Chương trình 1719 - lan tỏa sinh kế bền vững

Từ các công trình hạ tầng nông thôn, đến những chính sách hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp đã từng bước giúp bà con các dân tộc phát triển kinh tế.

Đào Thanh  | 16:48 16/05/2025

Chương trình 1719 - lan tỏa sinh kế bền vững

Tự động

Chương trình 1719 - lan tỏa sinh kế bền vững

Tuyên Quang là địa phương có tới 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định 1719 của Chính phủ đã mang đến luồng sinh khí mới. Từ các công trình hạ tầng nông thôn, đến những chính sách hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp đã từng bước giúp bà con các dân tộc nâng cao nhận thức, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Sau đây là ghi nhận của phóng viên Nông nghiệp Radio.

MC2: Xã Sinh Long, nơi vùng lõm khó khăn của huyện Na Hang, có hơn 700 hộ dân, thì hơn 500 hộ là hộ nghèo. Trước đây, bà con chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp, giao thông cách trở, đời sống thiếu thốn trăm bề. Thế nhưng, nhờ các nguồn lực đầu tư từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, những thay đổi rõ rệt đã dần hiện diện ở từng bản làng, nếp nhà nơi đây.

Các con đường lầy lội trước kia, mùa mưa là cô lập, mùa khô thì bụi mù, nay đã được bê tông hóa. Việc vận chuyển nông sản, gia súc trở nên thuận lợi. Song song với đó, người dân được hỗ trợ cây giống, con giống, được tập huấn kỹ thuật để chuyển đổi sinh kế.

 Ông Hoàng Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Sinh Long, huyện Na Hang, cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp bà con có đường đi lại thuận lợi, có mô hình để làm ăn, có kiến thức để áp dụng. Nhờ đó nhiều hộ đã bắt đầu biết cách làm ăn, biết tích lũy và tự tin hơn trong cuộc sống…

Tự động

Chương trình 1719 - lan tỏa sinh kế bền vững

Từ các công trình hạ tầng nông thôn, đến những chính sách hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp đã từng bước giúp bà con các dân tộc phát triển kinh tế.

Đào Thanh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Tiền Giang
Chính sách

Khôi phục và phát triển bền vững hệ thống rừng ngập mặn nhằm bảo vệ an toàn đê biển, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Tiền Giang
Từ hỗ trợ tài chính đến 'tái thiết' nghề nghiệp
Chính sách

Trong bối cảnh thị trường lao động khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành chính sách quan trọng, không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn 'tái thiết' nghề nghiệp.

Từ hỗ trợ tài chính đến 'tái thiết' nghề nghiệp