Yên Bái ‘trảm’ lò đốt than gây ô nhiễm; Trám ‘lỗ hổng’ quản lý rác thải nhựa; Nhà thầu ở Nha Trang xin lỗi dân vì gây ô nhiễm.

Bản tin môi trường ngày 27/5/2025: Lò mổ ‘làm khổ’ môi trường
Lò mổ ‘làm khổ’ môi trường; Bến bãi không phép gây sức ép môi trường; Tây Ninh truy vết nguồn thải ô nhiễm dòng Vàm Cỏ Đông.
Nguyễn Hằng - Trần Văn | 11:13 27/05/2025
Bản tin môi trường ngày 27/5/2025: Lò mổ ‘làm khổ’ môi trường
Lead: Lò mổ ‘làm khổ’ môi trường; Bến bãi không phép gây sức ép môi trường; Tây Ninh truy vết nguồn thải ô nhiễm dòng Vàm Cỏ Đông.
STT Nội dung Voice Ghi chú
1 Nhạc hiệu 5s
2 Kính chào quý vị! Rất vui được đồng hành cùng quý vị trong Bản tin Môi trường ngày 27 tháng 5 của Báo Nông nghiệp và Môi trường. Trong bản tin hôm nay sẽ có một số thông tin đáng chú ý sau: Nam
3 Headline:
(Nữ) – Bến bãi không phép gây sức ép môi trường
(Nam) – Lò mổ ‘làm khổ’ môi trường
(Nữ) – Tây Ninh truy vết nguồn thải ô nhiễm dòng Vàm Cỏ Đông
(Nam) – Đồng Nai cao điểm trấn áp tội phạm môi trường
(Nữ) – Gấp rút xử lý rác thải gây ô nhiễm hồ cấp nước sinh hoạt ở Đà Lạt Nam Nữ
4

Bến bãi không phép gây sức ép môi trường
Thưa quý vị! Hiện nay, trên địa bàn thôn Tân Trào, xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đang tồn tại ít nhất 3 bến bãi tập kết vật liệu xây dựng hoạt động không phép, ngang nhiên lấn chiếm hành lang đê biển số 6, xâm phạm hành lang thoát lũ, gây sụt lún mặt đê, phá nát kết cấu hạ tầng bảo vệ đê điều, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân xung quanh.
Liên quan sự việc này UBND xã Nam Hưng vừa đưa ra khẳng định, 3 bến bãi tập kết, kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng liền nhau nói trên thuộc địa bàn thôn Tân Trào đã hết hạn thuê đất từ năm 2019 và xã Nam Hưng đã tiến hành thanh lý hợp đồng với các hộ này.
Trong đó có một bến bãi diện tích 1.906m2 do hộ kinh doanh Trần Văn Luận sử dụng, sát cạnh là bến bãi có diện tích 1.759,8m2 do hộ kinh doanh Phạm Văn Chương sử dụng, bến bãi còn lại là của hộ kinh doanh Phan Duy Hưng sử dụng.
Về phía Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Tiền Hải cho rằng, khu vực các bến bãi nói trên hiện nay đã nằm trong quy hoạch cảng thủy nội địa, hệ thống cây xanh phục vụ hoạt động của Khu công nghiệp Hưng Phú mới được động thổ khởi công xây dựng.
Thời gian tới, UBND huyện Tiền Hải sẽ chỉ đạo UBND xã Nam Hưng ra thông báo yêu cầu các hộ kinh doanh dừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thu dọn tài sản, tháo dỡ công trình, máy móc ra khỏi khu đất để bàn giao cho địa phương quản lý, giao đất cho nhà đầu tư.
Nữ
5
Lò mổ ‘làm khổ’ môi trường
Thưa quý vị! Ao, hồ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi trường mà còn tạo cảnh quan đô thị cho thành phố. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết ao hồ ở Hà Nội đang bị xâm lấn, đe dọa.
Đơn cử là trên địa bàn huyện Gia Lâm, nhiều năm qua, hệ thống ao hồ tại thôn Lã Côi, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội không chỉ là cảnh quan, là "lá phổi xanh" điều hòa không khí mà còn là một phần quan trọng của hệ sinh thái và đời sống văn hóa của người dân nơi đây.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số ao xung quanh làng Lã Côi đang ngày đêm phải "oằn mình" hứng chịu lượng lớn nước thải chưa qua xử lý, biến những mặt nước trong xanh thành những vũng tù đọng và bốc mùi hôi thối.
Theo phản ánh của người dân, tại một lò mổ lợn tại thôn Lã Côi (xã Yên Viên), hoạt động giết mổ lợn phát sinh lượng lớn nước thải chứa máu, lông, phân, nội tạng…Toàn bộ lượng nước thải này được xả thẳng ra ao nội đồng.
Bên cạnh đó, trong thôn có một số hộ nấu cỗ hoạt động theo mùa vụ, quy mô nhỏ, thường tận dụng hệ thống thoát nước chung hoặc xả trực tiếp ra môi trường. Việc xả thải bừa bãi từ các lò mổ lợn và hộ nấu cỗ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nước ô nhiễm làm chết cá và các loài thủy sinh.
