
Viện Quy hoạch Thủy lợi – 'Điểm tựa' cho an ninh nguồn nước
Trước những áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước, Viện Quy hoạch Thủy lợi vẫn đang vững vàng là 'điểm tựa' trong chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia.
Xuân Hào - Quỳnh Anh | 11:58 19/07/2025
Viện Quy hoạch Thủy lợi – Điểm tựa cho an ninh nguồn nước
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, Việt Nam ta là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng mưa trung bình hằng năm khá lớn và tổng lượng nước mặt ước đạt khoảng 830-840 tỷ m³/năm, trong đó khoảng 40% là nước nội sinh. Thế nhưng, việc quản lý tài nguyên nước hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, gia tăng nhu cầu sử dụng và ô nhiễm môi trường. Trước những tác động đó, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Và trong bức tranh ấy, Viện Quy hoạch Thủy lợi – một đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực này đang lặng thầm đóng góp những nỗ lực to lớn để giữ gìn và phát triển bền vững nguồn nước cho hiện tại và tương lai.
MC 2:
Trong hành trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, Viện Quy hoạch Thủy lợi không chỉ là nơi tập trung các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực này mà còn là đơn vị chủ lực trong xây dựng các chiến lược, quy hoạch và giải pháp kỹ thuật phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước, phòng chống thiên tai và phát triển hạ tầng thủy lợi. Thời gian qua, Viện đã hoàn thành hiệu quả công tác hỗ trợ quản lý Nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường – cùng các cơ quan trực thuộc như Cục Thủy lợi, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai.
Chỉ riêng năm 2024, Viện đã hoàn thành hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng như hỗ trợ công tác phân giới cắm mốc khu vực biên giới Tây Nguyên, tham gia điều phối Văn phòng Ban quản lý quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng – Thái Bình, và trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại nhiều tỉnh, thành.
Hoạt động của Viện Quy hoạch Thủy lợi trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ xây dựng các quy hoạch tổng thể và chi tiết cho hệ thống thủy lợi quốc gia, đến nghiên cứu khoa học và phát triển các ứng dụng công nghệ mới trong quản lý và khai thác tài nguyên nước. Viện cũng thường xuyên tổ chức điều tra cơ bản về chất lượng, trữ lượng nước mặt, nước ngầm và tư vấn kỹ thuật giúp các địa phương ứng phó với thiên tai như lũ lụt, hạn hán.
Một số quy hoạch tiêu biểu được Viện thực hiện gần đây có thể kể đến như Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng – Thái Bình giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cả, hay các hợp phần thủy lợi và phòng chống thiên tai trong quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh đó, Viện còn đảm nhiệm việc tư vấn xây dựng và điều hành kế hoạch lấy nước cho vụ Đông Xuân ở Đồng bằng sông Hồng, các nhiệm vụ điều tra thực trạng cấp nước cho cây công nghiệp và nông nghiệp hữu cơ tại Tây Nguyên cũng đã được triển khai bài bản, mang lại hiệu quả tích cực. Công tác dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước cho các vùng miền trên cả nước cũng được triển khai chính xác, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Trong mùa mưa bão, các cán bộ của Viện không chỉ trực tiếp tham gia hoạt động tính toán, dự báo lũ, mà còn xuống thực địa tại 15 tỉnh để hỗ trợ công tác phòng chống thiên tai, đưa ra khuyến nghị kịp thời cho Bộ và các cơ quan chức năng.
Đặc biệt, cùng với quá trình chuyên môn hóa và chuẩn hóa, Viện Quy hoạch Thủy lợi cũng không ngừng đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, khai thác dữ liệu lớn và các mô hình dự báo tiên tiến. Anh Bùi Thế Văn – cán bộ Phòng Quy hoạch Thủy lợi – cho biết:

Băng
MC 2:
Có thể thấy, Viện Quy hoạch Thủy lợi – với bề dày hơn 60 năm xây dựng và phát triển đã không ngừng lớn mạnh cùng đất nước, đồng hành bền bỉ cùng ngành thủy lợi quốc gia. Những thành công hôm nay là kết tinh của sự cống hiến thầm lặng và bền bỉ từ bao thế hệ nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ và người lao động của Viện.
