Quốc hội vừa chứng thực Nghị quyết 216, kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026 đến hết ngày 31/12/2030.

Bản tin môi trường ngày 19/5/2025: Nước sông Đà-cơ hội cho ‘sông chết’ ở Hà Nội?
Nước sông Đà –cơ hội cho ‘sông chết’ ở Hà Nội?; Suối Phúc Tân ô nhiễm, 11 hộ chăn nuôi cam kết không xả thải; Ngột ngạt với khí thải xưởng gia công vải.
Nguyễn Hằng - Trần Văn | 11:42 19/05/2025
Bản tin môi trường ngày 19/5/2025: Nước sông Đà-cơ hội cho ‘sông chết’ ở Hà Nội?
Nước sông Đà – cơ hội cho ‘sông chết’ ở Hà Nội?; Suối Phúc Tân ô nhiễm, 11 hộ chăn nuôi cam kết không xả thải; Ngột ngạt với khí thải xưởng gia công vải.
1 Nhạc hiệu 5s
2 Chào mừng quý vị đến với Bản tin Môi trường ngày 19/5. Trong bản tin hôm nay sẽ có một số thông tin đáng chú ý sau: Nữ
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
(Nam) – Nhà khoa học hiến kế lấy nước sông Đà hồi sinh ‘sông chết’ ở Hà Nội
(Nữ) - Suối Phúc Tân ô nhiễm, 11 hộ chăn nuôi cam kết không xả thải
(Nam) - Người dân Tiền Giang hoang mang vì chất thải gia cầm
(Nữ) - Đồng Nai tổng rà soát, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
(Nam) - Ngột ngạt với khí thải xưởng gia công vải Nam
4 Nhà khoa học hiến kế lấy nước sông Đà hồi sinh ‘sông chết’ ở Hà Nội

nước sông Đà
Thưa quý vị! Trước thực trạng các dòng sông nội đô của Hà Nội đang ‘khắc khoải’ vì ô nhiễm, các nhà khoa học của Hội Cơ học Hà Nội vừa đưa ra giải pháp sử dụng nước sông Đà thay thế, tận dụng địa hình dốc từ huyện Ba Vì về Hà Nội, cung cấp nguồn tự chảy cho các con sông lớn của Thủ đô như: sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tô Lịch.
Cụ thể là lấy nguồn nước sông Đà qua cống Thuần Mỹ nằm trên bờ hữu sông Đà tại huyện Ba Vì, có khả năng lấy khoảng 100m3/s nước từ sông Đà đưa vào sông Tích, từ đó chảy tự nhiên về thị xã Sơn Tây.
Tại cống điều tiết Sơn Tây chuyển 40m3/s theo sông Tích về sông Bùi, còn 60m3/s theo đường trục quy hoạch Tây Thăng Long về đến sông Đáy xả 30m3/s, về đến sông Nhuệ xả 25m3/s, còn lại 5m3/s về sông Tô Lịch và Hồ Tây.
Hội Cơ học Hà Nội cho biết, nếu triển khai giải pháp trên có thể phải đầu tư khoảng 16.000 - 17.000 tỷ đồng, nhưng mang lại nhiều hiệu quả, như: các sông có dòng chảy tự nhiên bền vững; cải thiện môi trường; giao thông thủy phát triển; chủ động cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khoảng 70.000ha, tăng vụ, tăng năng suất, giảm chi phí tiền điện không phải bơm nước từ sông Hồng lên và không phải đầu tư công trình chống hạn. nước sông Đà
nước sông Đà
Suối Phúc Tân ô nhiễm, 11 hộ chăn nuôi cam kết không xả thải
Thưa quý vị! Cũng liên quan đến ô nhiễm môi trường nước, nhiều tháng nay, hàng trăm hộ gia đình ở 4 xóm dân cư dọc theo suối Phúc Tân, xã Phúc Tân, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên bị hành hạ, tra tấn bởi mùi hôi thối, xú uế từ chất thải chăn nuôi.
Trước thực tế này, UBND xã Phúc Tân vừa chủ trì cuộc làm việc giữa chủ các hộ chăn nuôi và đại diện những hộ dân chịu ảnh hưởng ô nhiễm để tìm phương án giải quyết dứt điểm.
Sau cuộc họp này, 11 hộ chăn nuôi dọc theo suối đã ký cam kết dừng ngay hoạt động xả thải ra lòng suối và triển khai các biện pháp khắc phục để quá trình chăn nuôi không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
UBND xã Phúc Tân cũng khẳng định rằng nếu các hộ này không đảm bảo điều kiện chăn nuôi cũng như không đáp ứng các yêu cầu về xử lý môi trường trong quá trình chăn nuôi theo quy định thì địa phương sẽ xử lý vi phạm hành chính, và biện pháp cao nhất là yêu cầu dừng hoạt động.
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
6 Người dân Tiền Giang hoang mang
vì chất thải gia cầm
Thưa quý vị! Hoạt động chăn nuôi đã và đang tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng quy mô của đàn vật nuôi là tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi.
Theo báo cáo mới đây, tỉnh Tiền Giang có đàn gia cầm hơn 17 triệu con, trong số đó, tại huyện Chợ Gạo có hơn 5 triệu con với các loại.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tại các xã Mỹ Tịnh An, Phú Kiết, Lương Hòa Lạc đàn gà ác nuôi tự phát, không ít người chăn nuôi chưa áp dụng các biện pháp xử lý mùi từ phân gà đúng quy định; tập kết phân gà ven đường, lén lút bỏ xác gà chết, phế phẩm gia cầm xuống kênh mương, làm phát sinh ruồi nhặng ảnh hưởng đến môi trường sống. Thực trạng này ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân ở vùng nông thôn và còn nguy cơ làm lây lan các loại dịch bệnh thường gặp ở đàn gia cầm.
ô nhiễm môi trường nước
Vì vậy, chính quyền địa phương cần nhanh chóng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động chăn nuôi gia cầm, có biện pháp hướng dẫn, xử lý kiên quyết các chủ trang trại chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường để góp phần ổn định và phát triển đàn vật nuôi theo hướng an toàn, bền vững.
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
7 Đồng Nai tổng rà soát, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Thưa quý vị! UBND tỉnh Đồng Nai vừa phát đi yêu cầu các đơn vị, sở, ngành và các địa phương thực hiện tổng rà soát, đấu tranh, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật và tham mưu giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường, thẩm định cấp giấy phép môi trường; phòng ngừa, ứng phó biến đổi khí hậu, sự cố môi trường.
Cùng với đó, lực lượng công an điều tra, xác minh, xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu tội phạm về môi trường với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, răn đe, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực.
Bản tin môi trường, nước sông Đà, ô nhiễm môi trường
8 Ngột ngạt với khí thải xưởng gia công vải ô nhiễm môi trường
Tiếp tục với câu chuyện về xả chất thải gây bức xúc trong dư luận. Thưa quý vị! Thời gian gần đây tại khu vực đường Phạm Văn Sáng, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn giáp với xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM, có nhiều cơ sở, nhà xưởng sản xuất, gia công vải, đốt lò để nhuộm vải và thường xuyên xả khói bay mù mịt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Điều đáng nói ở đây là các cơ sở, nhà xưởng này không có bảng hiệu, số nhà. Các cơ sở hoạt động đốt lò, thường xuyên xả khói mù mịt bao trùm khu vực xung quanh, nhất là vào sáng sớm và đầu buổi chiều, khiến người dân sinh sống ở đây phải hít thở khói bụi độc hại. Nhà cửa và các đồ dùng sinh hoạt dính đầy bụi khói.ô nhiễm môi trường
Người dân để nghị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các cơ sở nói trên để đảm bảo không khí trong lành. Nữ
9 Và thông tin vừa rồi cũng đã khép lại Bản tin Môi trường ngày 19/5. Cảm ơn quý vị đã quan tâm và đồng hành. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong bản tin ngày mai! Nam
Bản tin môi trường ngày 19/5/2025: Nước sông Đà-cơ hội cho ‘sông chết’ ở Hà Nội?
Nước sông Đà –cơ hội cho ‘sông chết’ ở Hà Nội?; Suối Phúc Tân ô nhiễm, 11 hộ chăn nuôi cam kết không xả thải; Ngột ngạt với khí thải xưởng gia công vải.
Nguyễn Hằng - Trần Văn
Các chương trình
Rác thải ‘đại náo’ khu dân cư; Tạo đột phá phát triển ngành Công nghiệp môi trường; Đồng Nai buộc di dời 2 công ty không giấy phép môi trường.