| Hotline: 0983.970.780

Thứ bảy 10/05/2025 - 02:16

Dân tộc thiểu số

Sơn La: Hiệu quả từ mô hình xử lý nước thải sơ chế cà phê hộ gia đình cho đồng bào DTTS

Thứ Hai 18/10/2021 - 22:42

(TN&MT) - Để xử lý nước thải trong hoạt động sơ chế cà phê quả tươi đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, từ niên vụ 2020 - 2021, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã thực hiện thí điểm mô hình xử lý nước thải tại hộ gia đình ông Lò Văn Nghĩa, bản Phiêng Quài, xã Chiềng Ban.

<p style="text-align: justify;">Những năm gần đ&acirc;y, việc &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường do hoạt động sơ chế, chế biến c&agrave; ph&ecirc; lu&ocirc;n l&agrave; vấn đề nhức nhối tại tỉnh Sơn La. Tại huyện Mai Sơn, với diện t&iacute;ch trồng c&agrave; ph&ecirc; khoảng tr&ecirc;n 6.000ha, sản lượng quả c&agrave; ph&ecirc; tươi h&agrave;ng năm l&agrave; rất lớn. D&ugrave; tr&ecirc;n địa b&agrave;n huyện c&oacute; 2 nh&agrave; m&aacute;y sơ chế c&agrave; ph&ecirc; đủ điều kiện về m&ocirc;i trường thực hiện thu mua, sơ chế, nhưng vẫn chưa đủ c&ocirc;ng suất để đ&aacute;p ứng nhu cầu của nh&acirc;n d&acirc;n. Do đ&oacute;, c&ograve;n t&igrave;nh trạng c&aacute;c hộ sơ chế c&agrave; ph&ecirc; nhỏ lẻ, kh&ocirc;ng c&oacute; hệ thống xử l&yacute; nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật v&agrave; xả thải trực tiếp g&acirc;y &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/10/18/a1-8-.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Để thực hiện m&ocirc; h&igrave;nh, hộ sơ chế L&ograve; Văn Nghĩa đ&atilde; bố tr&iacute; 2.500m2 đất x&acirc;y dựng khu vực hệ thống xử l&yacute; nước thải.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Trong khi, địa h&igrave;nh địa chất huyện Mai Sơn rất phức tạp, nhiều hệ thống hang Karst n&ecirc;n việc x&aacute;c định chủ thể g&acirc;y &ocirc; nhiễm nguồn nước dưới đất gặp nhiều kh&oacute; khăn, kh&oacute; giải quyết dứt điểm, g&acirc;y bức x&uacute;c cho nh&acirc;n d&acirc;n. Để xử l&yacute; chất thải sơ chế c&agrave; ph&ecirc; quả tươi, đ&ograve;i hỏi kinh ph&iacute; lớn, trong khi c&aacute;c hộ phần lớn l&agrave; n&ocirc;ng d&acirc;n, thu nhập chủ yếu dựa v&agrave;o m&ugrave;a vụ c&agrave; ph&ecirc;.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Phạm Duy H&ugrave;ng, Ph&oacute; trưởng ph&ograve;ng TN&amp;MT huyện Mai Sơn cho biết: Trước thực trạng đ&oacute;, từ năm 2020, Ph&ograve;ng TN&amp;MT đ&atilde; tham mưu cho UBND huyện lựa chọn 1 hộ gia đ&igrave;nh tại x&atilde; Chiềng Ban để x&acirc;y dựng hệ thống xử l&yacute; nước thải trong hoạt động sơ chế c&agrave; ph&ecirc; quả tươi quy m&ocirc; n&ocirc;ng hộ.</p> <p style="text-align: justify;">Tổng kinh ph&iacute; thực hiện m&ocirc; h&igrave;nh hơn 213 triệu đồng, trong đ&oacute;, vốn do nh&acirc;n d&acirc;n bỏ ra khoảng 87 triệu đồng. Thực hiện theo h&igrave;nh thức nh&agrave; nước hỗ trợ kinh ph&iacute; mua vật liệu l&oacute;t chống thấm (bạt HDPE), c&aacute;c hạng mục c&ograve;n lại theo m&ocirc; h&igrave;nh hộ gia đ&igrave;nh thực hiện.</p> <p style="text-align: justify;">Việc xử l&yacute; nước thải sơ chế c&agrave; ph&ecirc; được &aacute;p dụng đ&uacute;ng theo hướng dẫn tại C&ocirc;ng văn số 204/HD-STNMT ng&agrave;y 4/7/2019 của Sở TN&amp;MT Sơn La về quy tr&igrave;nh ủ vỏ c&agrave; ph&ecirc; l&agrave;m ph&acirc;n hữu cơ v&agrave; xử l&yacute; nước thải sơ chế c&agrave; ph&ecirc; theo hướng t&aacute;i sử dụng chất thải với cơ sở sơ chế c&agrave; ph&ecirc; quy m&ocirc; hộ gia đ&igrave;nh.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/10/18/a2-1-.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Trong qu&aacute; tr&igrave;nh triển khai thi c&ocirc;ng m&ocirc; h&igrave;nh, huyện Mai Sơn đ&atilde; thường xuy&ecirc;n kiểm tra, gi&aacute;m s&aacute;t, hướng dẫn hộ sơ chế đảm bảo đ&uacute;ng quy tr&igrave;nh, quy định.