Gắn mình với một lĩnh vực đặc thù nhưng giữ vai trò then chốt đối với sự phát triển và an ninh của đất nước, đội ngũ cán bộ trẻ của Viện đang tiếp nối truyền thống ấy bằng tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào và khát vọng đổi mới. Với họ, thủy lợi không chỉ là nghề, mà còn là lý tưởng, là niềm tin vào những giá trị bền vững.
Những kỹ sư và nhà nghiên cứu trẻ hôm nay đang từng bước làm chủ công nghệ, tiếp cận các phương pháp quy hoạch hiện đại và mang đến cho ngành thủy lợi một nguồn sinh khí mới – sáng tạo hơn, nhạy bén hơn và linh hoạt hơn trước những biến động khó lường của khí hậu và môi trường.
Anh Nguyễn Duy Quang – một cán bộ trẻ đang công tác tại Viện chia sẻ rằng, hành trình gắn bó với công việc nghiên cứu và bảo vệ nguồn nước không chỉ là trải nghiệm chuyên môn quý báu, mà còn giúp anh thấu hiểu sâu sắc giá trị của từng dòng sông, từng công trình, từng vùng đất khô hạn đang mong mỏi dòng nước tưới. Với anh, mỗi bản đồ quy hoạch, mỗi lần khảo sát thực địa không đơn thuần là những con số hay dữ liệu, mà còn là trách nhiệm với cộng đồng, là sự tin tưởng của người dân được gửi gắm trong từng dòng nước được bảo vệ và khai thác một cách bền vững.
Băng
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, trước những áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước, Viện Quy hoạch Thủy lợi vẫn đang vững vàng là điểm tựa trong chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia. Bằng kiến thức, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm, các thế hệ cán bộ của Viện đang góp phần viết nên những giải pháp bền vững cho tương lai nguồn nước Việt Nam – giữ mãi dòng chảy của sự sống và phát triển.
MC 1:
Thưa quý vị ngoài những ghi nhận từ thực tế hoạt động, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi với ông Đào Ngọc Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi – để hiểu rõ hơn về vai trò của Viện trong ngành thủy lợi quốc gia, những thành tựu nổi bật trong thời gian qua cũng như là định hướng phát triển trong bối cảnh mới, khi nhu cầu bảo vệ và khai thác bền vững nguồn nước ngày càng trở nên cấp thiết. Mời quý vị cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Xuân Hào và Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Đào Ngọc Tuấn
Câu hỏi đối thoại:
- Xin ông chia sẻ khái quát vai trò của Viện Quy hoạch Thủy lợi trong hệ thống ngành thủy lợi và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay?
- Viện đã có những kết quả nghiên cứu hoặc công nghệ mới nào nổi bật gần đây trong quản lý tài nguyên nước hoặc phòng chống thiên tai?
- Ngoài phối hợp với các địa phương và đơn vị liên quan trong nước, Viện đã và đang triển khai những chương trình hợp tác quốc tế nào? Vai trò của các hoạt động này ra sao? Và định hướng của Viện trong thời gian tới với lĩnh vực này là gì?
MC 1:
Bây giờ, mời quý vị cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi:
Thưa quý vị và bà con, Thời gian gần đây, trên tuyến kênh Vách Bắc thuộc xã Đông Thành, tỉnh Nghệ An nhiều hộ dân lợi dụng giai đoạn xã chuẩn bị cho việc sáp nhập đã ồ ạt xây nhà trái phép. Trên đoạn kênh này, hiện đã có đến khoảng 200 căn nhà trái phép, chưa kể có những căn đang được rốt ráo hoàn thiện. Tất cả những công trình này đều nằm hoàn toàn trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, bị cấm xây dựng theo quy định của pháp luật. Để ngăn chặn người dân xây nhà trái phép, chính quyền xã Đông Thành đã lập 2 tổ gồm công an, công chức xã giao 2 phó chủ tịch xã chỉ huy. Các tổ này thay nhau trực suốt ngày đêm, mỗi ca 4 - 5 người, canh gác tại các vị trí người dân đã xây móng nhà và những điểm đang có nguy cơ tiếp tục xây nhà trái phép.