Trước thực tế này, UBND xã Yên Viên (huyện Gia Lâm) cho biết, chính quyền xã cũng đã phối hợp với thôn Lã Côi vào tuyên truyền, yêu cầu các hộ gia đình nấu cỗ phải có các biện pháp xử lý ngay ở trong gia đình, không được xả hết tất cả ra ngoài ao làng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống của người dân.
Nam
6
Tây Ninh truy vết nguồn thải ô nhiễm dòng Vàm Cỏ Đông
Thưa quý vị! UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tây Ninh tăng cường công tác kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải xả thải vào lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.
Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh có thủy trình khoảng hơn 105km, không chỉ mang nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nông nghiệp mà còn có giá trị chiến lược trong phát triển kinh tế vùng
Theo ngành chức năng của tỉnh Tây Ninh, gần đây, sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm cục bộ, việc truy tìm nguyên nhân gây ô nhiễm là yêu cầu cấp thiết trong bảo vệ tài nguyên nước.
Từ cuối tháng tháng 4 đến nay, hàng trăm hộ dân sống ven sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua địa bàn các huyện Châu Thành, Gò Dầu và thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh liên tục phản ánh tình trạng nước sông chuyển sang màu đen, kèm theo mùi hôi bất thường.
Trước thực trạng này, UBND tỉnh Tây Ninh kiên quyết nếu phát hiện tình trạng tổ chức, cá nhân xả nước thải không đạt quy chuẩn theo quy định ra môi trường thì kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định.
Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các chủ nguồn thải có lưu lượng xả nước thải từ 500 m³/ngày/đêm trở lên thực hiện lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh để quản lý.
Nữ
7
Đồng Nai cao điểm trấn áp tội phạm môi trường
Thưa quý vị! Thông tin từ lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai, đơn vị này vừa cho biết, với đặc thù là địa phương có nhiều khu, cụm công nghiệp, lực lượng này đã đặt ra nhiều giải pháp ngăn chặn các vi phạm liên quan đến môi trường.
Đáng chú ý là Phòng Cảnh sát kinh tế đã chủ động phối hợp với công an các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, mở đợt cao điểm kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Quá trình rà soát, lực lượng trinh sát đã kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều cơ sở vi phạm liên quan đến môi trường.
Từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng công an đã phát hiện 16 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Các hành vi vi phạm phổ biến như: xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; xả khí thải có dấu hiệu vượt ngưỡng quy chuẩn; tiếp nhận, chuyển giao và vận chuyển chất thải nguy hại không đúng quy định.
Gần đây nhất là ngày 16/5, từ phản ánh của người dân, Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp với Sở Nông nghiệp và môi trường cùng các đơn vị liên quan xác minh, điều tra nguyên nhân nước thải ở suối Bà Lúa đoạn chảy qua phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa sủi bọt trắng xóa. Quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước thải, truy tìm nguồn thải quanh khu vực này.
Theo đó, lực lượng chức năng đã xác định được khu vực xả thải từ ống xả của một công ty trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2 đổ ra. Ngay sau đó, các lực lượng đã tiến hành xác minh để làm rõ nguồn thải này.
Nam
8 Gấp rút xử lý rác thải gây ô nhiễm hồ cấp nước sinh hoạt ở Đà Lạt
Liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt, thưa quý vị! Ngày 26/5, UBND huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng thông tin địa phương đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư và khai thác công trình công cộng huyện Lạc Dương phối hợp cùng các cơ quan chức năng thực hiện thu gom, xử lý rác thải tại khu vực hồ Đan Kia - Suối Vàng.
Theo UBND huyện Lạc Dương, sau khi có thông tin phản ánh về tình trạng rác thải gây ô nhiễm hồ Đan Kia - Suối Vàng, địa phương đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Lạc Dương phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra thực tế tại khu vực hồ.
Qua đó, lực lượng chức năng ghi nhận một số khu vực hồ xuất hiện lượng lớn rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp (bao bì thuốc bảo vệ thực vật). Rác thải này có nguồn gốc từ vùng sản xuất nông nghiệp ở địa bàn huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và do nước mưa cuốn trôi, đổ về hồ thời gian qua.
Theo UBND huyện Lạc Dương, hồ Đan Kia – Suối Vàng có diện tích 356ha, nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương.
Hồ Đan Kia – Suối Vàng cung cấp nguồn nước cho Nhà máy thủy điện Ankroet, phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và thành phố Đà Lạt.
Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã thu gom, xử lý tổng cộng 175 tấn rác thải phát sinh ở hồ Đan Kia – Suối Vàng. Nữ
9 Và thông tin vừa rồi cũng đã khép lại Bản tin Môi trường ngày 27 tháng 5. Cảm ơn quý vị đã quan tâm và đồng hành. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong bản tin ngày mai! Nam
Bản tin môi trường ngày 27/5/2025: Lò mổ ‘làm khổ’ môi trường
Lò mổ ‘làm khổ’ môi trường; Bến bãi không phép gây sức ép môi trường; Tây Ninh truy vết nguồn thải ô nhiễm dòng Vàm Cỏ Đông.
Nguyễn Hằng - Trần Văn
Các chương trình
Với đợt mưa lớn đang bao phủ diện rộng, bà con tại vùng núi phía Bắc cần đặc biệt cảnh giác trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.