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Qu&aacute; tr&igrave;nh xử l&yacute; nước thải gồm c&aacute;c bước: Nước thải c&agrave; ph&ecirc; được dẫn về bể t&aacute;ch vỏ, bổ sung v&ocirc;i bột để điều chỉnh độ axit của nước thải, thời gian lưu tại bể t&aacute;ch vỏ l&agrave; 1 ng&agrave;y. Tiếp đ&oacute;, nước thải được dẫn sang bể kỵ kh&iacute; (biogas), thể t&iacute;ch bể kỵ kh&iacute; đảm bảo chứa nước thải sản xuất trong thời gian tối thiểu 24 ng&agrave;y, sử dụng th&ecirc;m men vi sinh để l&agrave;m giảm nồng độ c&aacute;c chất &ocirc; nhiễm; bể hiếu kh&iacute;, v&agrave; hồ lưu giữ nước thải c&oacute; thể t&iacute;ch đảm bảo chứa được hết lượng nước thải ph&aacute;t sinh trong thời gian hơn 1 m&ugrave;a vụ sản xuất của cơ sở. Hộ gia đ&igrave;nh được lựa chọn hỗ trợ x&acirc;y dựng th&iacute; điểm bảo đảm đủ diện t&iacute;ch đất để x&acirc;y dựng hệ thống nước thải.</p> <p style="text-align: justify;">L&agrave; hộ gia đ&igrave;nh được lựa chọn triển khai m&ocirc; h&igrave;nh, &ocirc;ng L&ograve; Văn Nghĩa, bản Phi&ecirc;ng Kho&agrave;i, x&atilde; Chiềng Ban cho biết: T&ocirc;i triển khai thi c&ocirc;ng m&ocirc; h&igrave;nh từ đầu th&aacute;ng 9/2020, đến nay đ&atilde; ho&agrave;n th&agrave;nh v&agrave; đi v&agrave;o vận h&agrave;nh hơn 1 năm. M&ocirc; h&igrave;nh n&agrave;y đ&aacute;p ứng c&ocirc;ng suất 1.000 tấn quả tươi/vụ, năm trước t&ocirc;i chỉ sơ chế khoảng 400-500 tấn quả tươi/vụ. Năm nay th&igrave; sơ chế khoảng 800 tấn quả c&agrave; ph&ecirc; của gia đ&igrave;nh v&agrave; thu mua cho người d&acirc;n nơi kh&aacute;c về.</p> <p style="text-align: justify;">&ldquo;Trước đ&acirc;y, để xử l&yacute; nước thải c&agrave; ph&ecirc;, t&ocirc;i chỉ đ&agrave;o c&aacute;c hồ chứa v&agrave; l&oacute;t bạt, ảnh hưởng về m&ugrave;i v&agrave; nguy cơ &ocirc; nhiễm l&agrave; c&oacute;. Nhưng từ ni&ecirc;n vụ năm ngo&aacute;i, kh&ocirc;ng c&ograve;n hiện tượng &ocirc; nhiễm về m&ugrave;i v&agrave; nước thải, cho thấy m&ocirc; h&igrave;nh đ&atilde; cho hiệu quả rất t&iacute;ch cực. Kh&ocirc;ng chỉ thế, t&ocirc;i c&ograve;n c&oacute; thể t&aacute;i sử dụng nước thải để tưới c&acirc;y, giảm chi ph&iacute; mua ph&acirc;n b&oacute;n, lại rất tiết kiệm nước. Nếu như trước, sơ chế 1 tấn quả c&agrave; ph&ecirc; tươi mất 3m3 nước th&igrave; nay chỉ cần 0,7m3. C&aacute;c hộ sơ chế kh&aacute;c tr&ecirc;n địa b&agrave;n cũng đang theo d&otilde;i hiệu quả m&ocirc; h&igrave;nh n&agrave;y v&agrave; mong muốn được huyện hỗ trợ để triển khai&rdquo; &ndash; &ocirc;ng L&ograve; Văn Nghĩa chia sẻ.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/10/18/a3-2-.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Qua hơn 1 năm vận h&agrave;nh, m&ocirc; h&igrave;nh th&iacute; điểm xử l&yacute; nước thải sơ chế c&agrave; ph&ecirc; đ&atilde; cho thấy hiệu quả r&otilde; n&eacute;t.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">B&agrave; L&ograve; Thị Hoa, người d&acirc;n sinh sống cạnh cơ sở cũng rất phấn khởi, bởi từ ni&ecirc;n vụ c&agrave; ph&ecirc; 2020-2021, người d&acirc;n quanh khu vực kh&ocirc;ng c&ograve;n bị ảnh hưởng do &ocirc; nhiễm c&agrave; ph&ecirc;. &ldquo;Mọi năm khu vực n&agrave;y m&ugrave;i nước thải c&agrave; ph&ecirc; lắm, nhưng từ năm 2020 tới nay th&igrave; l&agrave;m chuẩn hơn nhiều rồi, kh&ocirc;ng bị &ocirc; nhiễm nữa&rdquo; &ndash; b&agrave; Hoa n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;">Được biết, huyện Mai Sơn đang tiếp tục theo d&otilde;i, đ&aacute;nh gi&aacute; hiệu quả m&ocirc; h&igrave;nh th&iacute; điểm về xử l&yacute; nước thải trong hoạt động sơ chế c&agrave; ph&ecirc; tươi, để từ đ&oacute;, đề xuất nh&acirc;n rộng m&ocirc; h&igrave;nh trong thời gian tiếp theo, đảm bảo khắc phục t&igrave;nh trạng &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường do hoạt động sơ chế, chế biến c&agrave; ph&ecirc; tr&ecirc;n địa b&agrave;n huyện.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/son-la-hieu-qua-tu-mo-hinh-xu-ly-nuoc-thai-so-che-ca-phe-ho-gia-dinh-cho-dong-bao-dtts-d690465.html