ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội th&ocirc;ng thường v&agrave; c&aacute;c h&agrave;nh động nhằm n&acirc;ng cao khả năng th&iacute;ch ứng v&agrave; giảm t&iacute;nh dễ bị tổn thương ph&ugrave; hợp với bối cảnh trong nước v&agrave; quốc tế.</p> <p style="text-align: justify;">C&aacute;c h&agrave;nh động th&iacute;ch ứng với BĐKH cần hướng đến c&aacute;c mục ti&ecirc;u th&iacute;ch ứng trong Kế hoạch th&iacute;ch ứng quốc gia của Việt Nam, giảm thiểu t&iacute;nh dễ bị tổn thương v&agrave; rủi ro trước những t&aacute;c động của BĐKH th&ocirc;ng qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực th&iacute;ch ứng của cộng đồng, c&aacute;c th&agrave;nh phần kinh tế v&agrave; hệ sinh th&aacute;i; th&uacute;c đẩy việc lồng gh&eacute;p th&iacute;ch ứng với BĐKH v&agrave;o hệ thống chiến lược, quy hoạch.</p> <p style="text-align: justify;">C&aacute;c mục ti&ecirc;u cụ thể bao gồm: (1) N&acirc;ng cao hiệu quả th&iacute;ch ứng với BĐKH th&ocirc;ng qua việc tăng cường c&ocirc;ng t&aacute;c quản l&yacute; Nh&agrave; nước về BĐKH, trong đ&oacute; c&oacute; hoạt động th&iacute;ch ứng với BĐKH, th&uacute;c đẩy việc lồng gh&eacute;p th&iacute;ch ứng với BĐKH v&agrave;o hệ thống chiến lược, quy hoạch; (2) Tăng cường khả năng chống chịu v&agrave; n&acirc;ng cao năng lực th&iacute;ch ứng của cộng đồng, c&aacute;c th&agrave;nh phần kinh tế v&agrave; hệ sinh th&aacute;i th&ocirc;ng qua việc đầu tư cho c&aacute;c h&agrave;nh động th&iacute;ch ứng, khoa học v&agrave; c&ocirc;ng nghệ, n&acirc;ng cao nhận thức để sẵn s&agrave;ng điều chỉnh trước những thay đổi của kh&iacute; hậu; (3) Giảm nhẹ rủi ro thi&ecirc;n tai v&agrave; giảm thiểu thiệt hại, sẵn s&agrave;ng ứng ph&oacute; với thi&ecirc;n tai v&agrave; kh&iacute; hậu cực đoan gia tăng do BĐKH.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>PV: Dịch bệnh Covid-19 đ&atilde; l&agrave;m đứt g&atilde;y nhiều ng&agrave;nh kinh tế v&agrave; &iacute;t nhiều cản trở mục ti&ecirc;u ứng ph&oacute; BĐKH của Việt Nam. Dưới g&oacute;c độ chuy&ecirc;n gia, &ocirc;ng c&oacute; nhận x&eacute;t v&agrave; đề xuất g&igrave; để Việt Nam c&oacute; thể đạt được mục ti&ecirc;u giảm ph&aacute;t thải như mong muốn trong thời gian tới?</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>GS. Trần Thục: </strong></p> <p style="text-align: justify;">Dịch bệnh Covid-19 đ&atilde; c&oacute; những ảnh hưởng lớn đến c&ocirc;ng t&aacute;c ứng ph&oacute; với BĐKH của Việt Nam. Việc tập trung nguồn lực ứng ph&oacute; với Covid-19 đ&atilde; l&agrave;m giảm nguồn lực (cả về kinh tế v&agrave; con người) cho hoạt động th&iacute;ch ứng với BĐKH. Dịch bệnh cũng c&oacute; thể ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm nhẹ ph&aacute;t thải kh&iacute; nh&agrave; k&iacute;nh.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhi&ecirc;n, d&ugrave; phải d&agrave;nh nguồn lực để đối ph&oacute; với Covid-19, c&aacute;c nỗ lực ứng ph&oacute; với BĐKH vẫn theo lộ tr&igrave;nh đ&atilde; được x&aacute;c định trong Luật Bảo vệ m&ocirc;i trường 2020. Bộ TN&amp;MT đang x&acirc;y dựng Dự thảo Nghị định giảm nhẹ ph&aacute;t thải kh&iacute; nh&agrave; k&iacute;nh v&agrave; bảo vệ tầng &ocirc;-d&ocirc;n; Dự thảo quyết định về Hệ thống gi&aacute;m s&aacute;t v&agrave; đ&aacute;nh gi&aacute; hoạt động th&iacute;ch ứng với BĐKH quốc gia; Dự thảo Danh mục lĩnh vực, cơ sở ph&aacute;t thải kh&iacute; nh&agrave; k&iacute;nh phải thực hiện kiểm k&ecirc; kh&iacute; nh&agrave; k&iacute;nh.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện tại, Bộ TN&amp;MT đang x&acirc;y dựng Dự thảo Chiến lược quốc gia về BĐKH với 2 mục ti&ecirc;u ch&iacute;nh l&agrave; th&iacute;ch ứng với BĐKH v&agrave; giảm nhẹ ph&aacute;t thải kh&iacute; nh&agrave; k&iacute;nh c&ugrave;ng với kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>PV: Tr&acirc;n trọng cảm ơn Gi&aacute;o sư!</em></strong></p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/thich-ung-bien-doi-khi-hau-la-hanh-dong-khong-hoi-tiec-d688630.html