MC 2:
Hiện toàn tỉnh Điện Biên có 199 công trình cấp nước đã hư hỏng, hết niên hạn sử dụng nhưng chưa được thực hiện các thủ tục thanh lý. Ngoài ra, 237 công trình hoạt động kém hiệu quả, chưa được bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp. Nhiều công trình cấp nước sạch nông thôn chưa phát huy hết công suất thiết kế, doanh thu từ dịch vụ thấp, việc mở rộng đối tượng sử dụng gặp khó khăn. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chuẩn vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế. Hoạt động của một số tổ quản lý cấp nước ở các thôn, bản chưa hiệu quả, thiếu trách nhiệm, thậm chí có nơi tự giải thể...
MC 1
Qua tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội tỉnh vào chiều 8/7 vừa qua, có 20 hộ dân ở khu vực xóm Đồng Gốc xã Nam Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng quan tâm giải quyết tình trạng khó khăn về điện, nước sinh hoạt. Ngay trong chiều 9-7, UBND xã Nam Cam Ranh đã phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát tình hình cung cấp, sử dụng điện tại khu dân cư xóm Đồng Gốc. Sau khi nắm bắt cụ thể, UBND xã Nam Cam Ranh sẽ có kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa để xem xét việc đầu tư, đưa điện về khu vực này nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Ngoài ra, UBND xã cũng đã khảo sát nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân nơi đây và sẽ làm việc với đơn vị cấp nước để tìm phương án cấp nước sinh hoạt cho người dân.
MC 2:
Thời gian qua, nhờ sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương và nỗ lực của địa phương, các công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh An Giang đã được đầu tư xây dựng, từng bước khép kín toàn bộ hệ thống. Hiện nay, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh gồm 4.035 cống, 6.314 tuyến kênh, với tổng chiều dài 18.343km, 33 hồ chứa, 2.802 trạm bơm, 3.128 bờ bao và đê bao, với chiều dài hơn 8.800km, cùng 234 công trình kè dài 87,84km. Ngoài ra, An Giang còn có 133km đê biển ven biển Tây, 22,7km đê cấp III vùng đông kênh Bảy Xã, 32km đê bao Ô Môn - Xà No, 35,87km đê cửa sông, 128,63km đê sông và hàng trăm km đê chuyên dụng. Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả trong việc kiểm soát nguồn nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
MC 1
Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm đầu tư hệ thống các công trình nước sinh hoạt ở các xã vùng cao, nhằm cung cấp nước hợp vệ sinh, đáp ứng các nhu cầu bức thiết của người dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để công trình nước sinh hoạt phát huy hiệu quả lâu dài, các địa phương đã ban hành quy chế hướng dẫn người dân quản lý, bảo vệ, vận hành công trình nước sạch và hướng dẫn cụ thể quy trình duy tu, sửa chữa, nhằm đảm bảo cho công trình hoạt động ổn định và lâu dài. Các công trình nước sinh hoạt đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, góp phần giảm tình trạng người dân mắc bệnh do sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống người dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình “nguồn nước xanh” của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Viện Quy hoạch Thủy lợi – 'Điểm tựa' cho an ninh nguồn nước
Trước những áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước, Viện Quy hoạch Thủy lợi vẫn đang vững vàng là 'điểm tựa' trong chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia.
Xuân Hào - Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Khi đời sống kinh tế của người dân được nâng lên, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt hơn, những cánh rừng đầu nguồn đã giữ được màu xanh.
Trong những dòng kênh thủy lợi, thay vì dòng nước trong xanh là những túi ni lông đựng đầy rác sinh hoạt, chai nhựa, xác động vật chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước.